Đưa nội dung ngoại giao văn hóa vào giảng dạy cho sinh viên

15:44 13/06/2011     1790

Xây dựng Đoàn   <div align="justify"><font size="2" face="Arial">Để các xã nghèo trên cả nước có được sức bật vươn lên phát triển kinh tế xã hội, thông qua đội ngũ cán bộ có trí thức, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định đưa 600 trí thức trẻ (TTT) ưu tú về 600 xã thuộc các huyện nghèo để làm phó chủ tịch UBND xã.</div>
Theo Chiến lược Ngoại giao Văn hóa đến năm 2020, sẽ đẩy mạnh hoạt động ngoại giao văn hóa nhằm làm cho thế giới hiểu biết hơn về đất nước, con người và văn hóa Việt Nam; đưa quan hệ giữa Việt Nam với các đối tác đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững, qua đó nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế.

Năm 2010, bia đá Tiến sỹ Văn Miếu được công nhận là di sản tư liệu thế giới.
 
Một trong những biện pháp hiện thực hóa Chiến lược này đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua là sẽ đưa nội dung ngoại giao văn hóa vào giảng dạy một cách phù hợp tại một số trường Đại học chuyên ngành như Học viện Ngoại giao, Đại học Văn hóa, Học viện Báo chí và tuyên truyền và các trường có chuyên ngành liên quan, nhằm nâng cao kiến thức của sinh viên, thanh niên đối với công tác ngoại giao văn hóa.

Thành lập Quỹ Ngoại giao văn hóa

Đồng thời, sẽ thành lập Quỹ Ngoại giao văn hóa do Bộ Ngoại giao quản lý theo các quy định của Nhà nước và trên cơ sở cân đối với các quỹ hiện có của Bộ này.

Cùng với đó là việc xây dựng các chương trình sử dụng Quỹ nhằm tạo điều kiện cho các văn nghệ sỹ, học giả, nhà văn hóa, nhà báo... Việt Nam tham dự các cuộc thi quốc tế về các lĩnh vực văn hóa như mỹ thuật, hội họa, âm nhạc, điện ảnh, thời trang... Đăng cai tổ chức các cuộc thi này tại Việt Nam.

Đẩy mạnh hoạt động ngoại giao văn hóa ở các nước

Chiến lược Ngoại giao Văn hóa đến năm 2020 cũng xác định việc gắn kết các hoạt động ngoại giao văn hóa với công tác về cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Trong đó, đề cao việc phổ biến tiếng Việt ở nước ngoài; tích cực triển khai Đề án "Hỗ trợ việc dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài" nhằm giữ gìn và phát triển việc sử dụng tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Chương trình này sẽ triển khai thí điểm tại Lào, Cam-pu-chia, Nga, Séc, Mỹ và Canada.

Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao văn hóa tại các địa bàn, trọng tâm là các nước lớn, các nước láng giềng và các nước ASEAN nhằm tranh thủ các điều kiện hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội. Tăng cường hợp tác trên lĩnh vực ngoại giao văn hóa tại các diễn đàn song phương và đa phương như UNESCO, ASEAN, ASEM, EAS, Tổ chức Pháp ngữ, Liên Hợp Quốc... để góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam với các nước, làm cho các mối quan hệ này sâu sắc, ổn định và bền vững.

Phấn đấu hình thành từ 5 -10 trung tâm văn hóa, nhà văn hóa của Việt Nam ở nước ngoài

Ngoài ra, sẽ tiến hành quy hoạch, tạo dựng bản sắc riêng cho các lễ hội, fesival cấp quốc gia và quốc tế được tổ chức định kỳ tại các tỉnh, thành phố lớn trong cả nước.

Phấn đấu đến năm 2020, thành lập và triển khai hoạt động mạng lưới từ 5-10 trung tâm văn hóa, nhà văn hóa của Việt Nam tại các địa bàn quan trọng ở nước ngoài.

Ngoại giao văn hóa cùng với ngoại giao kinh tế và ngoại giao chính trị là ba trụ cột của nền ngoại giao toàn diện, hiện đại Việt Nam. Ba trụ cột này gắn bó, tác động lẫn nhau, góp phần thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước.

Năm 2010, bên cạnh những thành công về ngoại giao chính trị, kinh tế của đất nước ta, ngoại giao văn hóa cũng gặt hái rất nhiều thành tựu: Khu di tích Hoàng thành Thăng Long được công nhận là di sản thế giới đúng vào dịp Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội; UNESCO công nhận là di sản thế giới đối với cao nguyên đá Hà Giang, bia đá tiến sỹ Văn Miếu và Hội Gióng.

Công tác người Việt Nam ở nước ngoài cũng ghi dấu ấn với việc Đại hội người Việt Nam ở nước ngoài lần đầu tiên được tổ chức thành công, thể hiện quyết tâm đại đoàn kết dân tộc của Việt Nam, cùng với đó là việc thành lập Hội đồng Doanh nghiệp người Việt Nam ở nước ngoài.