Những thách thức về Dân số trong 10 năm tới

15:44 13/06/2011     1897

Xây dựng Đoàn   Tại Báo cáo Kết quả thực hiện công tác DS-KHHGĐ giai đoạn 2001-2010, phương hướng, nhiệm vụ công tác DS-KHHGĐ giai đoạn 2011-2020, Tổng cục DS-KHHGĐ đã nhận định các vấn đề liên quan đến công tác Dân số trong 10 năm tới với 7 điểm cơ bản sau.</div>
Tại Báo cáo Kết quả thực hiện công tác DS-KHHGĐ giai đoạn 2001-2010, phương hướng, nhiệm vụ công tác DS-KHHGĐ giai đoạn 2011-2020, Tổng cục DS-KHHGĐ đã nhận định các vấn đề liên quan đến công tác Dân số trong 10 năm tới với 7 điểm cơ bản sau.
 
1. Mức sinh biến động khó lường và rất khác biệt giữa các tỉnh
 
Tuy tính chung trên phạm vi toàn quốc thì Việt Nam đã đạt được "mức sinh thay thế" - tức là "mỗi cặp vợ chồng có 2 con" từ năm 2005, nhưng nếu tính theo phạm vi tỉnh thì đến năm 2009 vẫn còn 28/63 tỉnh (chiếm 34,4% dân số cả nước) chưa đạt mức sinh thay thế, như mục tiêu Chiến lược đề ra. Trong 10 năm qua, 28 tỉnh này đã đạt tốc độ giảm sinh rất nhanh, tuy nhiên do xuất phát điểm mức sinh cao; tỷ lệ dân nông thôn, nông dân cao; điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên nên chưa đạt mục tiêu đề ra...
 
2. Thách thức trong việc cung cấp phương tiện, dịch vụ KHHGĐ cho hàng chục triệu người; nam giới ít tham gia, đa số người sử dụng PTTT là nữ. Nhiều vấn đề SKSS cần tiếp tục giải quyết

Trong những năm tới, số phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ vẫn tiếp tục tăng, đạt xấp xỉ 27 triệu người vào năm 2020 và đạt cực đại là 27,6 triệu người vào năm 2030. Để duy trì bền vững thành tựu "mỗi cặp vợ chồng chỉ có 2 con", thì cần phải có 13,5 -14 triệu người thường xuyên sử dụng BPTT, trong đó 80% là các BPTT hiện đại, sẽ là thách thức lớn đối với việc cung ứng PTTT.

Thời gian qua việc điều phối cung ứng PTTT chưa linh hoạt, chưa chủ động được nguồn cung cấp, dẫn đến thiếu và thừa cục bộ ở một số nơi. Hầu hết PTTT Việt Nam chưa sản xuất được nên từ trước đến nay, chủ yếu dựa vào viện trợ. Từ năm 2010 các nguồn này đã cạn. Vì vậy, việc đảm bảo an ninh PTTT trong giai đoạn tới là một thách thức lớn. Nếu không có một sự đầu tư đặc biệt từ phía nhà nước, không có một chương trình cung cấp tốt, nhu cầu tránh thai sẽ không được đáp ứng. Hậu quả có thể thấy trước: Hoặc là mức sinh sẽ tăng lên hoặc là xảy ra bùng nổ nạo phá thai. Đảm bảo đầy đủ phương tiện, dịch vụ tránh thai để duy trì mức sinh thấp một cách hợp lý là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng và cần được nhà nước chú ý trong giai đoạn tới.

Hiện nay, khoảng 86% người thực hiện KHHGĐ là nữ. Rõ ràng, bất bình đẳng đang diễn ra trong lĩnh vực này và cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, đặc biệt là đối với nam giới...

3. Sự mất cân đối giới tính đối với trẻ em và trẻ sơ sinh có dấu hiệu rất nghiêm trọng, sẽ dẫn đến sự thiếu hụt nữ thanh niên trong tương lai

Đối với nhóm từ 0 đến 4 tuổi, tỷ số giới tính vượt qua ngưỡng cân bằng (100) và không ngừng tăng lên, nghĩa là trẻ em trai ngày càng nhiều hơn trẻ em gái cùng nhóm tuổi. Ví dụ nhóm 0-5 tuổi là 104,8 (1979), 106,5 (1989), 109 (1999), 111,5 (2009).

Tỷ số giới tính trẻ em (0-5) tuổi, khá cao chủ yếu là do tỷ số giới tính của trẻ sơ sinh cao. Ngay từ Tổng điều tra dân số năm 1999, tỷ số giới tính của trẻ sơ sinh ở nhiều tỉnh rất cao... Từ kết quả của nhiều cuộc điều tra khác có thể nêu giả thiết đáng tin cậy rằng: Đã có sự lựa chọn của cha mẹ, sự can thiệp kỹ thuật để sinh được con trai. Nếu không tuyên truyền, giáo dục, không có sự giám sát chặt chẽ và xử lý nghiêm minh thì tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ còn tiếp diễn lâu dài...

4. Già hóa dân số và an sinh xã hội

Đến năm 2020, số người cao tuổi ở nước ta sẽ vượt quá 10 triệu người và chiếm trên 10% dân số. Như vậy, chắc chắn Việt Nam sẽ rơi vào tình trạng "Già trước khi giàu". Sau đó mỗi thập kỷ sẽ tăng thêm khoảng 5 triệu và đạt khoảng 28 triệu người cao tuổi vào giữa thế kỷ XXI.

Tại Báo cáo Kết quả thực hiện công tác DS-KHHGĐ giai đoạn 2001-2010, phương hướng, nhiệm vụ công tác DS-KHHGĐ giai đoạn 2011-2020, Tổng cục DS-KHHGĐ đã nhận định các vấn đề liên quan đến công tác Dân số trong 10 năm tới với 7 điểm cơ bản sau.

HDI của nước ta không ngừng tăng lên, tuy nhiên so với thế giới, thứ hạng vẫn còn thấp, năm 2007 vẫn xếp thứ 116 trong số 182 nước. Ngoài ra có thể thấy chất lượng dân số biểu hiện cụ thể qua các chỉ báo về thể lực, trí lực và tâm lực của con người...

5. Chất lượng dân số chậm được cải thiện

HDI của nước ta không ngừng tăng lên, tuy nhiên so với thế giới, thứ hạng vẫn còn thấp, năm 2007 vẫn xếp thứ 116 trong số 182 nước. Ngoài ra có thể thấy chất lượng dân số biểu hiện cụ thể qua các chỉ báo về thể lực, trí lực và tâm lực của con người...
 
6. Di cư diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Nhu cầu tư vấn và cung cấp phương tiện, dịch vụ KHHGĐ cho người di cư ngày càng lớn

Theo Tổng điều tra Dân số 2009, dân số nước ta có 86.846.997 người, tăng 11,3% so với năm 1999. Trong 5 năm, từ 2004 đến 2009, gần 7 triệu người di cư, tăng 50% so với giai đoạn 1994-1999. Điều tra của Tổng cục Thống kê năm 2004 cho thấy 64% người di cư thuộc nhóm 15-29 tuổi và gần 70% chưa kết hôn. Vì vậy, nhu cầu truyền thông về hôn nhân, KHHGĐ, bảo vệ sức khỏe sinh sản, cung cấp phương tiện và dịch vụ thích hợp cho hàng triệu người di cư là cần thiết và rất lớn nhưng cũng khó khăn hơn do tính chất biến động cao của họ.

Cần có kế hoạch mở rộng phát triển các đô thị lớn để chủ động đón dòng di cư  đến, đồng thời kết hợp xây dựng đô thị vừa và nhỏ, tạo điều kiện phân bố dân cư hợp lý. Tính đến các dự báo dân số trong quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, nhất là quy hoạch xây dựng các công trình như đường sá, cầu cảng, nghĩa trang... để tránh những tổn thất do quy hoạch sai lầm gây nên.

7. Kinh tế - xã hội 2011-2020 có thay đổi nhanh chóng

Trong 10 năm tới, việc đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế, sẽ làm thay đổi nhanh chóng mọi mặt của đời sống xã hội và tác động mạnh đối với lĩnh vực DS-KHHGĐ. 

Hội nhập ngày càng sâu rộng trong đời sống kinh tế quốc tế, nhưng khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới vẫn chưa được thu hẹp; chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm còn cao. Khoảng cách thu nhập giữa các nhóm dân cư, giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng kinh tế, có xu hướng gia tăng. Khi Việt Nam ra khỏi nhóm nước đang phát triển có thu nhập thấp, nguồn viện trợ và vốn vay hỗ trợ phát triển chính thức của quốc tế cho công tác DS-KHHGĐ giảm mạnh.

Môi trường bị ô nhiễm, diễn biến phức tạp của thiên tai, dịch bệnh là những thách thức không nhỏ đối với công tác dân số. Việt Nam được đánh giá là một trong năm nước đang phát triển sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu toàn cầu, đặc biệt là mực nước biển dâng cao, sẽ ảnh hưởng trước hết đến việc ổn định cuộc sống, ăn ở, đi lại, việc làm và thu nhập, sức khoẻ và sự sống của người dân.      
 
Công tác DS - KHHGĐ và hiệu quả kinh tế - xã hội


- Góp phần làm tăng khoảng 2% GDP bình quân đầu người: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) giai đoạn 1991 - 2000 là 7,5%, giai đoạn 2001-2010 là 7,2%...

Kết quả Chương trình Mục tiêu Quốc gia DS-KHHGĐ trong 20 năm qua đã trực tiếp làm tăng 0,38 lần GDP bình quân đầu người, bình quân tăng khoảng 2 % mỗi năm.

- Góp phần thực hiện thành công Mục tiêu thiên niên kỷ tại Việt Nam:

+ Góp phần Cải thiện sức khỏe bà mẹ (MDG5) và Giảm tử vong ở trẻ em.

+ Góp phần tăng cường bình đẳng giới và nâng cao vị thế, năng lực cho phụ nữ Góp phần giảm tình trạng đói nghèo…

- Cơ cấu dân số theo tuổi thay đổi nhanh, hình thành cơ cấu "dân số vàng.

- Đã hình thành cơ cấu dân số "vàng" ở nước ta.