Bình Định: Nhiều mô hình kinh tế hiệu quả của thanh niên được triển khai, nhân rộng

09:29 15/09/2014     2147

3 Chương trình   Web.ĐTN: Hai mô hình Câu lạc bộ “Trồng dâu nuôi tằm” và Câu lạc bộ “Uơm giống cây lâm nghiệp”ở Hoài Ân đã mang lại nhiều tín hiệu đáng mừng cho thanh niên địa phương. Học tập những mô hình này, không ít thanh niên đang ấp ủ ước mơ làm giàu tại quê hương mình.
Là huyện trung du miền núi nằm ở phía Bắc tỉnh Bình Định, ngành nghề và thu nhập chính của người dân huyện Hoài Ân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và một số ít buôn bán nhỏ. Vì vậy, nhiều thanh niên ở Hoài Ân không có việc làm ổn định, phải rời địa phương đi làm ăn xa ngày càng nhiều.

Đứng trước thực trạng đó, trong nhiệm kỳ 2009-2014, Ủy Ban hội LHTN Việt Nam huyện Hoài Ân đã đưa ra nhiều biện pháp, giải pháp để giúp thanh niên địa phương có việc làm, có điều kiện phát triển kinh tế gia đình. Đặc biệt là các chương trình phối hợp với các ban, ngành có liên quan tổ chức các hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ vay vốn phát triển kinh tế gia đình... 

a
Mô hình trồng dâu nuôi tằm của thanh niên xã Ân Hảo, huyện Hoài Ân

Qua quá trình triển khai thực hiện đã có nhiều đơn vị trên địa bàn thành lập Câu lạc bộ thanh niên làm kinh tế giỏi thu hút đông đảo hội viên thanh niên tham gia. Trong đó, ấn tượng nhất là Câu lạc bộ “Trồng dâu nuôi tằm” của Thanh niên xã Ân Hảo Tây và Câu lạc bộ “Ươm giống cây lâm nghiệp” của anh Trần Anh Việt ở xã Ân Nghĩa.

Câu lạc bộ “Trồng dâu nuôi tằm” của Thanh niên xã Ân Hảo Tây được thành lập vào giữa năm 2009 với 12 thành viên do anh Nguyễn Văn Thiết làm chủ nhiệm. Vượt qua nhiều khó khăn để đi lên, đến đầu năm 2014, Câu lạc bộ này đã tăng lên 35 thành viên.

Ngoài ra, Câu lạc bộ còn thường xuyên hướng dẫn quy trình, kỹ thuật trồng dâu, chăm sóc tằm cho người dân trong xã và các xã lân cận. Thu nhập bình quân mỗi thành viên của câu lạc bộ hiện khoảng 6,3 triệu đồng/tháng. Chủ nhiệm

Anh Nguyễn Văn Thiết được nhận giải thưởng Lương Định Của, phần thưởng cao quý của BCH Trung ương Đoàn dành cho “Nhà nông trẻ xuất sắc” cho biết: “Trong những năm đầu khi mới thành lập, Câu lạc bộ gặp rất nhiều khó khăn về nguồn vốn, tiến bộ khoa học kỹ thuật, tỷ lệ thành viên tham gia ít... Nhưng được các cấp bộ Đoàn-Hội trong huyện tạo điều kiện hỗ trợ về vốn, tập huấn về khoa học kỹ thuật ... nên Câu lạc bộ hoạt động ngày càng có hiểu quả, thu nhập của hội viên ngày càng tăng. Nhờ thế mà uy tín của câu lạc bộ tăng lên, tạo được niềm tin, với thanh niên và bà con nhân dân trồng dâu nuôi tằm ở địa phương”.

Không như Câu lạc bộ “Trồng dâu nuôi tằm”, Câu lạc bộ “Ươm giống cây lâm nghiệp” của anh Trần Anh Việt hiện có 21 thành viên.

Vào mùa cao điểm, anh Việt còn phải thuê thêm 30-35 lao động ở xã Ân Nghĩa cùng tham gia sản xuất. Ngoài ra, anh Việt còn thường xuyên tổ chức hướng dẫn quy trình trồng, chăn sóc cây keo lai, bạch đàn, sao đen... cho hội viên thanh niên và nhân dân trên địa bàn xã.

Hàng năm, Câu lạc bộ này đã tổ chức ươm và cung cấp ra thị trường hàng trăm ngàn cây, con giống các loại, trừ đi các khoản chi phí, anh Việt thu lãi từ 70-80 triệu đồng. Anh Việt đã vinh dự nhận được Giải thưởng 15/10 của Trung ương Hội.

Từ hiệu quả của 2 mô hình này, LHTN Việt Nam huyện Hoài Ân nhận ra rằng mô hình Câu lạc bộ Thanh niên giúp nhau phát triển kinh tế cần phải được nhân rộng. Những Câu lạc bộ này không những tạo điều kiện cho hội viên phát triển kinh tế mà còn góp phần tích cực vào việc tạo việc làm và thu nhập ổn định, giúp thanh niên vươn lên làm giàu, đồng thời cũng.