Sôi nổi với "Văn hóa ứng xử học đường"

15:44 13/06/2011     2785

Xây dựng Đoàn   <div align="justify"><font size="2" face="Arial">Web.ĐTN: Ngày 25/5/2011, tại Trường THPT Trần Đại Nghĩa, quận Cái&nbsp; Răng, TP. Cần Thơ, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Công ty Cổ phần Tập&nbsp; Đoàn Thái Tuấn và Hội quán Các bà mẹ tổ chức chương trình “Văn hóa ứng xử học đường”. Hơn 1.800 em học sinh đến từ các trường THCS, THPT trên địa bàn thành phố Cần Thơ tham gia.
Web.ĐTN: Ngày 25/5/2011, tại Trường THPT Trần Đại Nghĩa, quận Cái  Răng, TP. Cần Thơ, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Công ty Cổ phần Tập  Đoàn Thái Tuấn và Hội quán Các bà mẹ tổ chức chương trình “Văn hóa ứng xử học đường”. Hơn 1.800 em học sinh đến từ các trường THCS, THPT trên địa bàn thành phố Cần Thơ tham gia.



Chương trình tham gia của các diễn giả: GS.TS. Trần Văn Khê, nhà văn – nhà báo Thúy Ái (Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh), Ths. Phạm Thị Thúy (chuyên gia  tư vấn tâm lý xã hội học, giảng viên Học viện Hành chính quốc gia TP. Hồ Chí Minh) cùng các ca sĩ tuổi teen, nhóm người mẫu học đường…

Các diễn giả tư vấn và định hướng nhằm giúp các em học sinh trong tuổi mới lớn nhận thức cũng như quản lý cảm xúc của bản thân, tránh xa bạo lực học đường để định hướng cho mình những giá trị tốt đẹp được hình thành trong văn hóa ứng xử ở nhà trường và xã hội. Chương trình là cầu nối hoạch định những hướng đi đúng đắn, trang bị những kiến thức, vốn sống cần thiết giúp các em học sinh tự tin bước vào đời.

Đồng hành với chương trình “Văn hóa ứng xử học đường”, ông Vương Thanh Long – Giám đốc Marketing Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Tuấn chia sẽ: “Thông qua chương trình mang ý nghĩa nhân văn cao đẹp này, Thái Tuấn mong muốn giúp các em học sinh trên toàn quốc nhận thức một cách đúng đắn những giá trị tốt đẹp về văn hóa ứng xử trong nhà trường, những nét đẹp Á Đông trong ứng xử của người Việt Nam; giúp các em hiểu biết một cách sâu sắc những lợi ích khi ứng xử tốt, ứng xử đẹp, từ hành vi tốt sẽ đưa đến kết quả tốt đẹp trong cuộc sống, góp phần làm cho xã hội giảm bớt các hành vin bạo lực học đường; điều chỉnh những lệch lạc, chệch hướng về suy nghĩ và hành vi của học sinh trong quá trình phát triển bản thân”.