4 cách để chuyển đổi stress thành động lực cho sự thành công

10:18 03/10/2023     2765

Nhịp sống trẻ   Căng thẳng thường được nhắc đến như một nhân tố “xấu xí” ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của con người. Thế nhưng trên thực tế, căng thẳng cũng có những lợi ích nhất định, trong vài trường hợp, đây được coi như chất xúc tác giúp bạn làm việc năng xuất hơn nhiều, so với những ngày ngồi ngoài quán cafe và căng thẳng vì deadline dồn ứ.

Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn những loại “stress” điển hình, đồng thời gợi ý cách thức biến “căng thẳng” thành động lực cho sự thành công để cuộc sống của chúng ta trở nên tích cực và hoàn thành tốt những mục tiêu đã đề ra. 

 

 

Stress ở đâu mà ra?

Stress là trạng thái tâm lý xảy ra khi một người phải đối mặt với nhiều yêu cầu, áp lực, hoặc khó khăn trong cuộc sống, công việc, và các mối quan hệ,… Từ góc độ sinh lý, stress là phản ứng của cơ thể nhằm bảo vệ chính mình khỏi những tình huống nguy hiểm có thật, hoặc do não bộ hình dung ra. Khi bị stress, cơ thể sẽ tiết ra các hormone để kích hoạt chế độ “chiến đấu, chạy trốn hoặc đứng im”.

 

Stress sinh ra để giúp chúng ta sẵn sàng chiến đấu với các vấn đề

 

Stress không phải lúc nào cũng có hại cho cơ thể chúng ta. Ví dụ, vào một buổi sáng thứ Hai, bạn đang chuẩn bị đi làm, nhưng trong đầu bạn vẫn lo lắng về hàng loạt email mới, cuộc họp quan trọng với khách hàng mà bạn chưa hoàn thành tài liệu. Một chút stress có thể giúp bạn có thêm động lực và năng lượng, nâng cao hiệu quả công việc, và thậm chí còn giúp bạn nhớ tốt hơn.

Thế nhưng, quá nhiều căng thẳng có thể gây tác dụng ngược lại. Mỗi người sẽ gặp những triệu chứng khác nhau, tùy thuộc vào mức độ stress và ngưỡng chịu đựng của mỗi người. 

Mỗi cây mỗi hoa, mỗi người mỗi “stress”

Theo Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ (APA), có 3 loại căng thẳng khác nhau, mỗi loại đều có các đặc điểm, triệu chứng, thời gian và phương pháp điều trị riêng.

● Căng thăng cấp tính (Acute stress)

Căng thẳng cấp tính ảnh hưởng trực tiếp đến sự cân bằng tinh thần của các cá nhân. Khi gặp tình trạng này, suy nghĩ tiêu cực về các sự kiện, tình huống trong cuộc sống hàng ngày sẽ chiếm ưu thế trong tâm trí bạn. Loại căng thẳng này tương đối phổ biến và xảy ra thường xuyên trong cuộc sống hàng, chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn nhất định. 

 

Thở chánh niệm giúp ta làm bình lặng tâm lí giữa những bộn bề cuộc sống

 

Khi nhận thấy bản thân gặp tình trạng này, bạn có thể thử một số loại kỹ thuật thư giãn sau: tập thở đều, điều chỉnh nhận thức, thư giãn cơ bắp và thiền ngắn. Những kỹ thuật này đóng góp một cách đáng kể trong việc giảm bớt căng thẳng cấp tính và ngăn chúng trở nên mãn tính. 

● Căng thẳng cấp tính từng đợt (Episodic Acute Stress)

Những người thường xuyên bị căng thẳng cấp tính (Acute Stress), hoặc phải đối mặt vối các tác nhân gây căng thẳng, sẽ dễ mắc phải căng thẳng cấp tính theo từng đợt (Episodic Acute Stress). Cũng giống như căng thẳng cấp tính, những đợt stress của bạn sẽ không kéo dài quá lâu. Tuy nhiên, để thoát khỏi vòng lập này, bạn cần tìm ra chiến thuật hiệu quả. 

Bên cạnh các vấn đề về thể chất như đau khớp, bệnh tim mạch, hoặc thậm chí ảnh hưởng đến khả năng sử dụng ngôn ngữ; lo lắng, trầm cảm, tức giận hay thất vọng cũng là một số những cảm xúc điển hình khi gặp phải loại stress này. Nếu bạn thường xuyên cáu kỉnh, đột ngột thay đổi tính nết, thì rất có thể bạn đang phải đối mặt với hậu quả của loại stress này. Xác định từng vấn đề nhỏ trong cuộc sống và kiên trì chữa lành bản thân bằng nhiều phương pháp khác nhau là cách để ta có thể tránh xa từng đợt stress mỗi ngày. 

 

Nhiều loại stress bủa vây đến cuộc sống của chúng ta mỗi ngày

 

● Căng thẳng mãn tính (Chronic Stress)

Giống với tên gọi của nó, căng thẳng mãn tính là loại căng thẳng có hại nhất, xảy ra thường xuyên, dai dẳng trong cuộc đời của một con người. Nếu tình trạng căng thẳng mãn tính không được điều trị trong một thời gian dài, nó có thể gây tổn hại đáng kể đối với sức khỏe thể chất và làm suy giảm sức khỏe tinh thần của bạn. Các triệu chứng có thể tương tự như căng thẳng cấp tính từng đợt  (Episodic Acute Stress). 

Quản lý loại căng thẳng này đòi hỏi một cách tiếp cận kết hợp. Ngoài việc thực hành các kỹ thuật thư giãn, một số thuốc giảm căng thẳng ngắn hạn cũng có thể hỗ trợ giảm thiểu tình trạng này. Việc duy trì các kỹ thuật thư giãn này không chỉ điều hòa được cảm xúc của bạn, mà còn giúp bạn thực hiện các nhiệm vụ và hoạt động công việc của mình một cách có tổ chức, hiệu quả và dễ chịu. Bên cạnh đó, người mắc chứng này cũng cần dần thay đổi các thói quen sinh hoạt, ăn uống hàng ngày để chăm sóc từ bên trong. 

4 cách biến “cẳng thẳng” thành “động lực” cho sự “thành công” của bạn

Không phải lúc nào cũng phải đối mặt với căng thẳng. Một sự việc tiêu cực chưa chắc đã khiến cuộc sống của bạn trở nên tồi tệ. Nếu được sử dụng một cách hiệu quả, căng thẳng có thể thúc đẩy chúng ta đạt được những thành tựu vượt bậc hơn nhiều so với những gì chúng ta có thể tưởng tượng. Nếu không có căng thẳng, có thể chúng ta sẽ cảm thấy mất đà và bước đi mà không có mục tiêu. Với 4 chiến lược dưới đây, bạn có thể biến ngay cả tình huống căng thẳng nhất thành động lực thành công.

● Tích lũy kinh nghiệm, đối mặt căng thẳng: Khi chúng ta thường xuyên đối mặt với những vấn đề gây căng thẳng, việc tích lũy kinh nghiệm và xây dựng cho mình một chiến thuật có thể giúp chúng ta đối phó với những tình huống khó khăn. Đồng thời, nó cũng giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản thân và điều chỉnh những cảm xúc tiêu cực.

● Nhận thức những giới hạn của bản thân: Quy tắc vàng để đối phó với căng thẳng là biết khi nào nên từ chối. Bạn cần học cách kiềm chế sự tham lam của bản thân để tránh nhận nhiều cam kết vượt quá khả năng của mình. Suy nghĩ thấu đáo về những cam kết của mình là chìa khóa giúp bạn thực hiện những mục tiêu của mình hiệu quả hơn.

 

Hiểu mình, hiểu những giới hạn và tiềm năng là chìa khóa đưa ta ra khỏi stress

 

● Xác định những điều bạn có thể kiểm soát: Để đạt được thành công và hạnh phúc trong cuộc sống, chúng ta nên sử dụng năng lượng của mình một cách hiệu quả. Đồng thời, chúng ta cũng cần chấp nhận rằng không thể kiểm soát mọi thứ. Điều này giúp chúng ta giảm bớt căng thẳng và tìm cách tận hưởng cuộc sống hơn.

● Tìm kiếm những cơ hội mới: Căng thẳng thường đến từ những điều không thể đoán trước. Về cơ bản, căng thẳng là dấu hiệu của sự thay đổi. Khi chúng ta cảm thấy căng thẳng, hãy lạc quan rằng chúng ta đang đối mặt với nhiều thách thức, nhưng cũng có cơ hội để bước sang một trang mới. Hãy thử thả lỏng bản thân và xem căng thẳng là một cơ hội để bứt phá bản thân.
 

➔ Khám phá thêm chuyên mục “Get in touch” tại: https://saymee.vn/tin-tuc 

Hãy đồng hành cùng chuyên mục “Get in touch” của Nhà mạng GenZ Saymee để giải mã những rào cản tâm lý trong cuộc sống của thế hệ trẻ Việt Nam, từ đó tìm ra giải pháp, cùng tiến bước phát triển không giới hạn. 

Mang sứ mệnh "Kết nối tần số, mở lối đam mê", Saymee mong muốn “xé nhãn” những định kiến về GenZ, tạo sự thấu hiểu giữa đa thế hệ, góp phần phát triển một thế hệ trẻ Việt Nam "Sáng tạo, thấu hiểu và không lùi bước". 

Tìm hiểu thêm về Saymee tại: https://saymee.vn/ 

 

 

CTV