Thủ tướng đối thoại với thanh niên năm 2023: Thanh niên phát huy hơn nữa tinh thần "5 tiên phong"
14:04 22/03/2023 4008
Thanh niên tình nguyện ĐTN: Sáng 22/3 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chủ trì Hội nghị đối thoại với thanh niên năm 2023 với chủ đề "Xây dựng nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao đáp ứng kỷ nguyên 4.0". Hội nghị diễn ra trực tiếp tại trụ sở Văn phòng Chính phủ và kết nối trực tuyến tới các điểm cầu T.Ư Đoàn cùng 63 UBND tỉnh, thành phố.
Hội nghị là dịp để Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cùng các bộ, ngành nắm bắt tình hình, lắng nghe những kiến nghị, đề xuất, nguyện vọng của thanh niên, từ đó kịp thời chỉ đạo giải quyết, tháo gỡ những tồn tại, hạn chế, những khó khăn, vướng mắc liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên trong quá trình xây dựng, triển khai thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với thanh niên trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, phổ biến rộng rãi tới thanh niên những chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu phát triển thanh niên.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đồng chí Bí thư Trung ương Đoàn tới dự Hội nghị đối thoại - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Với chủ đề "Xây dựng nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao đáp ứng kỷ nguyên 4.0", Hội nghị tập trung vào 03 nhóm vấn đề đối thoại: Giáo dục, đào tạo vì mục tiêu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao đáp ứng yêu cầu kỷ nguyên 4.0; Rèn luyện thể chất, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho thanh niên; Kiến tạo môi trường để thanh niên lập nghiệp, khởi nghiệp, sáng tạo.
Cùng dự buổi đối thoại có các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành T.Ư Đảng: Phạm Thị Thanh Trà, Bộ trưởng Bộ Nội vụ; Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Nguyễn Văn Hùng, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Huỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Nguyễn Đắc Vinh, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội; Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Bùi Thanh Sơn, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; Đào Hồng Lan, Bộ trưởng Bộ Y tế; Lâm Thị Phương Thanh, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Trung ương Đảng; Nguyễn Quang Dương, Phó Trưởng ban Tổ chức T.Ư; Phạm Tất Thắng, Phó trưởng ban thường trực Ban Dân vận T.Ư; Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Trung tướng Lê Quốc Hùng, Thứ trưởng Bộ Công an.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hỏi thăm các đại biểu thanh niên tham dự Đối thoại tại trụ sở Văn phòng Chính phủ
Cùng dự Hội nghị còn có đại diện lãnh đạo các ban của Đảng, các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và các tổ chức đoàn thể Trung ương; lãnh đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, T.Ư Hội LHTN Việt Nam, T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam, cùng 400 đại biểu thanh niên, đại diện cho hơn 20 triệu thanh niên cả nước.
Phát biểu khai mạc Đối thoại, đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Ủy viên T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết: Trong không khí sôi động Tháng Thanh niên và chào mừng 92 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, đây là diễn đàn quan trọng để Chính phủ, Thủ tướng lắng nghe, chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của thanh niên trên con đường lập thân, lập nghiệp, khát vọng vươn lên làm chủ khoa học công nghệ để xây dựng đất nước. Đồng thời thể hiện tình cảm, trách nhiệm và sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và cá nhân Thủ tướng Chính phủ với thanh niên vì sự phát triển thanh niên, nhằm phát huy hơn nữa tinh thần cống hiến, xung kích, tình nguyện của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam yêu dấu của chúng ta.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu khai mạc Đối thoại
Đảng và Nhà nước luôn dành cho thanh niên sự quan tâm đặc biệt, mong muốn xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam phát triển toàn diện, có bản lĩnh, trí tuệ, hoài bão lớn, nung nấu và nuôi dưỡng trí lớn trở thành lực lượng hùng hậu kế tục sự nghiệp vẻ vang của Đảng và dân tộc. Điều đó được thể hiện sâu sắc trong các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Để góp phần thúc đẩy mạnh mẽ chủ trương, chính sách pháp luật của thanh niên vào cuộc sống, có tác động sâu sắc, tích cực, hiệu quả và thúc đẩy sự phát triển của thanh niên, nhất là trong bối cảnh thực hiện chuyển đổi số, xây dựng chính phủ số, xã hội số, công dân số.
Với ý nghĩa đó, buổi đối thoại hôm nay với chủ đề "Xây dựng nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao đáp ứng kỷ nguyên 4.0", đề nghị đoàn viên thanh niên hăng hái bày tỏ suy nghĩ, quan điểm của mình, đề xuất, hiến kế với Chính phủ, các bộ, ngành giải đáp những băn khoăn, trăn trở cũng như mong muốn của các bạn, đồng thời hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về thanh niên, hiện thực hóa mục tiêu chăm lo, phát triển toàn diện, xây dựng thế hệ thanh niên xứng đáng là rường cột của nước nhà, là chủ nhân tương lai của đất nước như lời Bác Hồ đã căn dặn.
Trước khi bước vào nội dung Đối thoại, Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng hoa chúc mừng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; tặng quà cho 10 Gương mặt Trẻ tiêu biểu năm 2022 và 10 Gương mặt Trẻ triển vọng năm 2022.
Ban Bí thư Trung ương Đoàn nhận hoa chúc mừng của Thủ tướng Phạm Minh Chính
Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng quà cho 10 Gương mặt Trẻ tiêu biểu năm 2022
Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng quà cho 10 Gương mặt Trẻ triển vọng năm 2022
Mở đầu Hội nghị đối thoại, Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính chia sẻ, trong không khí “lúc nào cũng muốn là thanh niên, ngày nào cũng là ngày thanh niên, tháng nào cũng là tháng thanh niên, năm nào cũng muốn mình luôn là thanh niên”, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng gửi lời chúc tốt đẹp nhất tới các đại biểu có mặt tại hội trường cũng như các đoàn viên thanh niên trên cả nước.
Phần I: Giáo dục, đào tạo vì mục tiêu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao đáp ứng yêu cầu kỷ nguyên 4.0
Trực tiếp tại Diễn đàn, doanh nhân trẻ Phạm Nhật Thành, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần đầu tư BIFROST hỏi:
Kính thưa Thủ tướng!
Kính thưa các đồng chí lãnh đạo!
Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, với nền tảng là công nghệ số và tích hợp các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình và phương thức sản xuất, cuộc cách mạng này đang mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng không ít những thách thức đối với lực lượng lao động trẻ của Việt Nam. Xin Thủ tướng chia sẻ, thông tin về những quyết sách quan trọng của Chính phủ đối với việc xây dựng nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao trong kỷ nguyên số?
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn: Trong thời gian vừa qua, nhận thức vai trò quan trọng của nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Đảng ta đã có những quyết sách lớn như Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo. Đây là đổi mới quan trọng để phát triển giáo dục và đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao. Quốc hội đã thông qua Luật Giáo dục sửa đổi, tạo những điều kiện quan trọng để mở đường cho các trường đại học cũng như đào tạo trình độ đại học chất lượng cao.
Chính phủ cũng đã ban hành Chiến lược phát triển nguồn nhân lực quốc gia giai đoạn 2021-2030 với mục tiêu đưa giáo dục quốc gia cung cấp được nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao ngành giáo dục và đào tạo xây dựng và triển khai nhiều đề án, chương trình, trong đó có một đề án quan trọng là tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo; đang xây dựng và triển khai thí điểm mô hình giáo dục đại học số và bước đầu có 5 trường đại học thuộc nhóm công nghệ kỹ thuật đã đăng ký tham gia đề án này. Ngoài ra, có những đề án khác như đề án xây dựng nguồn tài nguyên giáo dục mở, đề án nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển công nghệ cao.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn (ngoài cùng bên trái) trả lời câu hỏi của bạn Phạm Nhật Thành
Toàn ngành giáo dục cũng đang triển khai đề án quan trọng là tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo và nhiều chương trình, đề án, dự án khác với mục tiêu chung là không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo từ bậc phổ thông đến bậc đại học với những kỹ năng, phẩm chất, năng lực có thể giúp cho thanh niên, học sinh đáp ứng được yêu cầu của công việc trong lao động, trong thời đại công nghiệp 4.0.
Bổ sung thêm câu trả lời, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết: Đất nước ta đang thực hiện khát vọng lớn tới năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao, chúng ta đang thực hiện 3 trụ cột lớn: Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (để phát huy tối đa đại đoàn kết, năng lực của mỗi người dân, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại), xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân (mọi chính sách đều hướng tới người dân và mọi người dân tham gia thực hiện các chính sách, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật), xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (tôn trọng quy luật khách quan, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh nhưng có sự can thiệp của Nhà nước khi cần thiết).
Như các bạn thấy, tình hình ngân hàng ở Mỹ, Thụy Sĩ đang bất ổn. Trong bối cảnh hiện nay, sự khó lường biến đổi kể cả ở quốc gia có nền kinh tế số 1 như Mỹ cũng có chao đảo về ngân hàng, tiền tệ. Những vấn đề xảy ra rất khó lường, khó dự báo, hậu quả còn kéo dài chứ không thể ngay lập tức giải quyết được.
Mặt khác, quan điểm xuyên suốt là coi con người là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, là nguồn lực, động lực phát triển, không hy sinh tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần, phát triển văn hóa ngang tầm kinh tế, chính trị, xã hội.
Đất nước ta có truyền thống lịch sử ngàn năm và trong thế kỷ trước, chúng ta phải trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh để giành đọc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, sau đó, phải trải qua nhiều năm năm cấm vận kéo dài. Nhưng nhờ có sự lãnh đạo của Đảng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia của người dân, sự hỗ trợ của bạn bè, đối tác quốc tế, chúng ta đã vượt qua các khó khăn để phát triển và đến nay chúng ta phải tiếp tục phải vượt qua các khó khăn, thách thức.
Cuộc sống lúc nào cũng có thời cơ, thuận lợi đan xen khó khăn và thách thức, chúng ta phải luôn giữ vững bản lĩnh, bình tĩnh, không quá lạc quan trước cơ hội và thuận lợi, không bi quan trước khó khăn, thách thức, tháo gỡ các khó khăn, vượt qua các thách thức bằng tinh thần tự lực, tự cường, vươn lên bằng tay khối óc của mình, không trông chờ, ỷ lại, biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể.
Tôi chắc là với khí thế của tuổi trẻ, thế hệ trẻ ngày nay sẽ vượt qua các khó khăn, thách thức như cha ông chúng ta đã làm và không có gì cản trở được sự phát triển của thanh niên chúng ta.
Các đồng chí Bí thư Trung ương Đoàn tham dự buổi Đối thoại
Bạn Vũ Như Quỳnh, Chủ tịch Hội sinh viên trường Đại học Thương mại đặt câu hỏi:
Kính thưa Thủ tướng!
Kính thưa các bác lãnh đạo!
Thực tế hiện nay, dù các trường đại học đã có nhiều hoạt động tăng cường để nâng cao kỹ năng thực hành xã hội cho sinh viên, nhưng để thực hiện chiến lược "đổi mới căn bản và toàn diện" đối với giáo dục, chúng cháu thấy các giải pháp để nâng cao khả năng sáng tạo, tư duy ứng dụng của sinh viên còn rất nhiều hạn chế. Cho cháu xin hỏi, thời gian tới, để sinh viên Việt Nam sánh ngang tầm về năng lực và trí tuệ với sinh viên trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển, giáo dục đại học trong thời gian tới sẽ được đổi mới ra sao ạ?
Bạn Vũ Như Quỳnh
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn: Bạn Vũ Như Quỳnh bày tỏ những băn khoăn là các trường đã đào tạo tăng cường các vấn đề kỹ năng, hướng đến năng lực thực hành đáp ứng yêu cầu xã hội, tuy nhiên còn rất nhiều việc phải làm. Về câu hỏi này của bạn, xin được trao đổi như sau.
Để cho thanh niên có thể đáp ứng tốt nhu cầu việc làm trong thời đại 4.0, vấn đề bạn nêu liên quan tới toàn bộ chất lượng giáo dục đại học chứ không chỉ một khâu nào cả. Hiện nay nền giáo dục của chúng ta đang đổi mới từ giáo dục phổ thông cho đến giáo dục đại học. Trong giáo dục phổ thông rất nhiều năng lực, kỹ năng mới đã được đưa vào dạy bắt buộc từ lớp 3, chẳng hạn các môn tin học, ngoại ngữ, và các kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, phát triển bản thân... Năng lực của người lao động phải được hình thành từ những năm đầu phổ thông chứ không thể đợi đến đại học. Khi vào đại học rồi, cần tăng cường thêm kiến thức nghề, năng lực chuyên môn khác.
Hiện nay các trường đại học đang rất tích cực tăng cường thêm lĩnh vực đào tạo chuyên ngành về công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và rất nhiều những ngành khác liên quan đến cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Còn đối với sinh viên nói chung trong các chương trình đào tạo mới theo quy định cũng đều tăng cường hướng đến sự kết nối các trường đại học với các doanh nghiệp, đặc biệt là ngoài các kỹ năng nền còn yêu cầu trang bị các kỹ năng mềm, năng lực về công nghệ thông tin, về ngoại ngữ và rất nhiều năng lực để kết nối làm việc nhóm cùng nhiều các kỹ năng khác nữa. Để cho người lao động có thể thích ứng được tốt nhất thì đó là giải pháp tổng thể mà các trường đại học tùy theo lĩnh vực đào tạo khác nhau đều đưa ra các giải pháp nhằm hỗ trợ sinh viên tốt nhất theo yêu cầu trong thời gian sắp tới.
Trả lời thêm, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết: Đảng, Nhà nước xác định giáo dục, đào tạo và khoa học, công nghệ là quốc sách hàng đầu, có rất nhiều chính sách ưu tiên. Đất nước ta đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi, có nhiều việc phải làm, trong khi nguồn lực có hạn, đây là đặc điểm mà chúng ta cần chia sẻ. Khi bắt đầu đổi mới, ước tính GDP cả nước khoảng 4 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người khoảng 100 USD, nhưng đến năm 2022, quy mô GDP hơn 409 tỷ USD, GDP bình quân đầu người 4.110 USD. Chỉ số hạnh phúc của Việt Nam đã tăng 12 bậc, từ vị trí 77 vào năm 2022 lên vị trí 65 trong năm 2023. Điều này cho thấy sự nỗ lực, cố gắng của Đảng, Nhà nước, toàn quân, toàn dân chúng ta.
Theo Thủ tướng, nền giáo dục phải đặt trong hoàn cảnh như vậy của đất nước, bám sát tình hình thực tế để thấy, trong điều kiện khó khăn, chúng ta vẫn nâng cao tiềm lực, năng lực đào tạo của các cơ sở, nâng cao chất lượng các giáo trình, chương trình đào tạo, vừa đáp ứng yêu cầu mới của thế giới vừa phù hợp hoàn cảnh đất nước. Bên cạnh sự chăm lo của Đảng, Nhà nước về chủ trương, đường lối, sự lãnh đạo, chỉ đạo, nguồn lực, sự đùm bọc của nhân dân, nỗ lực của mỗi người là điều quan trọng nhất.
"Các cụ nói khéo ăn thì no, khéo co thì ấm, tức là với nguồn lực có hạn, chúng ta phải sử dụng làm sao phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đất nước, phát huy tinh thần tự lực, tự cường từ khó khăn để vươn lên, làm thế nào để phát triển năng lực sáng tạo, tư duy ứng dụng của mỗi người. Điều chúng ta còn thiếu nhiều là kỹ năng sống và kỹ năng nghề, kiến thức có thể được đào tạo, truyền thụ qua nhiều kênh khác nhau nhưng phải làm sao để chúng ta có kỹ năng sống thích ứng với mọi điều kiện hoàn cảnh và khi làm việc thì có kỹ năng nghề cao, có khả năng cạnh tranh", Thủ tướng nói.
Thủ tướng cho biết, ông đã nhiều lần chia sẻ với lãnh đạo Trung ương Đoàn, cần tạo nhiều phong trào gắn với lợi ích của thanh niên, của quốc gia, các phong trào sẽ "sống" được khi hài hòa được giữa lợi ích cá nhân với lợi ích quốc gia. Thủ tướng ví dụ như phong trào học ngoại ngữ, phong trào học công nghệ thông tin để có một thế hệ lao động có thể đạt đẳng cấp quốc tế. Hoặc phong trào bảo vệ môi trường từ mỗi xã phường để cả nước xanh, sạch, đẹp.
Bạn Nguyễn Văn Tú, Bí thư Đoàn tại một doanh nghiệp tại Cà Mau: Phát triển khoa học công nghệ sẽ làm giảm lao động thủ công, lao động đơn giản. Do đó, muốn tiếp tục tham gia thị trường lao động thì nhiều lao động trẻ có nhu cầu được đào tạo lại, trang bị thêm những kỹ năng phù hợp. Trong thời gian tới, mong Chính phủ có những giải pháp để hỗ trợ lao động trẻ được đào tạo lại nghề và trang bị các kỹ năng cần thiết khi tham gia thị trường lao động hiện nay.
Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung: Vào những ngày tháng Ba này, tôi như được sống lại những kỷ niệm của mình, bởi vì 28 năm làm công tác thanh niên, từ Bí thư chi đoàn đến Bí thư thứ nhất Trung ương đoàn. Đặc biệt, cứ nhìn thấy màu áo xanh tôi lại nhớ đến ngày anh Vũ Trọng Kim giao cho tôi ký quyết định chọn màu áo xanh tình nguyện.
Về vấn đề đạo tạo và đào tạo lại, có thể thấy rằng, đến thời điểm này, thanh niên Việt Nam hùng mạnh, mạnh nhất bây giờ. Chúng ta không chỉ mạnh về số lượng mà chất lượng, lực lượng lao động của Việt Nam cũng như thanh niên Việt Nam cao hơn. Tuy nhiên, dân số Việt Nam là dân số trẻ, lực lượng lao động Việt Nam trẻ nhưng chúng ta phải thẳng thắn nói với nhau rằng năng lực cạnh tranh quốc gia của chúng ta chưa mạnh.
Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trao đổi tại buổi Đối thoại
Thứ hai là tại sao năng suất lao động của Việt Nam chưa cao? Có nhiều yếu tố, bên cạnh chuyện lao động phi chính thức còn nhiều. Rõ ràng kỹ năng lao động rồi kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng sống… cũng còn có vấn đề chúng ta phải quan tâm.
Thứ ba là tỉ lệ lao động qua đào tạo nhìn chung thấp, 70% qua đào tạo nhưng chỉ có 26,1% có chứng chỉ. So với các nước ASEAN chúng ta thấp.
Vấn đề tiếp theo là chúng ta đang có sự phân hóa xã hội rất lớn. Chúng ta phải nhìn nhận thách thức dài hơn. Bây giờ chúng ta có 20 triệu thanh niên và dân số trẻ nhưng 15 năm nữa thì cứ 4 người có 1 người già. Đây là vấn đề chúng ta phải bàn, phải quan tâm. Trong bối cảnh hiện nay, tôi thấy ngoài 3 trụ cột như Thủ tướng nói thì thanh niên Việt Nam chúng ta cũng như xu hướng thế giới đang phải đối đầu với 4 chuyển đổi mà không nắm bắt thì chúng ta sẽ tụt hậu.
Chuyển đổi thứ nhất, chúng tôi cho rằng là chuyển đổi công nghệ mà Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng hay nói trọng tâm là chuyển đổi số. Nó chính là cơ hội để đưa Việt Nam vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Ở lĩnh vực này tôi thấy có 2 chuyện, một là thay đổi về cung cách quản trị quốc gia; thứ 2 là thay đổi cách sống và làm việc, đặc biệt đối với giới trẻ.
Chuyển đổi thứ hai là chuyển đổi không gian. Không gian trọng tâm là tăng trưởng. Quá trình tăng trưởng sẽ thúc đẩy đô thị hóa. Chính đô thị hóa sẽ thay đổi cơ cấu việc làm, điều kiện sống và nếu như Việt Nam không thích ứng, tuổi trẻ Việt Nam không nhanh thích ứng thì chúng ta sẽ gặp khó khăn. Có thể nói rằng chính chuyển đổi không gian thay đổi cung cách làm việc của giới trẻ. Chúng ta bây giờ không chỉ làm việc tập trung mà làm việc tại nhà, làm việc số. Đây là cái chúng ta phải thích ứng.
Thứ ba là chuyển đổi xanh, làm thay đổi mô hình kinh tế.
Và thứ tư, tôi cho rằng chúng ta phải nắm bắt cơ hội này là chuyển đổi xã hội, từ chỗ Việt Nam có dân số trẻ bước sang dân số già. Chúng ta chưa có dân số già nhưng đang từ giai đoạn dân số trẻ chuyển sang giai đoạn dân số già. Do đó phải nắm bắt cơ hội này, nắm bắt cơ hội dân số vàng, nếu không chúng ta sẽ bị lạc hậu. Thứ hai là chuyển đổi xã hội sẽ đòi hỏi gia tăng tầng lớp trung lưu. Tầng lớp trung lưu này sẽ dẫn dắt xã hội phát triển nhanh hơn nhưng cũng tao ra sự phân hóa xã hội, đặc biệt là ngay trong thanh niên. Ba tầng lớp thanh niên là thanh niên tiên tiến có điều kiện, thanh niên trung bình và thanh niên chậm tiến, sẽ phân hóa rất rõ. Do đó chúng ta phải nắm bắt cơ hội này.
Từ đó, chúng tôi thấy có mấy vấn đề. Về phía Chính phủ, cách đây 1 tuần, Ban Bí thư đã cho chủ trương ban hành chỉ thị về tăng cường đào tạo nhân lực Việt Nam, trọng tâm là giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu tình hình mới.
Thứ hai, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 06/NQ-CP về xây dựng thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững, hội nhập và hiệu quả, trong đó có 15 nhóm giải pháp cơ bản.
Thứ ba, bên cạnh giáo dục, đào tạo kỹ năng đại trà thì chắc chắn Chính phủ phải chọn 2 vấn đề. Cùng với hạ tầng thì phải chọn đột phá chất lượng nhân lực cao và trọng tâm ở đây là phải lấy hệ thống đại học và 45 trường đào tạo nghề chất lượng cao làm nền tảng. Xoay quanh vấn đề muốn chuyển đổi số nhanh thì phải đào tạo nhân lực. Chúng ta đang thiếu khoảng 1 triệu nhân lực công nghệ, đây là vấn đề phải làm rất nhanh, bởi vì chúng ta muốn đi nhanh thì phải đào tạo con người.
Thứ tư là tập trung kiến tạo những chính sách cho 3 đối tượng thanh niên để những người có học hành vươn lên tiếp tục, đồng thời phải quan tâm thanh niên trung bình như thế nào, thanh niên chậm tiến như thế nào, thanh niên đặc thù như thế nào.
Thứ năm là phải quan tâm hệ thống chính sách phụ cận. Ví dụ, chuẩn bị cho Trung ương 7 sắp tới, chúng ta đặt ra 1 triệu căn nhà cho công nhân và phấn đấu đến năm 2030 không còn nhà tạm ở Việt Nam, tạo nền tảng cũng như chăm lo cho phúc lợi xã hội để thanh niên, công nhân, những người lao động trẻ yên tâm để cống hiến, sản xuất.
Bổ sung câu trả lời, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, thị trường lao động luôn biến đổi và vấn đề lao động, việc làm luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, chú trọng, là một trọng tâm của an sinh xã hội. Muốn có công ăn việc làm thì phải mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Mặt khác, thị trường lao động cũng luôn có những xu thế. Trước đây, phát triển kinh tế dựa trên khai thác tài nguyên là chính. Trong giai đoạn hiện nay, việc phát triển cũng không thể thiếu tài nguyên và đất đai, nhưng phải xác định yếu tố con người là quan trọng nhất và yếu tố con người phải thích ứng với điều kiện lao động mới.
Thủ tướng nhắc tới những xu thế như chuyển đổi số và đề nghị Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông – người rất "máu lửa" với vấn đề chuyển đổi số – trao đổi thêm về nội dung này. Chuyển đổi số len lỏi vào mọi góc cạnh của cuộc sống, tạo ra nhiều cơ hội và thuận lợi nhưng cũng tạo ra nhiều thách thức như các cuộc tấn công mạng.
Do đó, chúng ta phải có chính sách đào tạo nhân lực thích ứng với các xu thế mới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn. Thủ tướng khẳng định, việc định hướng nghề nghiệp phải thích ứng xu thế, hoàn cảnh là rất quan trọng. Cùng với việc đào tạo, thì việc tự mày mò, nghiên cứu, đổi mới sáng tạo là rất quan trọng, đây cũng là điều nằm trong "nhiệt huyết" của thanh niên.
Thủ tướng nhắc tới một số tấm gương cụ thể như anh Tạ Đình Huy (Chương Mỹ, Hà Nội) không qua trường lớp nào nhưng chế tạo ra máy nông nghiệp với 15 chức năng, nông dân Nguyễn Văn Quý (Gia Lai) chế máy nông nghiệp mini đa chức năng phục vụ trên rẫy được nhiều người dùng, học sinh Nguyễn Đức Dương (Bắc Giang) chế tạo máy cấy tự động khi đang học lớp 8 và đạt giải Ba cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên và nhi đồng toàn quốc… Thủ tướng lưu ý thêm, các bạn trẻ cần lựa chọn nghề nghiệp phù hợp khả năng, vừa quyết tâm theo đuổi, vừa chuyển đổi trạng thái nhanh nhất có thể.
Từ đầu cầu Quảng Ninh, bạn Nguyễn Văn Linh, thanh niên công nhân Công ty xây lắp 1, Tập đoàn Công nghiệp Than - khoáng sản Việt Nam, trực thuộc Đoàn Khối Doanh nghiệp Trung ương: Hiện nay, thanh niên công nhân đang gặp nhiều khó khăn về nhà ở, nhu cầu thuê nhà của thanh niên công nhân là rất lớn, nếu có nhà để mua thì thanh niên công nhân rất muốn được vay để mua nhà trả góp với lãi suất thấp. Kính đề nghị Chính phủ quan tâm, chỉ đạo NHNN có những chính sách hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân để xây dựng nhà ở cho thanh niên công nhân và lao động trẻ ở các địa phương, đồng thời có chính sách hỗ trợ về lãi suất hoặc không lãi suất để thanh niên công nhân có thể mua được nhà ở xã hội?
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh: Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến đầu tư, phát triển các chính sách nhà ở, trong đó đặc biệt có nhà ở xã hội và đã có những kết quả nhất định.
Gần đây, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo rất quyết liệt, tổ chức nhiều hội nghị để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội.
Gần đây nhất, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã có hội nghị trực tuyến toàn quốc để thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, ổn định và lành mạnh. Sau hội nghị này, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 33 với nhiều mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể.
Trong đó, những mục tiêu giải pháp đầu tư về phát triển nhà ở xã hội trong thời gian vừa qua đã được Chính phủ rất quan tâm và cụ thể hóa thông qua các nhóm nhiệm vụ giải pháp.
Thứ nhất, nhóm nhiệm vụ hoàn thiện thể chế, theo Nghị quyết 33 và chỉ đạo của Thủ tướng, trong thời gian tới, phải khẩn trương sửa đổi và sớm trình Quốc hội dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi để Quốc hội thảo luận vào kỳ họp diễn ra vào tháng 5 tới. Dự kiến, dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi sẽ được thông qua vào tháng 10/2023 và có hiệu lực từ 1/7/2024.
Trong thời gian trình Quốc hội dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi, Chính phủ sẽ trình Quốc hội một Nghị quyết thí điểm đầu tư phát triển nhà ở xã hội với nhiều tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về mặt thể chế, trong đó có những khó khăn liên quan đến vấn đề dành quỹ đất đầu tư phát triển nhà ở, trong đó có nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; vấn đề liên quan ưu đãi, tiến triển sử dụng đất, giao đất, lựa chọn chủ đầu tư, ưu đãi chủ đầu tư…
Thứ hai, Thủ tướng Chính phủ đang chỉ đạo Bộ Xây dựng triển khai xây dựng và hoàn thiện dự thảo Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030". Trong đó, đề xuất một số giải pháp về hoàn thiện chính sách, bố trí nguồn vốn, tăng thêm các ưu đãi, phát triển nhà ở cho thuê để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội đạt mục tiêu đề ra. Đây là một đề án cụ thể, sẽ giao cho các bộ, ngành, địa phương triển khai một cách có hiệu quả.
Thứ ba, trong thời gian qua, theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng cũng giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam triển khai gói tín dụng 120 nghìn tỷ để hỗ trợ chủ đầu tư vay với lãi suất ưu đãi, thấp hơn từ 1,5-2% để các chủ đầu tư đầu tư xây dựng các dự án nhà ở xã hội trong thời gian tới cũng như hỗ trợ người mua trong thời gian tới.
Cũng trong thời gian qua, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết 11 về chương trình phục hồi phát triển kinh tế xã hội nhằm thực hiện Nghị quyết 43 của Quốc hội, đối với các chính sách thúc đẩy chính sách phát triển nhà ở xã hội có 2 gói hỗ trợ gồm gói 40 nghìn tỷ để hỗ trợ chủ đầu tư vay với lãi suất ưu đãi 2% để đầu tư phát triển nhà ở xã hội; gói 15 nghìn tỷ giao Ngân hàng chính sách xã hội để hỗ trợ các đối tượng được thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội vay, trong đó có đối tượng thanh niên công nhân trên toàn quốc vay để mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.
Đây là những chính sách rất cụ thể và thiết thực để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho người thu nhập thấp ở đô thị cũng như công nhân ở các khu công nghiệp có điều kiện tiếp cận nhà ở xã hội trong thời gian tới để vay vốn mua nhà, tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân có nhà ở để họ yên tâm công tác và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
Về nội dung này, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh yêu cầu "an cư lạc nghiệp", khẳng định nhà ở là rất quan trọng với mỗi người; với thanh niên, từ lúc ra trường, điều lo lắng nhất vẫn là về chỗ ở, ổn định việc làm. Đây cũng là vấn đề được Đảng, Nhà nước rất quan tâm.
Thời gian tới, chúng ta sẽ tiếp tục thực hiện Nghị quyết 27 của Trung ương về chính sách tiền lương. Bên cạnh đó, các cơ quan đang tiếp tục nghiên cứu, đề xuất, hoàn thiện các chính sách nhà ở, trong đó có nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà cho người thu nhập thấp, nhà cho các đối tượng chính sách, người có công. Trong đó, nghiên cứu các hình thức mua, thuê, thuê mua, tháo gỡ các vướng mắc về pháp lý, có chính sách phù hợp để tạo quỹ đất, có lãi suất phù hợp… để hỗ trợ cả "đầu vào" (tức những doanh nghiệp đầu tư, phát triển, xây dựng nhà), hỗ trợ cả "đầu ra" (người mua, thuê, thuê mua nhà) để phát huy nguồn lực nhà nước, nguồn lực xã hội, phù hợp với mặt bằng thu nhập người lao động, nhất là những người vừa ra trường, các bạn trẻ, tinh thần là giải quyết từng bước nhưng căn cơ vấn đề này.
Giảng viên trẻ Chu Đức Hà – Trường Đại học Khoa học công nghệ, ĐHQG Hà Nội: Hiện nay, phong trào nghiên cứu khoa học trong đoàn viên, thanh niên, các nhà khoa học trẻ phát triển mạnh mẽ. Chất lượng và tính ứng dụng của các đề tài ngày càng được nâng cao. Theo Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 của Chính phủ: Đến năm 2030, tăng 15% số thanh niên được ứng dụng, triển khai ý tưởng sáng tạo, công trình nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất và đời sống; tăng 15% số công trình khoa học và công nghệ do thanh niên chủ trì; tăng 10% số thanh niên làm việc trong các tổ chức khoa học, công nghệ (so với năm 2020). Vậy, xin hỏi Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã có những giải pháp cụ thể gì để hiện thực hóa các chỉ tiêu này?
Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt: Phong trào nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo ngày càng phát triển và có chiều sâu, các đề tài có tính ứng dụng cao. Những chỉ tiêu trong Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030 là thử thách lớn cho cả phía cơ quan quản lý nhà nước và các bạn thanh nhiên. Chúng ta phải đồng hành để vượt qua thách thức, đạt chỉ tiêu đề ra.
Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt thông tin về những giải pháp thúc đẩy nghiên cứu khoa học trong đoàn viên, thanh niên, nhà khoa học trẻ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bộ KH&CN đã tham mưu Thủ tướng ban hành Nghị quyết về thu hút, sử dụng đội ngũ các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, đặc biệt là lực lượng trẻ. Hiện nay, Bộ KH&CN đang tích xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn. Với sự cố gắng của cơ quan quản lý và nhà khoa học, nhà nghiên cứu trẻ tâm huyết, say mê KHCN có điều kiện để tham gia chủ động, tích cực vào nghiên cứu khoa học, phát triển, ứng dụng công nghệ vào đời sống, góp phần phát triển KTXH và bảo đảm quốc phòng an ninh cho đất nước.
Nội dung thứ hai, Bộ đang thúc đẩy để đội ngũ khoa học trẻ tích cực hơn nữa trong nghiên cứu khoa học. Cụ thể, Quỹ Phát triển khoa học công nghệ quốc gia được Chính phủ bố trí kinh phí rất tốt và tạo cơ chế vận hành tiệm cận với các thông lệ quốc tế. Hiện nay, có 2 chương trình phục vụ cho các nhà nghiên cứu trẻ dưới 35 tuổi là Chương trình hỗ trợ nghiên cứu khoa học cơ bản và Chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực KHCN của cán bộ khoa học trẻ. Nhân đây, tôi xin kiến nghị Chính phủ và Thủ tướng quan tâm hơn nữa trong tạo điều kiện, đặc biệt là nguồn lực hỗ trợ cho Quỹ, tạo kênh riêng cho lực lượng trẻ tham gia nghiên cứu khoa học.
Thứ ba, Bộ KH&CN được giao một nhiệm vụ quan trọng và nhiều thử thách là dự thảo Đề án Chiến lược quốc gia phát triển đội ngũ trí thức đến năm 2030, hiện đã cơ bản hoàn thành, đang trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. Đề án này đề xuất chia ra 8 nhóm tri thức, trong đó có nhóm tri thức trẻ trong độ tuổi thanh niên như các bạn sinh viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học đam mê nghiên cứu khoa học. Tôi hy vọng Chiến lược này sắp tới được Thủ tướng phê duyệt sẽ tạo thuận lợi thiết thực nhiều hơn cho đội ngũ thanh niên tham gia làm khoa học.
Nội dung tiếp theo cũng rất quan trọng là mỗi nhiệm kỳ, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đều ký kết Chương trình phối hợp, hợp tác với Bộ KH&C về hỗ trợ cho hoạt động thanh niên trong đó lĩnh vực khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, để các bạn thanh niên tiếp cận KHCN. Sắp tới đây, chúng tôi sơ kết, tổng kết chương trình này. Có thể nói, đây là một chương trình phối hợp có hiệu quả giữa Bộ KH&CN và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Mong Chính phủ, Thủ tướng tiếp tục ủng hộ để chương trình ngày càng tốt hơn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ thêm, để đạt chỉ tiêu đề ra tới năm 2030, cần có đường lối, chủ trương đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ. Cùng với đó, tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý; đầu tư thích đáng; tạo hệ sinh thái để khuyến khích mạnh mẽ phong trào đổi mới sáng tạo, nghiên cứu khoa học trong bất kỳ các lĩnh vực nào, nhất là của thanh niên.
Bên cạnh chủ trương, đường lối, cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước, để làm được điều này thì rất cần sự chủ động, tích cực, nỗ lực của thanh niên và các tổ chức đoàn trong truyền cảm hứng, tạo động lực cho thanh niên, chúng ta tạo được phong trào thì sẽ có các hạt nhân và các hạt nhân sẽ thúc đẩy phong trào.
Thủ tướng nhắc tới các điển hình như sinh viên năm thứ 3 Đại học Sao đỏ Phạm Khắc Nam, đội trưởng "Đội KC lightning" Robotcom năm 2017, tự học, tự nghiên cứu khoa hoc, đang thực hiện chương trình chuyển giao công nghệ robot, anh Trần Minh Quí, Viện Sốt rét, ký sinh trùng thành phố Hồ Chí Minh, được nhận giải thưởng Phạm Ngọc Thạch năm 2022 về khoa học công nghệ, anh Hoàng Trung Hiếu, 23 tuổi, cử nhân tài năng, sinh viên duy nhất được trao giải thưởng khoa học công nghệ về trí tuệ nhân tạo năm 2019.
Thủ tướng mong muốn các bạn trẻ có đam mê, say sưa, nhiệt huyết, cảm xúc, khi đó mới có hiệu quả thiết thực trong nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, đây là một động lực mới cho sự phát triển trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Trước khi vào chủ đề đối thoại thứ hai, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết trong giờ giải lao, ông có gặp gỡ, trao đổi với các đại biểu, trong đó có các đại biểu khuyết tật, được nghe các đại biểu trao đổi một số vấn đề. Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung phối hợp với các cơ quan liên quan nghiêu cứu, xây dựng chính sách, tạo thêm điều kiện, cơ hội cho người khuyết tật, người yếu thế thể hiện năng lực, hoài bão, đóng góp nhiều hơn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ, trao đổi với các đại biểu người khuyết tật - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phần II: Rèn luyện thể chất, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho thanh niên
Bạn Phạm Thị Hậu, thanh niên công nhân đang làm việc KCN Vĩnh Lộc, TP.HCM đặt câu hỏi: Trong Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021-2030 có quy định mục tiêu bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe cho thanh niên. Theo đó, nhiều chỉ tiêu được xác lập thực hiện hằng năm như: Thanh niên được trang bị kiến thức, kỹ năng rèn luyện thể chất, nâng cao sức khỏe, được tiếp cận các dịch vụ thân thiện về tư vấn chăm sóc sức khỏe, chăm sóc y tế định kỳ… Tuy nhiên, trên thực tế, cơ sở hạ tầng và các mô hình tư vấn, chăm sóc sức khỏe thanh niên trong và ngoài trường học, tại các khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất chưa hoặc không đáp ứng được yêu cầu này. Vậy, Chính phủ, Bộ Y tế có giải pháp nào để chăm lo tốt nhất về sức khỏe, nâng cao thể chất cho thanh niên, đáp ứng các tiêu chuẩn về nguồn nhân lực chất lượng cao?
Bạn Phạm Thị Hậu đặt câu hỏi từ điểm cầu TP.HCM
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Thứ nhất, vấn đề quan tâm bảo vệ, nâng cao chăm sóc sức khỏe của nhân dân là một chính sách an sinh xã hội rất quan trọng. Thời gian vừa qua, Đảng, Nhà nước ta triển khai đồng bộ rất nhiều giải pháp.
Vấn đề sức khỏe thanh niên là một lĩnh vực có nhiều chính sách, bởi vì thanh niên là thế hệ tương lai của đất nước, là nguồn nhân lực quan trọng để phát triển kinh tế-xã hội và cùng với việc phát triển trí lực thì phát triển thể lực của thanh niên cũng là mục tiêu mà chúng ta hướng tới. Chính vì vậy, trong chiến lược phát triển thanh niên, cũng đề ra nhiều mục tiêu, chỉ tiêu về triển khai thực hiện những nội dung để phát triển, nâng cao sức khỏe thanh niên trong định hướng từ nay đến năm 2030.
Để triển khai chiến lược phát triển thanh niên này, thời vừa qua, trong lĩnh vực y tế đã có nhiều chính sách của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được ban hành rất đồng bộ để tập trung phát triển trí lực của thanh niên. Ví dụ như vấn đề kiện toàn các thể chế liên quan đến công tác bảo vệ, nâng cao và chăm sóc sức khỏe của nhân dân, trong đó có thanh niên. Có nhiều luật nhưLuật Bảo vệ chăm sóc sức khỏe, Luật Phòng chống tác hại rượu bia, Luật Phòng bệnh cũng đã được triển khai, xây dựng trong thời gian qua, trong đó có nhiều giải pháp đề cập đến chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung, cũng như sức khỏe thanh thiếu niên.
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trao đổi, chia sẻ với các bạn thanh niên tại đối thoại
Trong thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ cũng như Bộ Y tế đã ban hành nhiều Đề án liên quan đến chăm sóc sức khỏe nhân dân, trong đó có nhiều đề án liên quan đến chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao sức khỏe tinh thần và chăm sóc sức khỏe thanh niên trong khu công nghiệp, vấn đề an toàn lao động… và đã được triển khai rất đồng bộ.
Để triển khai hệ thống thiết chế cho công tác sức khỏe dự phòng cũng như làm tốt công tác y tế tại cơ sở thì thời gian qua, Chính phủ cũng ban hành nhiều chính sách để phát triển hệ thống y tế cơ sở, trong đó có các tram y tế xã, phường, các trung tâm y tế và đặc biệt y tế của doanh nghiệp, y tế trong trường học… cũng có nhiều chính sách phát triển đồng bộ.
Để đáp ứng tốt hơn yêu cầu ngày càng cao đối với việc chăm sóc sức khỏe cho thanh niên nói chung, trong đó có thanh niên trong các khu công nghiệp, Chính phủ cùng với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều định hướng, triển khai nhiều giải pháp để phát triển hệ thống thiết chế, an sinh xã hội tại khu công nghiệp.
Đối với việc đáp ứng được nhu cầu, cần sự quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa để có nhiều mô hình chăm sóc sức khỏe cho thanh niên tại khu công nghiệp. Với kết luận số 25 của Bộ Chính trị, sắp tới cũng sẽ triển khai mô hình y tế cơ sở, tính toán và dựa trên số lượng dân số trên địa bàn chứ không phải tính toán theo hành chính hiện nay. Đối với các khu công nghiệp tập trung đông người, sẽ có nhiều chính sách về phát triển thiết chế y tế để làm tốt công tác tư vấn và chăm sóc sức khỏe cho thanh niên.
Bên cạnh đó, rất nhiều mô hình về truyền thông nâng cao sức khỏe cho thanh niên cũng đã được triển khai trong thời gian vừa qua và Bộ Y tế cũng tiếp cận theo các kênh thông tin đại chúng và các phương tiện truyền thông mới như Youtube, Facebook… để truyền đạt các kỹ năng về nâng cao sức khỏe cho thanh thiếu niên trên toàn quốc.
Chúng tôi thấy rằng để làm được nhiệm vụ này, ngoài sự quan tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thì một nguyên nhân rất quan trọng để chăm sóc được sức khỏe cho thanh thiếu niên là phải tăng cường kỹ năng tự rèn luyện của mỗi bản thân thanh niên, có kế hoạch chăm sóc sức khỏe bản thân, qua đó giúp cho đất nước có sức khỏe như Bác Hồ nói: "Mỗi người dân khỏe mạnh sẽ tạo nên một đất nước khỏe mạnh".
Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ thêm: Sức khỏe là một trong những vốn quý nhất của con người. Muốn có sức khỏe thì phải rèn luyện toàn diện, cả về bản lĩnh, ý chí, nghị lực, sức chịu đựng…; muốn rèn luyện thì phải có môi trường để rèn luyện, với sự chăm lo của Đảng, Nhà nước; phải có chăm sóc về mặt y tế khi ốm đau, bệnh tật. Tóm lại, phải đào tạo toàn diện con người về đức, trí, thể, mỹ, các chủ thể liên quan đều phải có trách nhiệm, đưa ra giải pháp phù hợp, đồng bộ để bảo vệ, nâng cao sức khỏe người dân nói chung và sức khỏe của thanh niên nói riêng, đặt sức khỏe, tính mạng người dân lên trên hết, trước hết, để mỗi người dân khỏe mạnh thì đất nước khỏe mạnh.
Nghệ sĩ Nguyễn Ngọc Hà, Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam: Trong những năm gần đây, với sự bùng nổ thông tin trong thời đại số, có một tín hiệu đáng mừng là nhiều bạn trẻ đã lấy yếu tố dân gian, dân tộc để làm chất liệu chính trên các sản phẩm công nghiệp văn hoá, mang lại những giá trị tích cực cũng như góp phần rất lớn trong công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam. Tuy nhiên những sản phẩm văn hoá của Việt Nam vẫn chưa có đủ sức mạnh để khẳng định trên thị trường quốc tế, chúng ta cũng đang chịu sự thách thức bởi sự xâm nhập của nhiều sản phẩm xuyên quốc gia. Kính mong Thủ tướng và các đồng chí lãnh đạo có sự quan tâm kịp thời cũng như có những chính sách, chiến lược cụ thể với từng giai đoạn để phát triển những sản phẩm của Việt Nam trong thời gian tới.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng: Triển khai Nghị quyết của Đảng về công nghiệp văn hoá, Chính phủ đã ban hành Chiến lược phát triển văn hoá Việt Nam giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn đến 2030. Thực hiện Chiến lược này, Chính phủ xác định có 12 nhóm ngành thuộc về công nghiệp văn hoá và chúng ta phải nỗ lực để xây dựng nó. Với cách tiếp cận, tổ chức thực hiện việc phát triển công nghiệp văn hoá, dựa trên các trụ cột là tài nguyên văn hoá của Việt Nam, bước đầu chúng ta đã thu được kết quả. Như trước đại dịch COVID-19, ngành công nghiệp văn hoá đóng góp 3,61% GDP cả nước. Kết quả đó thể hiện dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Chính phủ, các doanh nghiệp, những người làm văn hoá đã nỗ lực đưa nền công nghiệp văn hoá Việt Nam có điều kiện hội nhập và phát triển.
Tuy vậy, công nghiệp văn hoá của chúng ta đang đi sau, đang phát triển ở quy mô nhỏ lẻ, nhiều ngành được xác định là lĩnh vực cơ bản nhưng trong thời gian dài vẫn chưa được phát huy một cách mạnh mẽ. Để tiếp tục phát triển ngành công nghiệp này, gần đây nhất, tại Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó nội hàm về công nghiệp văn hoá cũng được Trung ương quan tâm, xem xét để đưa vào trong nhóm nhiệm vụ, giải pháp.
Là cơ quan quản lý nhà nước, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đang tham mưu cho Chính phủ trong tổng kết Quyết định 175 về chiến lược văn hoá và sẽ ban hành chiến lược mới về phát triển công nghiệp văn hoá. Nếu chúng ta không "đi tắt, đón đầu", không nỗ lực thì sẽ mất đi thị phần lớn trong phát triển. Các quốc gia phát triển theo hướng bền vững cũng dựa trên điều này. Hàn Quốc, một đất nước có điều kiện tương đồng về văn hoá, có nhiều điểm gần giống với Việt Nam nhưng họ rất thành công trong công nghiệp văn hoá, như chỉ một ban nhạc Hàn Quốc đóng góp gấp 20 lần nhà máy.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trao đổi tại Đối thoại - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chúng tôi cũng đang cơ cấu lại ngành công nghiệp văn hoá có lợi thế theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, chúng ta phải tăng cường hơn cho lĩnh vực du lịch văn hoá bởi sản phẩm du lịch bắt đầu từ sản phẩm của văn hoá. Trong thực tiễn, du lịch đang trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, và từng bước tiến gần các chính sách của nó là ngành kinh tế tổng hợp. Đó là lĩnh vực của nghệ thuật biểu diễn, là nhóm ngành cần được quan tâm. Đó là lĩnh vực điện ảnh, chúng ta có trường quay tự nhiên đẹp, không gian tốt cũng như nhiều đại diện tài năng. Vấn đề là liên kết để có nhiều bộ phim. Trong thực tiễn chúng ta cũng đã có nhiều bộ phim mang lại doanh thu lớn.
Muốn làm như vậy phải có 4 giải pháp, hay nói cách khác là dựa trên 4 trụ cột. Thứ nhất, Nhà nước phải giữ vai trò kiến tạo, trong đó tập trung để hướng cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, những người thực hành văn hoá ở lĩnh vực này phải bám sát trụ cột tài nguyên văn hoá, bởi tài nguyên văn hoá của chúng ta hết sức phong phú, đa dạng.
Thứ hai, phải dựa trên khoa học công nghệ. Muốn công nghiệp văn hoá phát triển, yếu tố cơ bản vẫn phải là khoa học công nghệ.
Thứ ba là truyền thông. Cuối cùng là vấn đề bảo hộ. Cần ngăn chặn việc lợi dụng nền tảng công nghệ xuyên quốc gia để đánh cắp bản quyền, gây thiệt hại cho nền công nghiệp văn hoá vốn đang non trẻ của chúng ta.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ thêm: Nếu phát triển được công nghiệp văn hóa thì sẽ mang lại lợi ích rất to lớn. Gần đây, chúng ta đã tổ chức Hội nghị văn hóa toàn quốc và vừa kỷ niệm 80 năm Đề cương văn hóa Việt Nam của Đảng với tinh thần "dân tộc – khoa học – đại chúng". Các nhiệm kỳ gần đây, chúng ta cũng chú trọng phát triển công nghiệp văn hóa và cần quan tâm nhiều hơn nữa để thực hiện chủ trương của Đảng là đặt văn hóa ngang tầm với kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng như phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là văn hóa còn thì dân tộc còn.
Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu xây dựng đất nước phát triển hùng cường, thịnh vượng, dựa trên nội lực là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định, nội lực gồm 3 trụ cột chính là con người, thiên nhiên và truyền thống văn hóa lịch sử phong phú, hào hùng. Theo Thủ tướng, chúng ta cần phải có nhiều giải pháp hơn nữa, vừa kế thừa truyền thống, vừa vận dụng sáng tạo trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa truyền thống và hiện đại.
Thủ tướng cho rằng, sau Hội nghị văn hóa toàn quốc với chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đã có những chuyển động lớn cả về mặt nhận thức và hành động của các cấp, các ngành để phát triển văn hóa ngang tầm kinh tế, chính trị, xã hội. Trong đó, Thủ tướng đề nghị hơn nữa phát huy hơn nữa vai trò của lớp trẻ để phát triển văn hóa nói chung và công nghiệp văn hóa nói riêng, từ đó biến văn hóa thành nguồn lực phát triển, biến di sản thành tài sản.
Thủ tướng đề nghị các bạn trẻ tham dự đối thoại mạnh dạn phát biểu thêm những suy nghĩ, ý tưởng về vấn đề hết sức hệ trọng này.
Bạn Trần Thuỳ Linh, hội viên Hội Thầy thuốc trẻ, công tác tại Bệnh viện Nhi Trung ương chia sẻ, thanh niên cần tu dưỡng 3 yếu tố thân, tâm và trí. Yếu tố trí tuệ luôn được người Việt Nam coi trọng trong tất cả các gia đình, từ cộng đồng, xã hội. Để phát triển trí tuệ, thanh niên cần đam mê tìm kiếm, khám phá bản thân, cần định hướng và khám phá cũng như lựa chọn đúng niềm đam mê cũng như phát huy sở trường của mình.
Tiếp đó là phương pháp học tập, giáo dục, phương pháp này sẽ mang đến tri thức. Công nghệ hiện nay cũng sẽ giúp sức nhiều cho việc học tập, giáo dục, giúp sáng tạo và kết nối thanh niên.
Về yếu tố "thân", để có thân thể tốt, cần ý thức trong việc tập thể dục thể thao. Nhà trường cần tác động trong việc phát huy học tập môn thể dục, giống như các môn khác. Thanh niên cũng cần các kiến thức về y tế dự phòng để có thể chất tốt, phải phòng bệnh thật tốt.
Về yếu tố "tâm", để có tâm lý, tâm thần tốt, bạn Linh mong muốn các đồng chí lãnh đạo chia sẻ làm thế nào để có giải pháp tốt giúp thanh niên có tâm trạng tốt, tâm lý vững, sức khoẻ tinh thần mạnh, giúp phát huy yếu tố "thân" và "trí", đối phó với khó khăn trong công tác.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Sinh ra ở mỗi thời điểm khác nhau, chúng ta có những hoàn cảnh khác nhau. Thời kỳ trước, chúng tôi sinh ra ở hoàn cảnh khác so với bây giờ. Ngày nay, chủ đề là chuẩn bị chất lượng nguồn nhân lực cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Thế hệ chúng tôi chuẩn bị cho thời kỳ Đổi mới của đất nước, tâm thế thanh niên lúc đó khác so với thanh niên hiện nay.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chia sẻ với thanh niên về hoài bão, khát vọng của tuổi trẻ
Có 2 điểm tôi muốn chia sẻ với các bạn: Một là hoàn cảnh của đất nước, gia đình tạo ra khát vọng của mỗi một con người, mỗi thanh niên. Chúng tôi lúc đó khát vọng cùng nhau đưa đất nước vượt qua khó khăn, nghèo khó. Khi tôi bước vào ngành ngoại giao, lúc đó đang ở trong giai đoạn bao vây, cấm vận nên quyết tâm, khát vọng của mình là bằng mọi cách học tập, phấn đấu, cùng bạn bè đưa đất nước vượt qua khó khăn.
Với bối cảnh hiện nay, chắc chắn các bạn cũng phải có khát vọng để xây dựng đất nước ta, để tiến vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, tất cả mong chờ vào các bạn. Chúng ta có bước kịp cuộc cách mạng lần thứ 4 này hay không là ở trong tay các bạn. Với trách nhiệm của mình, chúng tôi sẽ tạo mọi điều kiện để các bạn tham gia được tốt nhất, đóng góp tốt nhất vào chuyến tàu cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đưa đất nước ta sánh vai với các cường quốc, để đến năm 2045 Việt Nam trở thành nước phát triển, có thu nhập cao. Để thực hiện khát vọng đó, mỗi người đều phải rèn luyện, kể cả "tâm", "đức" và "trí". Về trí tuệ, chúng ta phải học, tự học và kết hợp với trí tuệ chúng ta kế thừa trong nước, đồng thời kết hợp trí tuệ nhân loại thì chúng ta mới theo kịp được bàn bè thế giới.
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng: Xin được phép chia sẻ với bạn nữ ở Bệnh viện Nhi hỏi Thủ tướng và các bộ trưởng kinh nghiệm để có được tâm, trí, thể lực khỏe, tinh thần khỏe. Tôi chia sẻ 3 nội dung.
Thứ nhất, sống phải có khát vọng, phải có mục đích, phải có lý tưởng thì mỗi ngày mới chúng ta sẽ tràn đầy năng lượng. Còn nếu chúng ta không có thì không biết thức dậy để làm gì, bắt đầu từ đâu. Trước hết nó rất phù hợp với các bạn thanh niên, phải có lý tưởng, phải có mục đích, phải có khát vọng của mình.
Thứ hai là phải có tâm sáng, làm gì cũng nghĩ đến đất nước, đến Tổ quốc, đến dân tộc, đến nhân dân, chứ đừng làm gì, chưa làm gì đã nghĩ đến lợi ích cá nhân của mình, người thân của mình, thì sẽ không làm được cái gì hết.
Thứ ba là phải có một trái tim lửa, phải quyết liệt. Điều đó phù hợp với thanh niên, tiên phong, gương mẫu, đi đầu, không ngại thách thức, không ngại rủi ro.
Tôi cho rằng nếu chúng ta có khát vọng, tâm sáng, trái tim lửa, chắc chắn mỗi ngày mới là một ngày tràn đầy năng lượng với tất cả chúng ta.
Vấn đề thứ hai, nếu các bạn đã đọc cuốn "My vision", tầm nhìn thay đổi quốc gia của ông Vua Dubai, một tiểu vương quốc của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, đồng thời là Phó Thủ tướng của Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, thì thấy ông có nói một câu như thế này: Ở Châu Phi, mỗi một sáng thức dậy, con linh dương vươn mình nghĩ rằng nó phải chạy nhanh nhất có thể, nhanh hơn cả con sư tử chạy nhanh nhất, không thì nó sẽ bị ăn thịt. Ngược lại con sư tử cũng vươn mình đứng dậy nghĩ mình phải chạy nhanh nhất, chạy nhanh hơn con linh dương chạy nhanh nhất, không mình chết đói. Nói thế để tất cả chúng ta phải luôn luôn cố gắng, luôn luôn tiên phong, luôn luôn đi đầu. Ông ấy cũng có nói, nếu chúng ta có leo lên đỉnh Everest hoặc leo lên Mặt trăng mà chúng ta về nhì thì chắc không ai nhớ đến chúng ta cả. Thế nên thanh niên chúng ta luôn luôn phải lấy nhiệt huyết, tinh thần của thanh niên dẫn đầu, luôn phải tiên phong, luôn phải là số một.
Điều thứ ba tôi muốn chia sẻ, tôi rất tâm đắc với bài hát "Khát vọng" của Phạm Minh Tuấn, hay bài "Tuổi 20" của Nguyễn Hoàng. "Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà ta hãy làm gì cho Tổ quốc hôm nay". Tôi rất thích câu đó. Hay "hãy sống như đời sống, để thấy đời mênh mông". Và câu kết cuối cùng "sao không làm mặt trời, gieo hạt nắng vô tư?". Bài đó rất nhiều câu hỏi cảm thán sao không phải là cái này, là cái kia, sao không phải là cái kia, là cái nọ, nhưng đồng chí Hồ Đức Việt, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, có sửa lại 1 từ trong bài đó mà tôi rất tâm đắc. Đó là "hãy là mặt trời, gieo hạt nắng vô tư" chứ không còn là "sao không làm mặt trời". Không phải là câu hỏi nữa mà phải hành động, phải thể hiện tinh thần đó. Xin cảm ơn tất cả các bạn.
Bạn Nguyễn Việt Anh, sinh viên năm 3 khoa Sư phạm ngoại ngữ, Trường Đại học Vinh, Nghệ An hỏi: Hiện nay với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, khi công cụ tìm kiếm và sử dụng thông tin trên mạng xã hội rất lớn, mỗi ngày sinh viên như chúng cháu có thể xem từ 4 đến 5 tiếng, thậm chí nhiều hơn trên không gian mạng. Bên cạnh những thông tin có lợi cho việc học tập và hoạt động, cũng có những thông tin xấu độc, thậm chí là xuyên tạc, sai sự thật. Vậy Chính phủ và Bộ TT&TT đã có những biện pháp cụ thể, quyết liệt nào để hạn chế tình trạng này?
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng: Trên không gian mạng có cái tốt và cái xấu. Chúng ta tạm gọi tin sai sự thật, tin xấu độc trên không gian mạng là rác thì chúng ta sẽ tìm ra cách tiếp cận. Rác là một khái niệm khá gần gũi với chúng ta trong đời thực. Vậy chúng ta sẽ xử lý rác như thế nào? Xử lý rác đầu tiên là xử lý người xả rác. Rác có người cố ý xả ra. Chúng ta đã ban hành một Nghị định xử lý hành chính các vi phạm này, cao hơn là xử lý hình sự.
Nhưng rác cũng có người vô tình lan truyền do không biết đấy là tin sai sự thật. Cái này phải đào tạo. Bộ TT&TT đã ban hành bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng, cẩm nang về phòng chống tin giả và đã cho ra mắt một nền tảng trực tuyến cho người dân về những kỹ năng số cơ bản, trong đó có cách phân biệt tin giả.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ tại buổi đối thoại
Xử lý rác thì có vấn đề dọn rác. Muốn dọn rác thì đầu tiên là phát hiện ra là rác. Bộ ngành nào, địa phương nào quản lý cái gì trong đời thực thì lên không gian mạng quản lý đúng cái đấy, phát hiện ra rác, dọn rác trong lĩnh vực của mình, địa phương mình. Nếu gặp khó khăn thì Bộ TT&TT sẽ là đơn vị hỗ trợ, nhất là các nền tảng xuyên biên giới.
Không gian mạng lành mạnh nếu nó là nơi tỉ lệ tin xấu độc thấp. Nếu chúng ta đưa được nhiều tin tốt đẹp trong cuộc sống lên không gian mạng thì tỉ lệ xấu này giảm đi. Đây là việc của tất cả chúng ta, đặc biệt là thanh niên, vốn là công dân số từ khi sinh ra. Làm cho không gian mạng lành mạnh, trong sạch thì não người được "thở" thứ không khí trong lành. Khi chúng ta đọc tin tức giống như là chúng ta thở, não chúng ta thở.
Người dân khi gặp tin giả, tin sai sự thật liên quan đến cá nhân mình thì có thể liên hệ với Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam thuộc Bộ TT&TT để được hỗ trợ.
Sau cùng là vấn đề trách nhiệm của các công ty vận hành các nền tảng số. Các nền tảng số giống như cái chợ, nên chủ của công ty vận hành phải chủ động rà quét và loại bỏ. Các công ty này đang thu được rất nhiều tiền từ Facebook, Youtube..., nhưng thiếu trách nhiệm.
Sau nữa là trách nhiệm của chúng ta, tức là người dùng. Đưa rác lên mạng chủ yếu là người dùng. Một phần chúng ta nghĩ lên mạng là vô danh, và vì thế có thể vô trách nhiệm. Chính phủ sắp ban hành một Nghị định về trách nhiệm của các công ty vận hành nền tảng số và trách nhiệm của người sử dụng, trong đó có cả vấn đề định danh người dùng.
Tóm lại không gian mạng là một không gian sống của chúng ta, vậy thì tất cả chúng ta, cả Nhà nước và người dân, phải chung tay làm cho không gian này lành mạnh, trong sạch. Không có ai ngoài chúng ta có thể làm được việc này.
Phần III: Kiến tạo môi trường để thanh niên lập nghiệp, khởi nghiệp, sáng tạo
Bạn Bùi Hữu Thế, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Truyền thông số ADV TV, Hội Doanh nhân trẻ Thanh Hóa: Thời gian qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ động tham mưu và Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp và thực hiện nhiều hoạt động thu hút đầu tư, huy động các nguồn vốn cho khởi nghiệp sáng tạo. Xin Thủ tướng và Bộ trưởng chia sẻ thêm về các hoạt động hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp và đặc biệt là định hướng hoàn thiện chính sách nhằm hiệu qua hơn thu hút đầu tư cho khởi nghiệp thông qua các quỹ đầu tư cho doanh nghiệp vừa và nhỏ khởi nghiệp! Xin trân trọng cảm ơn.
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng: Như Thủ tướng vừa nêu với các bạn và các Bộ trưởng cũng đã nói rất nhiều, đó là mục tiêu phát triển đất nước của chúng ta trong thời gian tới là rất lớn. Đến năm 2030, đất nước chúng ta phải trở thành một nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại và có thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045, chúng ta phải là một nước phát triển có thu nhập cao. Đây là mục tiêu rất quan trọng và rất lớn. Thời gian chúng ta không còn nhiều, từ nay đến năm 2030 chúng ta chỉ còn 6-7 năm nữa thôi. Đến năm 2045 chúng ta còn gần 20 năm nữa, rất ít, rất ngắn.
Theo WB tổng kết lại thì cả thế giới có 12 nước vượt qua được bậc thu nhập trung bình trong đó có Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore… Chúng ta đạt được mục tiêu như vậy thì chúng ta dựa vào đâu? Đâu là động lực, đâu là đột phá? Đó chính là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 như Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng vừa chia sẻ. Nó có ý nghĩa hết sức quan trọng, là cơ hội để Việt Nam tận dụng để trỗi dậy, đuổi kịp để tiến cùng và vượt lên, đạt được những khát vọng của mình.
Muốn làm được điều này thì yếu tố con người là quyết định, sau đó đến thể chế, đến đầu tư, đến hệ sinh thái... Hiện nay, Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đưa ra 3 đột phá chiến lược như Thủ tướng có chia sẻ. Nhưng nội hàm của nó đã thay đổi so với trước đây. Trước đây của chúng ta có 3 đột phá chiến lược chính là thể chế, hạ tầng và nguồn nhân lực chất lượng cao thì bây giờ chúng ta đã bổ sung 2 nội hàm mới đó là khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Thứ hai là giá trị văn hóa con người Việt Nam, chúng ta đã lồng ghép vào trong 3 đột phát này, vẫn giữ là 3 đột phá nhưng nội hàm của nó đã thay đổi. Và đúng như chủ đề từ sáng chúng ta trao đổi là xoay quanh khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, xoay quanh giá trị sức mạnh của con người Việt Nam chúng ta, văn hóa Việt Nam.
Chính phủ và các bộ, ngành đã ban hành rất nhiều chính sách để hỗ trợ cho khởi nghiệp sáng tạo nhưng đúng như các bạn nói, chính sách thì rất nhiều, trong đó có cả Nghị định, luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng hiện vẫn đang có những hạn chế nhất định. Sắp tới, Chính phủ đang chỉ đạo, chúng tôi sẽ nghiên cứu để chỉnh sửa, sửa đổi Nghị định 38 cho phù hợp với thực tiễn hơn, để đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa của chúng ta hơn.
Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chúng tôi không đi sâu vào vấn đề khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo mà tiếp cận theo cách là Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tác động thế nào đến nền kinh tế và nền kinh tế của chúng ta tận dụng thế nào Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để chúng ta đạt được mục tiêu đã đề ra. Do đó, chúng tôi đã tập trung vào xây dựng rất nhiều hoạt động, chương trình, trong đó có thành lập Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia và hiện nay chúng tôi đã hình thành xong, đưa vào hoạt động hơn 1 năm nay Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia tại Cầu Giấy và đang được đánh giá là một trong những trung tâm hàng đầu của Việt Nam hiện nay. Các bạn cần hỗ trợ gì cho phát triển khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo hãy đến với Trung tâm, sẽ nhận được hỗ trợ cần thiết trong điều kiện cụ thể.
Thứ hai là chúng tôi đã hình thành Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia trên Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Đây là trung tâm với tham vọng của Thủ tướng, các Bộ ngành tập trung tham gia để xây dựng thành Trung tâm đổi mới sáng tạo hàng đầu của khu vực. Với 8 ngành công nghệ chính hình thành ở đây, theo đó có 8 trung tâm nghiên cứu ở đây: 1-Công nghiệp sản xuất thông minh; 2- Đô thị thông minh; 3- An ninh mạng; 4- Công nghiệp sáng tạo, chính là công nghiệp văn hóa; 5-Môi trường; 6- Kinh tế ; 7- Sản xuất chíp và bán dẫn; 8- Năng lượng ISO. Hình thành ở đây các trung tâm là các hệ sinh thái theo hướng kết nối giữa Nhà nước, các viện nghiên cứu, các trường đại học và các doanh nghiệp để tạo mọi cơ chế thuận lợi, chính sách vượt trội, đặc thù để hỗ trợ, thúc đẩy cho nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo.
Nhiệm vụ nữa chúng tôi cũng đang làm là đào tạo nguồn nhân lực kết nối với gần 20 trường đại học hàng đầu để hỗ trợ cho các trường tiếp cận với kinh tế số, chuyển đổi số sớm. Rồi hỗ trợ cho sinh viên khởi nghiệp. Cái này chúng tôi cũng đang làm rất mạnh mẽ, phối hợp với các tập đoàn công nghệ nước ngoài với sự hỗ trợ của Chính phủ các nước. Rồi hỗ trợ chuyển đổi số cho toàn bộ doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam. Chúng ta hiện đang có 800.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam. Chúng tôi tham vọng từ nay đến năm 2030 các doanh nghiệp được tiếp cận, được hỗ trợ cần thiết.
Với rất nhiều nghiệp vụ như vậy, trong đó có đào tạo nguồn nhân lực, chúng tôi muốn trao đổi, hỗ trợ các doanh nghiệp nhưng mà còn trao đổi các satup ra bên nước ngoài. Rồi xin các học bổng, trao đổi đưa sinh viên ra nước ngoài, rồi thành lập mạng lưới đổi mới sáng tạo của Việt Nam quy tụ. Hiện nay có 8 mạng lưới trên thế giới, quy tụ khoảng gần 2000 chuyên gia, nhà khoa học, tri thức trẻ người Việt trên khắp toàn cầu chung tay với lực lượng nghiên cứu trong nước trong đó có những người đang ngồi đây để hình thành công nghệ mới đáp ứng được yêu cầu phát triển. Chúng tôi đang còn nghĩ đến một chương trình nữa là chương trình đào tạo tinh tài cho Việt Nam, cái này đang là tham vọng, nỗ lực đang triển khai trong giai đoạn qua trên tình thần làm sao hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, có điều kiện tốt nhất để chúng ta vươn lên, dùng tri thức của mình, kiến thức của mình đóng góp cho đất nước trong thời gian tới, góp phần thay đổi quốc gia dân tộc, cho Việt Nam trỗi dậy và đạt được các mục tiêu, tham vọng như chúng ta đã đề ra tại Nghị quyết Đại hội XIII vừa rồi.
Nhấn mạnh thêm một số nội dung, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết: Đảng, Nhà nước, Chính phủ đang tiếp tục tạo cơ chế, chính sách, xây dựng và hoàn thiện thể chế, tạo không gian đổi mới sáng tạo được luật pháp bảo đảm, xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, phát triển các vườn ươm công nghệ, các trung tâm đổi mới sáng tạo, các khu công nghệ cao, ưu tiên về nguồn vốn, tạo thuận lợi trong chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, tạo thị trường… để thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
Đại diện thanh niên kiều bào tại Australia hỏi: Là một kiều bào đang sinh sống tại nước ngoài, tại Australia, luôn muốn hướng về cội nguồn, Tổ quốc, tôi xin hỏi Chính phủ hiện nay có những chính sách, giải pháp cụ thể nào nhằm đẩy mạnh các hoạt động hướng về cội nguồn dành cho người Việt Nam ở nước ngoài, nhất là thế hệ trẻ kiều bào chúng tôi, qua đó giúp nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm trong việc cùng xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc?
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: Tôi rất xúc động khi được nghe ý kiến đại diện kiều bào thế hệ sinh ra và lớn lên ở nước ngoài, hôm nay tham gia đối thoại trực tiếp với Thủ tướng Chính phủ và các đồng chí bộ, ngành. Tư tưởng xuyên suốt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước đối với kiều bào ta ở nước ngoài luôn coi đây là một bộ phận không tách rời của dân tộc Việt Nam. Điều này khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với cộng đồng kiều bào ở nước ngoài. Ngược lại kiều bào ta ở nước ngoài cũng rất quan tâm tới sự phát triển trong nước.
Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về công tác người Việt Nam ở nước ngoài cách đây 20 năm, sang năm chúng ta sẽ thực hiện tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết này. Từ đó đến nay chúng ta cũng đã ban hành thêm Chỉ thị số 45-CT/TW, Kết luận số 12-KL/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 169/NQ-CP của Chính phủ về công tác người Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2021 – 2026. Tư tưởng xuyên suốt trong các văn kiện của Đảng và được cụ thể hóa bằng các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, Chính phủ đối với công tác người Việt Nam ở nước ngoài có 2 nội dung:
Thứ nhất, chúng ta tạo điều kiện tốt nhất để cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, trong đó có thanh niên – thế hệ thứ 2, 3 có thể hội nhập và đóng góp, phát triển tốt nhất ở nước sở tại. Điều này rất quan trọng. Thực tế, thời gian qua, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài như Czech, Slovakia và nhiều nơi khác đã được công nhận là một bộ phận cộng đồng ở nước sở tại.
Thứ hai, Đảng và Nhà nước ta tạo điều kiện để cộng đồng Việt Nam ở nước ngoài, trong đó có thanh niên, có thể hướng về quê hương đất nước, tham gia vào các hoạt động trong nước, đóng góp và cùng phát triển với sự phát triển sôi động của đất nước.
Hai tư tưởng này được cụ thể hóa bằng các văn bản pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là Chính phủ có những văn bản như Nghị định 40, Nghị định số 27/2020/NĐ-CP tạo điều kiện về chế độ, chính sách để trọng dụng nhân tài, nhất là thanh niên thế hệ trẻ, đóng góp vào sự phát triển của đất nước.
Ngoài ra, còn nhiều văn bản pháp luật khác như Luật Quốc tịch, Luật Nhà ở, Luật Đất đai sửa đổi… đều quan tâm làm sao tạo điều kiện tốt nhất để cộng đồng bà con ta ở nước ngoài, trong đó có thanh niên, có thể tham gia vào các hoạt động phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Bộ Ngoại giao đã tham mưu và trực tiếp triển khai công tác người Việt Nam ở nước ngoài. Chúng ta cũng tạo ra nhiều kênh khách nhau để gắn kết cộng đồng kiều bào, trong đó có thanh niên, với trong nước.
Hằng năm, chúng tôi đều tổ chức nhiều hoạt động, như Xuân Quê hương với sự tham gia của gần 2000 kiều bào ta ở nước ngoài. Tôi đã gặp rất nhiều thanh niên, trong đó có nhiều cháu thiếu niên, về tham dự chương trình Xuân Quê hương. Các cháu cảm thấy rất tự hào. Ngoài ra, còn có rất nhiều chương trình khác có kiều bào ta ở nước ngoài, nhất là thanh niên, tham gia như các hành trình thăm cội nguồn đất nước, dự lễ giỗ tổ Hùng Vương… Các bạn thanh thiếu niên đều cảm nhận được đây là nơi tổ tiên của chúng ta, dù các bạn ở đâu cũng không thể thiếu sự gắn kết của chính các bạn với các hoạt động, sự phát triển trong nước.
Gần đây nhất, chúng tôi đã thiết lập kênh đối thoại với tri thức kiều bào thanh niên, đối thoại với các doanh nghiệp thanh niên kiều bào. Các cuộc đối thoại rất hiệu quả.
Có thể nói các bạn thanh niên ở nước ngoài cũng là đầu tàu trong việc kết nối quan hệ hữu nghị nhưng đồng thời cũng là kết nối quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa các nước với Việt Nam.
Trong chuyến công tác gần đây tại Áo và một số nước châu Âu, tôi nhận thấy rất nhiều thanh niên kiều bào làm chủ cửa hàng hoặc chuỗi nhập khẩu hàng Việt Nam cung cấp cho các nhà hàng và siêu thị ở châu Âu.
Năm 2019, tôi có chuyến công tác sang Fracisco, Hoa Kỳ và có gặp một cộng đồng con cháu người Việt Nam khoảng 30 người sinh sống tại đây. Tôi rất xúc động và tự hào, các cháu đều là sinh viên nhưng lại là những cán bộ chủ chốt trong các công ty công nghệ cao của Mỹ, từ vũ trụ đến sinh học, trí tuệ nhân tạo, lái xe không người lái… Các cháu tham gia rất tích cực và cho biết đều có kênh liên hệ với trong nước.
Hiện nay, trong nước có Trung tâm đổi mới sáng tạo - rất hiệu quả, nơi đã kết nối, tận dụng được Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, kết nối được cộng đồng bà con ta, nhất là tri thức kiều bào, trên khắp thế giới về Việt Nam, đóng góp, bổ sung thêm trí tuệ của nhân loại.
Tới đây, chúng tôi tiếp tục tham mưu Chính phủ các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để ban hành những chính sách tạo thuận lợi hơn nữa, gắn kết hơn nữa kiều bào ta với trong nước, để đóng góp và đồng hành cùng với đất nước để đạt được khát vọng mục tiêu đến 2045, Việt Nam trở thành nước phát triển, có thu nhập cao.
Chia sẻ thêm, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: rằng người Việt Nam ở trong nước hay ngoài nước đều là con Lạc cháu Hồng. Đảng, Nhà nước có trách nhiệm với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và ngược lại, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm với Tổ quốc, với quê hương. Điểm dung hòa là việc cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bạn Nguyễn Lê Trang, nghiên cứu viên tại Viện Khoa học công nghệ Việt Nam đặt câu hỏi: Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 đặt ra mục tiêu trong việc quy hoạch và sử dụng cán bộ trẻ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, cấp ủy, lãnh đạo đơn vị ở một số nơi chưa nhận thức được đầy đủ trong việc thực hiện chính sách đãi ngộ, thu hút, giữ chân cán bộ trẻ có đủ năng lực, trình độ, kinh nghiệm vào các vị trí công tác phù hợp. Bộ Nội vụ có giải pháp đột phá nào để hiện thực hóa các chỉ tiêu đã được cụ thể trong Chiến lược nhằm tuyển chọn những cán bộ trẻ vào làm việc ở các cơ quan trong hệ thống chính trị nước ta?
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà: Cách đây gần 30 năm, tôi có 5 năm làm Bí thư Tỉnh Đoàn và đồng hành cùng thanh niên. Ngày hôm nay, trong không gian đặc biệt này, gặp gỡ màu áo xanh, nhiều cảm xúc trong tôi ùa về. Tôi cảm ơn thời gian đó và mong muốn, gửi gắm tới các bạn trẻ luôn sống bằng trái tim nhiệt huyết. Như hôm nay Thủ tướng và các Bộ trưởng chia sẻ, chúng ta luôn có khát vọng cống hiến thì sẽ thành công.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước có rất nhiều chủ trương, chính sách chăm lo cho thanh niên, xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ, như: Nghị quyết 25 của BCH Trung ương khoá X; Nghị quyết 26 của BCH Trung ương khoá XII; Chỉ thị 35 và Kết luận 86 của Bộ chính trị. Theo đó, Chính phủ đã trình Quốc hội ban hành để thể chế hoá các Nghị quyết. Mới đây nhất là Chiến lược Phát triển thanh niên 2020 – 2030 đề ra 11 nhóm chỉ tiêu rất quan trọng. Trong đó, có chỉ tiêu đến năm 2030, có 15% thanh niên tham gia quản lý trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà và Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng tại Hội nghị đối thoại - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thời gian qua, có nhiều cấp uỷ chính quyền, bộ, ban, ngành, địa phương làm rất tốt công tác cán bộ trẻ và đạt 10% cán bộ trẻ tham gia cấp uỷ tại các địa phương và bộ ngành. Bên cạnh đó, 7% cán bộ trẻ tham gia lãnh đạo quản lý từ cấp phòng, cấp sở và tương đương trở lên. Như vậy, tỉ lệ này so với mục tiêu đề ra còn khoảng cách khá xa.
Ngoài ra, về chỉ tiêu rất quan trọng là thu hút và trọng dụng người tài như các nhà khoa học trẻ, sinh viên xuất sắc, chúng ta mới chỉ đạt 25% trong mục tiêu đặt ra, thực tiễn còn nhiều hạn chế.
Với góc độ cơ quan tham mưu cho Chính phủ về lĩnh vực này, Bộ Nội vụ cho rằng cốt lõi vấn đề là đề nghị cấp uỷ, chính quyền địa phương, bộ ngành, đoàn thể Trung ương quán triệt và thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách về công tác cán bộ trẻ. Chúng ta phải đảm bảo tỉ lệ cán bộ trẻ tham gia cấp uỷ các cấp trước mắt là 10% và phấn đấu đến năm 2023 là 15% tham gia lãnh đạo quản lý ở các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội.
Chúng tôi mong muốn cấp uỷ chính quyền tạo môi trường chính trị thật tốt để các bạn trẻ có điều kiện phấn đấu, rèn luyện và trưởng thành. Đồng thời, cần xây dựng kế hoạch cụ thể để hoàn thành mục tiêu này trong các cơ quan, đơn vị từ Trung ương đến cấp cơ sở.
Một vấn đề nữa là tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế chính sách. Vừa qua, Bộ Nội vụ đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ về Nghị định 140 nhưng chưa thể bao phủ hết được mà mới chỉ có trọng tâm, trọng điểm là thu hút, trọng dụng cán bộ khoa học trẻ, sinh viên tốt nghiệp xuất sắc. Còn nhiều nguồn nhân lực chất lượng cao khác. Tới đây, chúng tôi sẽ tiếp tục tham mưu hoàn thiện sớm Chiến lược thu hút, trọng dụng nhân tài đến năm 2030 và xây dựng một số Nghị định có liên quan để tạo cơ sở pháp lý cho các bộ, ngành, địa phương thực hiện toàn diện, đầy đủ Chiến lược Phát triển thanh niên đến năm 2030.
Cùng với đó, yếu tố chính cũng đến từ các bạn thanh niên. Hơn lúc nào hết, các bạn cần tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của tổ chức thanh niên để ra sức học tập, rèn luyện, phấn đấu, trưởng thành, thực sự có khát vọng cống hiến, vươn lên lập thân, lập nghiệp và tham gia vào các nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao. Trước hết, đối với vị trí việc làm trong khu vực công, các bạn cố gắng hoàn thiện và cơ quan đơn vị cần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các bạn trẻ
Chúng ta luôn ghi nhớ lời Bác Hồ kính yêu đã dặn thanh niên là "giường cột" của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước.
Bạn Nguyễn Phương Thảo, Thành đoàn Hà Nội đặt câu hỏi: Tôi rất vinh dự được tham gia Hội nghị đối thoại của Thủ tướng Chính phủ với thanh niên năm 2023. Từ đầu hội nghị đến giờ, tôi và các bạn đoàn viên, thanh niên đã được nghe Thủ tướng, các Bộ trưởng chia sẻ những chính sách đào tạo nguồn nhân lực trẻ, chất lượng cao. Lúc này đây, kính mong Thủ tướng chia sẻ, dành lời khuyên, truyền tải thông điệp và gửi gắm kỳ vọng đối với thế hệ trẻ để đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc? Xin trân trọng cảm ơn Thủ tướng!
Đánh giá đây là câu hỏi rất hay và cũng là câu hỏi cuối cùng của cuộc đối thoại, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ đánh giá rất cao cuộc gặp rất ý nghĩa, nơi các đại biểu được chia sẻ những suy nghĩ, trăn trở, lo toan, ấn tượng của mình. Thủ tướng cảm ơn các đại biểu đã có những câu hỏi chân thành, trách nhiệm, đúng, trúng với các vấn đề bạn trẻ quan tâm, các Bộ trưởng, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan đã chia sẻ, giải đáp các trăn trở và nêu ra các giải pháp để làm tốt hơn nữa công tác thanh niên trong thời gian tới đây. Thủ tướng bày tỏ rất vui mừng trước nhiệt huyết, trách nhiệm, năng lượng, sự sáng tạo của thế hệ trẻ Việt Nam một lần nữa được thể hiện trong cuộc đối thoại rất cởi mở, chân thành.
Thủ tướng tin tưởng rằng các thế hệ thanh niên sẽ tiếp tục cống hiến cho quê hương, đất nước, cho sự nghiệp cách mạng của Đảng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng khẳng định Đảng và Nhà nước ta luôn luôn coi trọng và đánh giá rất cao vai trò, vị trí, tầm quan trọng của thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Thanh niên là chủ nhân tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do thanh niên"; "đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên".
Qua các thời kỳ, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, chăm lo cho sự phát triển toàn diện của thanh niên Việt Nam; đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát huy tối đa vai trò của thanh niên, tạo thuận lợi cho thanh niên cống hiến, chia sẻ với đất nước, với dân tộc. Các thế hệ thanh niên đã đóng góp cùng với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân để đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, các bậc tiền bối, lãnh đạo Đảng, Nhà nước qua các thời kỳ và hiện nay là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn gửi gắm, kỳ vọng, tin tưởng vào thanh niên. Thủ tướng mong muốn thanh niên phát huy hơn nữa tinh thần "5 tiên phong", gồm tiên phong trong học tập, rèn luyện, nâng cao kiến thức, bản lĩnh, ý chí trong cuộc sống và công việc; tiên phong trong lao động, sản xuất, kinh doanh, đổi mới sáng tạo trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ 4; tiên phong trong sự nghiệp bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội, bảo vệ chủ quyền đất nước nói chung và chủ quyền biển đảo nói riêng trong mọi hoàn cảnh; tiên phong trong hội nhập quốc tế để bạn bè quốc tế thấy thanh niên Việt Nam không thua kém bất cứ nước nào về ý chí, trí tuệ, phẩm chất, tình cảm, sự chân thành; tiên phong trong phòng chống tiêu cực, tham nhũng, đấu tranh chống các thế lực thù địch, các tổ chức phản động, các thông tin xấu độc.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các bộ, ngành chụp ảnh cùng các đại biểu thanh niên
Thủ tướng nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước, nhân dân luôn quan tâm, đùm bọc, chăm lo cho thanh niên và thanh niên Việt Nam cũng luôn nhận thức rõ trách nhiệm với đất nước, với dân tộc. Thủ tướng tin tưởng rằng các thế hệ thanh niên sẽ tiếp tục cống hiến cho quê hương, đất nước, cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, sẵn sàng làm bất cứ nhiệm vụ gì khi Tổ quốc, nhân dân cần; luôn giữ vững mục tiêu, lý tưởng độc lâp dân tộc và chủ nghĩa xã hội, khát vọng vươn lên mọi lúc ở mọi lúc, mọi nơi, bản lĩnh vững vàng trong mọi hoàn cảnh, đổi mới sáng tạo mạnh mẽ trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ 4, trách nhiệm với chính mình, gia đình, xã hội, cống hiến hết mình vì đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, nhân dân Việt Nam hạnh phúc, ấm no.
Thủ tướng khẳng định, chúng ta tin tưởng và luôn tạo môi trường, luôn cổ vũ để thanh niên phát huy tinh thần cống hiến, xung kích, tình nguyện và trách nhiệm trước Tổ quốc và Nhân dân, hoàn thành mục tiêu, lý tưởng của mình và mong muốn, tâm nguyện của thế hệ cha anh đi trước, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Kết thúc buổi Đối thoại, đồng chí Bùi Quang Huy, Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phát biểu:
Thay mặt Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và đoàn viên, thanh niên cả nước, tôi xin trân trọng cảm ơn Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, cùng các đồng chí lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương đã tham gia đối thoại với thanh niên hôm nay; xin trân trọng tiếp thu các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại hội nghị đối thoại. Đây là những định hướng quan trọng đối với chiến lược xây dựng nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao, đáp ứng kỷ nguyên 4.0 và với công tác của Đoàn thời gian tới; đồng thời, là nguồn động viên, kỳ vọng của Chính phủ đối với thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.
Thế hệ thanh niên ngày nay được sống, lao động và học tập trong môi trường hòa bình, dân chủ; được thừa hưởng những thành quả của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đổi mới đất nước; được rèn luyện, cống hiến và trưởng thành trong sự ổn định chính trị, sự phát triển về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ; được Đảng và Nhà nước tạo nhiều cơ hội để nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn cao hơn các lớp thanh niên đi trước. Những lợi thế đó là hành trang giúp thanh niên vững bước, xung kích trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quóc và hội nhập quốc tế sâu rộng.
Ngày hôm nay, Thủ tướng Chính phủ đối thoại với hơn 5.000 đoàn viên, thanh niên đại diện cho hơn 20 triệu thanh niên cả nước. Thủ tướng Chính phủ cũng chúc mừng 20 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu và triển vọng năm 2022, đại diện cho gần 300 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu qua 27 lần tôn vinh, thể hiện sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước đối với tuổi trẻ Việt Nam.
Sự quan tâm, động viên kịp thời đó của Thủ tướng là nguồn năng lượng rất tích cực, truyền động lực, cảm xúc, tinh thần thi đua cho thế hệ trẻ Việt Nam trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động tới mọi mặt của đời sống xã hội, tiếp thu, lĩnh hội các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tiếp thu các thông tin mà lãnh đạo các bộ, ngành gửi gắm đến thanh niên Việt Nam ngày hôm nay, với tinh thần "Khát vọng, tiên phong, đoàn kết, bản lĩnh, sáng tạo", Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xin cam kết trước Đảng, Chính phủ và thế hệ trẻ Việt Nam về việc hiện thực hóa các chủ trương, nhiệm vụ góp phần xây dựng nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao đáp ứng kỷ nguyên 4.0.
Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và cách mạng 4.0, khi nền kinh tế chủ yếu dựa trên tri thức thì nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực trẻ chất lượng cao ngày càng thể hiện vai trò quyết định. Tại hội nghị Đối thoại hôm nay, thay mặt Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và thanh niên Việt Nam, tôi trân trọng đề nghị Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, các địa phương quan tâm về những đề xuất, kiến nghị, mong muốn, nguyện vọng chính đáng và hợp pháp của thanh niên như các ý kiến mà thanh niên đã bày tỏ, chia sẻ tại Hội nghị hôm nay.
Thay mặt tuổi trẻ Việt Nam, tôi xin cảm ơn và tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; trân trọng cảm ơn thông tin định hướng, chia sẻ của lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương với thanh niên; xin trân trọng cảm ơn chính quyền các địa phương, các đơn vị đã quan tâm phối hợp với tổ chức Đoàn các cấp trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật về thanh niên và công tác thanh niên; xin cảm cảm ơn nhiều ý kiến tâm huyết, đề xuất, kiến nghị của các bạn thanh niên gửi tới Hội nghị đối thoại. Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ cùng các bộ, ngành sẽ sớm giải quyết các vấn đề mà thanh niên quan tâm, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết theo quy định.
BBT Tweet