Trao 151 suất học bổng cho tân sinh viên

09:52 15/09/2014     1330

Công tác giáo dục   "Có gặp lại em cũng không thể nhớ được mặt cha" - đó là tâm sự của một sinh viên trong chương trình trao học bổng "Tiếp sức đến trường" năm 2014 của báo Tuổi Trẻ, tổ chức tại Hà Nội ngày 14-9.
Phút giây xúc động của chương trình khi tân sinh viên Nguyễn Thị Thúy (Phú Thọ) chia sẻ về hoàn cảnh gia đình và sự nỗ lực để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống - Ảnh Nguyễn Khánh

151 tân sinh viên được trao học bổng là những người vượt khó học giỏi của 13 tỉnh thành phía Bắc gồm Thái Bình, Hà Nội, Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh, Ninh Bình, Bắc Giang, Quảng Ninh, Phú Thọ.

Các tân sinh viên đều có chung hoàn cảnh khó khăn. Nhiều em không còn cha mẹ, phải vừa học tập vừa kiếm sống.
Anh Lê Quốc Phong và GS Nguyễn Mậu Bành Phó chủ tịch T.Ư Hội khuyến học Việt Nam (từ trái qua phải) trao tặng quà cho tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn - Ảnh Nguyễn Khánh
Bí thư Trung ương Đoàn Lê Quốc Phong và GS Nguyễn Mậu Bành tặng quà cho tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn - Ảnh Nguyễn Khánh

Khó khăn không làm chùn ý chí học tập, vươn lên và ngưỡng cửa các trường đại học - cao đẳng đã mở ra trước mắt các em. Chỉ với 5 triệu đồng/suất học bổng nhưng đối với nhiều tân sinh viên có hoàn cảnh vô cùng đặc biệt lại là món quà ý nghĩa và đúng lúc giúp các em đi tiếp ước mơ.

Nguyễn Thị Thúy, cô tân sinh viên đến từ Trường ĐH Hùng Vương - Phú Thọ, mất mẹ từ nhỏ. Bố bỏ đi từ năm em 3 tuổi nên "có gặp lại em cũng không thể nhớ được mặt cha".

Được mời lên giao lưu trong buổi trao học bổng, Thúy cứ khóc ròng. Em nói lần đầu tiên
Chương trình do báo Tuổi Trẻ tổ chức với sự tài trợ của Giải golf gây quỹ "Tiếp sức đến trường" - Công ty CP phân bón Bình Điền, VTV9 và Quỹ Khuyến học Vinacam.

Tới dự lễ trao học bổng có đồng chí Lê Quốc Phong - Bí thư Trung ương Đoàn TNCS HCM, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam, GS-TS Nguyễn Mậu Bành - Phó chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam,...
được đến Hà Nội, được ngồi trên một sân khấu trang trọng và được sự quan tâm, yêu quý của nhiều người, điều đó khiến em vừa bỡ ngỡ vừa lo lắng.

Một mình sống trong ngồi nhà chỉ còn phảng phất hình bóng của người mẹ quá cố, Thúy không chỉ phải vượt qua sự thiếu thốn vật chất mà còn phải cố vượt qua những giây phút yếu đuối, muốn kết thúc cuộc sống vì đơn độc. Nhưng em đã gặp được những người bạn tốt và đứng dậy, tiếp tục sống và học tập.

"Có tuần triền miên Thúy chỉ ăn mì gói. Bạn ấy phải tự trang trải cuộc sống với đủ mọi mối lo toan, nhưng là người sống nội tâm, hiếm khi Thúy than thở hay kể về hoàn cảnh của mình. Chỉ những người bạn thân thiết mới hiểu Thúy đã phải nỗ lực như thế nào để có được ngày hôm nay" - một người  bạn thân của Thúy chia sẻ với Tuổi Trẻ.

Nguyễn Trung Hiếu, một "gương mặt vượt khó" khác vừa thi đỗ vào chương trình kỹ sư tài năng của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội...

Những hình ảnh chiếu lên màn hình Hiếu hì hụi rửa mâm, bát để kiếm thêm tiền trọ học, ngay sau khi em trở thành tân sinh viên ở một trường ĐH danh tiếng đã khiến nhiều người rơi nước mắt.  Nhà chỉ có hai mẹ con, mẹ Hiếu lại đau yếu, sự đói nghèo bám riết theo Hiếu từ khi em còn nhỏ đến thời trung học...

Ban ngày, ngoài giờ học ở trường là Hiếu đi làm. Chỉ đêm đến em mới được chong đèn học. Ngọn đèn của cậu học sinh nghèo một thời từng là biểu tượng của sự hiếu học, nghị lực vượt khó mà những người dân xung quanh nhà em kể lại cho các em nhỏ. "Mỗi khi mệt mỏi, nản chí, hình ảnh mẹ vất vả, cố vượt lên bệnh tật để làm lụng, để cho em được đi học tiếp trở thành động lực mạnh mẽ đối với em" - Hiếu nói.

a
Các vị khách mời, nhà tài trợ, ban tổ chức và 150 tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn chụp ảnh lưu niệm sau khi chương trình kết thúc

Chia sẻ về chương trình học bổng này, GS-TS Nguyễn Mậu Bành đã nhận xét đây là chương trình nhân văn, giúp sức cho những tân sinh viên vào thời điểm quan trọng nhất trong đời của các bạn trẻ. Ông hi vọng cùng với sự "tiếp sức" bằng cả hiện vật và sự động viên từ những tấm lòng, các tân sinh viên sẽ sải bước trên con đường học hành và thành đạt.

Năm 2014 là năm thứ 12 học bổng "Tiếp sức đến trường" đến với các tân sinh viên vượt khó - học giỏi.

Nhiều tân sinh viên của những năm trước đây đã nhận học bổng của báo Tuổi Trẻ giờ đã tốt nghiệp đại học, trở thành những kỹ sư, bác sĩ, thầy cô giáo...

Có những em đã quay lại giúp đỡ các tân sinh viên mới theo đúng hành trình nối dài và lan tỏa sự chia sẻ của những tấm lòng.

Trong 12 năm, chương trình "Tiếp sức đến trường" đã trao học bổng cho 11.000 tân sinh viên, với kinh phí gần 50 tỉ đồng. Chỉ tính riêng năm 2014, học bổng "Tiếp sức đến trường" đã xét trao 1.800 suất học bổng với tổng kinh phí 9 tỉ đồng.