Gặp gỡ những thanh niên lập nghiệp vươn lên thoát nghèo

08:48 16/06/2016     1268

3 Chương trình   Web.ĐTN: Sau 10 năm gây dựng, khung nhôm, cửa kính của anh Nguyễn Quang Cường ở Phúc Hương 2, thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang đã tạo công ăn việc làm nhiều đoàn viên thanh niên, mang lại thu nhập cho cơ sở trên 100 triệu đồng mỗi năm.
Năm 2005, sau khi Hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương, anh Cường đã quyết định chọn hướng lập nghiệp bằng việc mở cơ sở sản xuất khung nhôm, cửa kính tận dụng sẵn có lực lượng lao động trẻ tại địa phương.

g
Mô hình của anh Nguyễn Quang Cường đã giải quyết việc làm cho 05 lao động

Với số vốn trên 60 triệu đồng, năm 2006, anh Cường đã đầu tư mở xưởng sản xuất nhôm kính ngay tại nhà với phương châm vừa làm, vừa tích luỹ vốn để đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị máy móc, nguyên vật liệu đồng thời tìm khách hàng để tạo đầu ra cho sản phẩm.  Bằng sự nỗ lực, cố gắng nhiều sản phẩm của cơ sở sở anh sản xuất ra, như: cắt mài gương kính các loại, tủ chạn, cửa cuốn, cửa sổ, cửa ra vào …  đã đáp ứng được yêu cầu của khách hàng trong và ngoài địa phương không chỉ đảm bảo về chất lượng mà còn đẹp cả về  mẫu mã, hình thức, giá cả phù hợp.

Từ uy tín đến chất lượng sản phẩm, đến nay cơ sở sản xuất khung nhôm, cửa kính của anh đã tạo việc làm cho 05 lao động có việc làm thường xuyên với mức lương bình quân từ 3 đến 05 triệu đồng/tháng.

Từ mô hình của anh Cường, nhiều đoàn viên thanh niên trên địa bàn đã học hỏi vươn lên lập thân, lập nghiệp làm giàu chính đáng ngay chính trên quê hương. Năm 2012, anh Nguyễn Quang Cường đã vinh dự được nhận Bằng khen của UBND tỉnh vì có thành tích xuất sắc trong làm kinh tế giỏi.

Cũng như anh Cường, Lý Văn Tính ở thôn Khuổi Phầy, xã Hồng Thái, huyện Na Hang đã lập nghiệp với mô hình nuôi trâu vỗ béo và sinh sản.

Ngay sau khi xây dựng gia đình, anh Tính đã đã cùng gia đình tập trung nhân lực, vật lực đầu tư cho chăn nuôi Trâu nhằm tận dụng việc chăn thả ở địa hình đồi núi với nhiều đồng bãi tự nhiên sẵn có của địa phương.

g
Đàn Trâu của anh Tính đã lên đến 27 con

Để chăn nuôi đạt hiệu quả, anh Tính đã dành nhiều thời gian tìm hiểu, học tập kinh nghiệm từ các mô hình chăn nuôi đi trước và nhanh chóng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc chăm sóc đàn trâu của gia đình. Với sự cần cù, chịu khó đã mang lại cho anh với đàn Trâu lên đến 27 con, theo giá thị trường trâu thành phẩm dao động từ 20 - 35 triệu đồng/con đã mang lại tổng giá trị đàn Trâu của anh hiện có đạt gần 1 tỷ đồng.

Từ mô hình của mình, anh Tính còn tham gia giúp đỡ các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn phát triển kinh tế thông qua nuôi ghép theo hình thức cung cấp trâu giống cho các gia đình không có điều kiện mua trâu để nuôi vỗ béo. Với phương thức này, nhiều gia đình trong thôn đã có thu nhập ổn định, có điều kiện nâng cao đời sống tinh thần tích cực tham gia phát triển, xây dựng quê hương giàu mạnh.