Sinh viên Đại học Kiến trúc Đà Nẵng với mô hình "Nhà sinh thái đô thị"

08:09 06/12/2011     3426

Xây dựng Đoàn   "Nhà sinh thái đô thị"- đó là ý tưởng của một nhóm sinh viên của trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng. Theo thiết kế, ngôi nhà được xây dựng khá kiên cố và quy mô (gồm 3 tầng), có kết cấu bê tông "nhẹ" và hài hòa bởi hệ thống nhà- vườn- cây cảnh... và sử dụng hệ thống điện năng từ năng lượng gió.
a
Nguyễn Thúy Nhi bên mô hình nhà sinh thái của nhóm mình

"Ý tưởng "Nhà sinh thái" được cả nhóm đặt ra mục tiêu là hoàn thành trong quá trình học tập để đến năm cuối, công trình sẽ thay cho luận văn tốt nghiệp". Đó là những chia sẻ thật đơn giản nhưng chứa đựng một quyết tâm đáng khâm phục của Nguyễn Thúy Nhi, Trưởng nhóm sinh viên đang thiết kế ngôi nhà sinh thái khá độc đáo này.

Nhi cho biết, "Nhà sinh thái" mà nhóm của bạn đang hướng tới là loại hình nhà sinh thái đô thị. Điểm nhấn đầu tiên của ngôi nhà là hệ thống điện được sử dụng từ nguồn năng lượng gió. "Gió là nguồn năng lượng “sạch” và dường như vô tận. Vì vậy, khi thiết kế mô hình nhà sinh thái này, chúng tôi đã chú trọng tận dụng tối đa những đặc tính của gió vào ngôi nhà của mình” - Nguyễn Thúy Nhi chia sẻ.

Nhi cho biết, được sự giúp đỡ của ông Nguyễn Công Khanh, một chuyên gia công nghệ Việt kiều Pháp, cả nhóm đã bắt tay vào chế tạo và thử nghiệm một loại quạt có trục thẳng đứng trên một gối đệm từ trường với những cánh buồm bằng kim loại nhôm và thép inox. Cánh quạt hoạt động theo nguyên tắc “cây sậy”, nghĩa là gió càng mạnh thì cánh quạt càng khép lại. Do đó nó có thể hoạt động trong mọi điều kiện gió khác nhau.

Cánh quạt này có thể quay với gió nhẹ khoảng 3 km/giờ, đồng thời cũng thích ứng được sức gió cấp 12 mà không cần phải tháo dỡ mỗi khi bão đến. Ưu điểm của hệ thống quạt là rất an toàn và có thể tạo ra mô men xoắn mạnh khi gió yếu để bơm nước hay làm mát nhà và tạo nước nóng bằng máy bơm nhiệt và điện năng khi có gió trung bình cỡ cấp 3, cấp 4 trở lên với công suất tối đa là 10kW…

"Chúng tôi cũng đã tính toán và lường trước thời điểm trời không có gió. Nghĩa là những khi không có gió, năng lượng điện vẫn đảm bảo để các thiết bị sử dụng điện năng trong toàn ngôi nhà hoạt động thông bình thường thông qua bộ tích điện năng để thu giữ điện”- Nguyễn Thúy Nhi cho biết.

Không dừng lại ở ý tưởng là các hoạt động của ngôi nhà được sử dụng nguồn năng lượng điện từ gió mà theo Nhi, điểm nhấn đáng kể thứ hai cũng không kém phần độc đáo nữa là: trong thiết kế của ngôi nhà, sân thượng phía trước tầng 3, nơi có mái nhà tứ giác và vườn cây sinh thái để trồng cây ăn quả, rau sạch, các loại hoa và cả ao cá. Điều này tạo cho ngôi nhà có cảm giác rất thân thiện với môi trường và tạo nên một không gian sống lý tưởng.

 

 Hệ thống cánh quạt dùng để lấy gió của ngôi nhà sinh thái

Ông Nguyễn Công Khanh - một chuyên gia công nghệ Việt kiều Pháp, người đã chia sẻ những suy nghĩ và giúp đỡ cho nhóm sinh viên thiết kế ngôi nhà sinh thái này cho biết: Ý tưởng độc đáo của các bạn sinh viên làm tôi rất thích thú là mọi vật dụng dùng xây dựng nhà cũng như các thiết bị trong nhà, các bạn đều cố gắng hướng đến thiên nhiên, gần gũi với môi trường.

Theo ông Khanh, từ loại đèn Led sử dụng trong nhà nhằm để tiết kiệm điện năng, tiết kiệm giá thành vật dụng đến bố cục kiến

Mô hình nhà sinh thái thành thị của nhóm sinh viên Nguyễn Thúy Nhi đã được đánh giá cao tại cuộc thi Ý tưởng xanh năm 2010 do Toyota Việt Nam tổ chức và đã đoạt được giải khuyến khích của cuộc thi này.

trúc nhà (nhà - vườn - cây cảnh...) đều thân thiện, gần gũi với môi trường. "Đặc biệt, các bạn cũng đã nảy sinh ý tưởng rất táo bạo là sẽ dùng một loại gạch nhẹ do chính mình sản xuất ra thay thế các vận liệu thông thường để xây ngôi nhà. Theo các bạn, loại gạch nhẹ đó sẽ là một loại gạch bê tông hỗn hợp với nhựa xốp phế thải để dùng làm vật liệu xây dựng chính. Theo tôi, đây là một sáng tạo táo bạo tuy không liên quan trực tiếp đến việc sử dụng năng lượng mới nhưng lại liên quan đến việc tiết kiệm năng lượng và yếu tố sinh thái của ngôi nhà. Chính vì lý do này mà tôi càng quyết tâm hơn trong việc chia sẽ, động viên và giúp đỡ để các bạn hoàn thành ngôi nhà của mình"- ông Nguyễn Công Khanh bộc bạch.

Theo nhóm trưởng Nguyễn Thúy Nhi, để hoàn thành dự án "Nhà sinh thái" đô thị của nhóm mình sẽ phải có tổng số tiền đầu tư là 2 tỷ đồng. Hiện đã có một doanh nghiệp tài trợ cho nhóm được 80% số tiền để xây dựng và cũng đã tìm được địa điểm để xây dựng nhà. "Khi nào có gạch bê tông nhẹ thì nhóm sẽ bắt tay ngay vào việc xây dựng ngôi nhà sinh thái này" Nhi cho biết.