“Chàng trai đo cột cờ Huế” chia sẻ kinh nghiệm học tập

00:14 27/06/2014     2536

Công tác giáo dục   Trở về sau khi tham dự Hội thi Khoa học và Kĩ thuật Quốc tế (ISEF) 2011 tại Mỹ, Hà Thúc Tiến cùng người cộng sự là Đoàn Phạm Phước Long- học sinh Trường THPT chuyên Quốc Học Huế chia sẻ về kinh nghiệm dự thi ISEF cũng như những gì hai bạn học hỏi được.
Trở về sau khi tham dự Hội thi Khoa học và Kĩ thuật Quốc tế (ISEF) 2011 tại Mỹ, Hà Thúc Tiến cùng người cộng sự là Đoàn Phạm Phước Long- học sinh Trường THPT chuyên Quốc Học Huế chia sẻ về kinh nghiệm dự thi ISEF cũng như những gì hai bạn học hỏi được.


Trước đó, để có mặt tại Mỹ tham cuộc thi này, Hà Thúc Tiến cùng bạn thân trong lớp là Đoàn Phạm Phước Long phải mất 5 tháng trời ròng rã, bỏ ra nhiều thời gian, công sức để nghiên cứu sử dụng gương phẳng đo đạc kích cỡ và góc độ của các vật lớn trong không gian. Với ý tưởng này, hai bạn đã thí nghiệm thành công thiết bị làm từ gương phẳng của mình để đo đạc chiều cao của cột cờ ở Ngọ Môn (Huế).

Hà Thúc Tiến - cậu học sinh với ý tưởng đo cột cờ, Ngọ Môn Huế bằng những dụng cụ đơn giản nhưng chính xác.

Với thành công này, Tiến và Long vinh dự là học sinh Huế đầu tiên tham dự Hội thi Khoa học và Kỹ thuật Quốc tế (ISEF) 2011 diễn ra tại Los Angeles, Mỹ từ ngày 9-13/5 vừa qua.

Chia sẻ về bí quyết thành công ban đầu trong con đường vừa học tập và nghiên cứu khoa học, Tiến bật mí: “Em nghĩ bạn nào cũng có thể làm được như mình nhưng cái quan trọng để làm được một việc gì đó là ngoài thông minh bẩm sinh, bạn còn phải đam mê và luôn cố gắng hết mình. Cuối cùng là một phương pháp học, làm việc khoa học ngay cả trong học tập mình làm một bài toán mặc dù cố gắng giải mà vẫn không ra, mình làm có thể giải lao thư giãn hoặc làm sang việc khác. Nhưng trong lúc đang học môn này nhưng tự nhiên nghĩ ra phương pháp giải nếu bận không làm luôn được mình phải lấy giấy bút ghi lại ngay không quên mất”.

Đến với cuộc thi ISEF, Tiến phải chuẩn bị rất cụ thể từng chi tiết chuẩn bị lại mô hình thật hoàn hảo cùng tài liệu và dụng cụ liên quan. Nhưng khó nhất là phải tập nói, trình bày bằng tiếng Anh cho thông thạo.

“Lần đầu đi nước ngoài nên em rất bỡ ngỡ, xa lạ em cũng lo và hơi run. Đặc biệt khi trả lời ban giám khảo, lúc trình bày về ý tưởng để mọi người hiểu buộc mình phải nói bằng tiếng Anh rất khó. Có nhiều câu em nói còn ấp úng nhưng với người nước ngoài họ không coi trọng điều đó. Cái họ quan tâm không phải là mình phát âm được chuẩn, quan trọng là trong câu nói của mình nó có ý tưởng không, ý tưởng đó có hay, có khả thi không” - Tiến cho biết.

Qua 5 ngày thi căng thẳng, trả lời ban giám khảo, trình bày ý tưởng phải nói bằng tiếng Anh "ngọng" cả miệng nhưng kết quả không như mong đợi. Tạm biệt Mỹ trở về nước, về mái trường Quốc Học, Tiến và các thầy cô trở về rất buồn. Riêng Tiến là người buồn nhất vì có lẽ em là người đại diện cho trường đi tham dự nhưng không giành được giải, chuyến đi chỉ còn là kỷ niệm. Nhưng đó là dịp để Tiến có thêm cơ hội học hỏi bạn bè.


Theo Tiến hầu hết các nước tham gia đạt giải thưởng cao, ngoài ý tưởng độc đáo, đề tài lớn thì họ có sự đầu tư rất lớn. Người đạt giải nhất thuộc về một bạn học sinh của Mỹ với công trình nghiên cứu thuốc chữa trị bệnh ung thư. Hai giải nhì thuộc về Trung Quốc với việc nghiên cứu về phần mềm xử lý ảnh và Thái Lan với đề tài quản lý môi trường…

"Sở dĩ họ được giải cao, thứ nhất em rất khâm phục các bạn học sinh đã rất giỏi. Thứ hai các bạn có được sự hướng dẫn của những giáo sư giỏi hàng đầu trong lĩnh vực đó và cuối cùng là sự đầu tư về tiền của. Trong khi đó mình không được ai hướng dẫn nhiều, thầy cô dạy mình cũng chỉ hướng dẫn được một phần nào còn phải tự mình là chính” - Tiến chia sẻ.


Nhóm của Tiến

Những bạn trẻ này đã quay trở lại học tập, chờ cơ hội để tiếp tục cống hiến những ý tưởng, đề tài độc đáo khác. Tương lai đang rộng mở với các em

Trở về nước sau những trải nghiệm thi thố ở Mỹ, cậu học trò mảnh đất cố đô lại cùng bạn nuôi những ước mơ hoài bão mà em đang ấp ủ. Chia sẻ về ước mơ sau này, Tiến cho biết: “Em sẽ cố gắng học tốt phổ thông sau đó thi vào một trường đại học danh tiếng và Harvard là mơ ước của em. Tiếp đó em sẽ học lên tiến sỹ và làm một nhà nghiên cứu khoa học”. ca si le roi , con mua ngang qua ca si le roi , ipad wallpaper