Bạc Liêu: Thanh niên lập thân, lập nghiệp từ mô hình ươm tôm

13:00 10/08/2017     1410

3 Chương trình   Web.ĐTN: Phong trào Tuổi trẻ Bạc Liêu chung tây xây dựng nông thôn mới là một trong những hoạt động tiên phong của Công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên tỉnh nhà trong nhiều năm qua, với nhiều hoạt động sôi nổi thiết thực đã góp phần làm thay đổi bộ mặt ở một số địa phương trong tỉnh trên bước đường xây dựng nông thôn mới.
Với cuộc vận động tuổi trẻ lập thân, lập nghiệp, chung sức xây dựng quê hương, Tuổi trẻ Bạc Liêu đã đẩy mạnh phong trào học tập, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, không ngừng nỗ lực, sáng tạo trong lao động và học tập. Đồng thời, để tạo nguồn vốn khởi nghiệp cho đoàn viên, thanh niên, tổ chức Đoàn còn thường xuyên vận động, phối hợp với các sở, ngành liên quan tìm kiếm các nguồn lực giúp cho đoàn viên, thanh niên tỉnh nhà được vay vốn với lãi suất ưu đãi. Bạn Lê Văn Chiều – Đoàn viên Ấp Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Lộc, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu là một trong những thanh niên được vay vốn và cũng là tấm gương nổi bật trong phong trào lập thân, lập nghiệp.


0
Mô hình nuôi Tôm sú tại ruộng của bạn Lê Văn Chiều mang lại năng suất cao và lợi nhuận

Năm 2012, sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Nuôi trồng Thủy sản tại trường Đại học Bạc Liêu, Chiều trở về quê bắt tay ngay vào việc nuôi tôm của gia đình. Với 3ha đất, Chiều đã áp dụng theo mô hình lúa tôm kết hợp, trước thực trạng khi mua tôm giống về thả xuống ruộng nuôi, tỉ lệ hao hụt thường rất cao, sau khi tìm hiểu Chiều nhận thấy nguyên nhân là do tôm giống khi mua về được thả trực tiếp xuống ruộng nuôi, vì vậy tôm chưa có điều kiện thích nghi với môi trường nên những con yếu rất dễ bị sốc chết và vấn đề bị hao hụt khó mà tránh khỏi, vận dụng những kiến thức đã học và qua tìm hiểu thực tế ở một số nơi, bạn Chiều đã quyết định thí nghiệm với mô hình ươm tôm giống trong ao đất, bằng cách thuần tôm một thời gian sau đó mới thả ra ruộng nuôi.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Chiều cũng gặp không ít khó khăn, do độ mặn của nguồn nước tại địa phương thấp khoảng từ 0‰ đến 2‰, khi đó độ mặn thích hợp cho tôm sú phát triển tốt là phải đạt từ 15‰. Thấy rõ nguyên nhân, Chiều đã tìm ra giải pháp và mạnh dạn thuê ghe chở nước từ ngoài biển vào ao ươm với giá 150.000đ/m3 nước biển để ươm tôm, trong quá trình ươm Chiều đã hạ dần độ mặn cho tôm thích nghi đến khi tương ứng với độ mặn ngoài ruộng thì mới thả ra nuôi đại trà.

Từ cách làm này, tỉ lệ tôm sống trên ruộng của gia đình đã đạt từ 80% đến 90%, năng suất cũng đã vượt trội so với lúc trước. Thấy cách ươm tôm của Chiều đạt hiệu quả cao, nhiều người dân trong ấp Vĩnh Hòa đến đặt mua tôm giống, từ đó Chiều đã mở rộng quy mô ươm tôm giống để bán cho bà con, như vậy Chiều đã trở thành ông chủ trang trại trẻ phát triển sự nghiệp của mình từ những thực tiễn sản xuất của gia đình.

Bạn Lê Văn Chiều cho biết: “sau một năm thực hiện, kết quả của việc ươm tôm đã mang lại năng suất cao và lợi nhuận mang về trong một năm gần 100 triệu đồng, từ đó mức sống của gia đình ngày càng được đầy đủ và đảm bảo hơn trước, bản thân rất vui mừng trước sự thành công này, trong thời gian tới tôi sẽ trả lại nguồn vốn đã vây do Đoàn thanh niên hỗ trợ và tạo điều kiện để cho đoàn viên, thanh niên khác được vây làm vốn và tôi sẽ tiếp tục phát triển và nhân rộng mô hình hiệu quả này”.