Diễn đàn “Tiếng nói tuổi trẻ - Hành động của Đoàn”: Hơn 3.500 câu hỏi gửi tới Ban Bí thư T.Ư Đoàn

17:11 17/03/2023     9029

Thanh niên tình nguyện   ĐTN: Diễn đàn "Tiếng nói tuổi trẻ - Hành động của Đoàn" tổ chức chiều nay 17/3 được kết nối với hơn 11 nghìn điểm cầu trong và ngoài, thu hút hơn 9,2 triệu lượt ĐVTN tiếp cận trên các nền tảng trực tuyến. Trong gần 3 tiếng đồng hồ, đã có 573 câu hỏi được Ban Bí thư T.Ư Đoàn trả lời trực tiếp và trực tuyến trên website của Diễn đàn, trong số hơn 3.500 câu hỏi được gửi tới Diễn đàn.

Đây là diễn đàn để Ban Bí thư Trung ương Đoàn lắng nghe ý kiến, nguyện vọng, hiến kế của đoàn viên, thanh niên, thiếu niên, nhi đồng trong và ngoài nước; đồng thời trao đổi về những giải pháp của Đoàn, Hội, Đội để thực hiện những vấn đề mà các bạn trẻ đang quan tâm, đặc biệt là việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII. 

 

 

Tham gia diễn đàn có các đồng chí trong Ban Bí thư Trung ương Đoàn:  đồng chí Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đoàn; đồng chí Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư thường trực BCH Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam; đồng chí Ngô Văn Cương, Bí thư BCH Trung ương Đoàn, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đoàn; đồng chí Nguyễn Tường Lâm, Bí thư BCH Trung ương Đoàn, Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban quốc gia về Thanh niên Việt Nam; đồng chí Nguyễn Phạm Duy Trang, Bí thư BCH Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương; đồng chí Nguyễn Minh Triết, Bí thư BCH Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam.

Đại diện lãnh đạo các cơ quan: đồng chí Tạ Văn Hạ, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội; đại diện Ban Dân vận Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Ban Nội chính Trung ương; lãnh đạo các ban phong trào và Văn phòng Trung ương Đoàn; Tổng Thư ký, Chánh Văn phòng Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam; Trưởng Ban Thanh niên Quân đội; Trưởng Ban Thanh niên công an nhân dân, Thành đoàn Hà Nội, Đoàn Khối Các cơ quan Trung ương, Đoàn Khối Doanh nghiệp Trung ương, và một số đại diện Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2022.

 

 

Diễn đàn được tổ chức với 2 phần: phần 1: “Phát huy sức trẻ xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc”; phần 2 “Đồng hành, tạo môi trường để thanh thiếu nhi phát triển toàn diện”. Để chuẩn bị cho Diễn đàn, từ đầu tháng 3, T.Ư Đoàn đã chính thức tiếp nhận câu hỏi của các cấp bộ đoàn, đoàn viên, thanh thiếu nhi cả nước tại website: doithoai.doanthanhnien.vn

Mở đầu diễn đàn, đồng chí Bùi Quang Huy - Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất BCH T.Ư Đoàn phát biểu: “Lời đầu tiên, thay mặt Ban Bí thư Trung ương Đoàn, rất cám ơn các bạn đoàn viên, thanh thiếu nhi trong và ngoài nước đã dành thời gian tham dự diễn đàn tại các điểm cầu, theo dõi trên các kênh thông tin của diễn đàn. Tôi và Ban Bí thư Trung ương Đoàn, lãnh đạo các ban Trung ương Đoàn hy vọng sẽ đáp ứng được tốt nhất những yêu cầu, chia sẻ của các bạn trong diễn đàn hôm nay. Kỳ vọng tất cả các câu hỏi trong diễn đàn đều được trả lời. Nếu không đủ thời gian trả lời trực tiếp tại diễn đàn, các câu hỏi của đoàn viên, thanh niên sẽ được Ban Bí thư Trung ương Đoàn trả lời qua nhiều kênh khác nhau. Hy vọng, diễn đàn sẽ diễn ra sôi nổi, có nhiều thông tin bổ ích”, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy chia sẻ.

 

Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Bùi Quang Huy phát biểu khai mạc Diễn đàn

 

Bạn Nguyễn Mạnh Ninh, đoàn viên chi đoàn Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Quảng Ninh đặt câu hỏi trực tuyến qua điểm cầu: “Hiện nay, em thấy truyền thông của Đoàn nhắc rất nhiều đến cụm từ “chuyển đổi số”. Năm 2023 được chọn chủ đề là “Năm chuyển đổi số các hoạt động của Đoàn”. Theo em được biết, muốn chuyển đổi số thành công thì trước hết phải có con người số. Em cũng như các bạn đoàn viên, thanh niên Quảng Ninh rất mong muốn anh chia sẻ với chúng em về vấn đề này?

Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy: Muốn chuyển đổi số cần có những con người làm trong môi trường số. Có 2 yếu tố quan trong xây dựng “con người số” là nhận thức số và năng lực số. Nhận thức số đóng vai trò rất quan trọng, vì chuyển đổi số có tính chất phá hủy, thay đổi hoàn toàn phương thức làm việc cũ. Nếu nhận thức không đúng vai trò của nó thì không có quyết tâm để thực hiện thay đổi.

Thái độ, kiến thức và kỹ năng giúp chúng ta làm việc được trong môi trường số. Vai trò của tổ chức Đoàn và tổ chức khác là cần tạo môi trường để bạn trẻ phát triển kỹ năng số đó.

Từng đoàn viên thanh niên cần có ý thức tham gia vào quá trình chuyển đổi số và tự nâng cao năng lực số là điều rất quan trọng. Cả Đoàn thanh niên và đoàn viên, thanh niên cùng làm thì sẽ thực hiện quá trình chuyển đổi số tốt được.

Hiện Trung ương Đoàn đang xây dựng đề án “Nâng cao năng lực số cho thanh thiếu niên Việt Nam giai đoạn 2023 - 2030” trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với mục tiêu hỗ trợ thanh thiếu niên nâng cao nhận thức, thái độ; trang bị kiến thức, kỹ năng phục vụ giao tiếp xã hội, học tập, nghiên cứu, giải trí, làm việc, khởi nghiệp sáng tạo... trong môi trường số. Đề án với nhiều nhóm giải pháp khác nhau.

Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy mời đồng chí Nguyễn Thiên Tú, Giám đốc Trung tâm Phát triển Khoa học công nghệ và tài năng trẻ tham gia trả lời tiếp câu hỏi này:

Đồng chí Nguyễn Thiên Tú: Trung ương Đoàn đang tích cực tham mưu các bộ ngành về đề án xây dựng đề án “Nâng cao năng lực số cho thanh thiếu niên Việt Nam giai đoạn 2023 - 2030” trình Thủ tướng Chính phủ. Đề án nhằm đánh gia nâng cao năng lực số thời gan qua và hạn chế về năng lực số của thanh niên hiện nay; đề án cũng nghiên cứu năng lực số ở nước ngoài.

 

Đồng chí Nguyễn Thiên Tú, Giám đốc Trung tâm Phát triển Khoa học công nghệ và tài năng trẻ T.Ư Đoàn trả lời câu hỏi của bạn Nguyễn Mạnh Ninh

 

Đề án xác định mục tiêu chung, cụ thể qua từng giai đoạn Phần 1, trong đó đặt ra 5 nhóm nhiệm vụ: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về năng lực số; đề xuất phối hợp với các cơ quan doanh nghiệp số để phát triển năng lực số; hợp tác quốc tế trong nâng cao năng lực số; năng lực sử dụng thiết bị phần, khai thác phần mềm, đổi mới sáng tạo…

Bên cạnh đó, các cơ quan tham mưu tiến hành nghiên cứu khảo sát để xây dựng khung năng lực số;xây dựng bộ chỉ số về năng lực số.

Câu hỏi thứ 2 được gửi tới chương trình với nội dung như sau: “Như các anh đã biết, internet, mạng xã hội mang lại cho chúng ta rất nhiều tiện ích, nhưng cũng có những mặt tiêu cực ảnh hưởng tới tâm sinh lý và hành vi của thanh thiếu nhi, đặc biệt là các thông tin sai sự thật rất khó phân biệt, nhận diện được. Chúng em rất mong các anh, chị có thể chia sẻ giải pháp để giúp thanh niên tăng cường “sức đề kháng” trước các thông tin xấu, độc, sai sự thật trên mạng xã hội”. Đây là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn thanh niên, như bạn Cao Trang Nhung (Tuyên Quang), Phạm Văn Liết (Vĩnh Long), Phan Thị Ngọc Ánh (Nghệ An), Võ Phước Lộc (An Giang) và 80 bạn khác gửi tới hệ thống website của chương trình.

Đồng chí Nguyễn Ngọc Lương: Đây là câu hỏi thú vị và mang tính thời sự; hay được đặt ra tại nhiều diễn đàn, tọa đàm. Hiện Thủ tướng Chính phủ đã ban hành đề án giáo dục lý tưởng đạo đức cách mạng lối sống văn hóa trên không gian mạng giai đoạn 2022 - 2030, trên cơ sở đề xuất của Trung ương Đoàn. Trung ương Đoàn cũng đã ban hành nhiều kế hoạch, nội dung để thực hiện các nội dung công việc.

 

Đồng chí Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư thường trực BCH Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam trả lời câu hỏi được nhiều đoàn viên, thanh niên gửi tới Diễn đàn

 

Tôi nói có bốn ý để phát huy tốt lợi ích, gía trị của mạng xã hội, đồng thời khắc phục những mặt tiêu cực khi sử dụng mạng xã hội.

Thứ nhất, mỗi bạn trẻ cần hình thành ý thức, thái độ và văn hóa sử dụng mạng xã hội tích cực. Chúng ta đã có Luật An ninh mạng được Quốc hội thông qua năm 2019, Trung ương Đoàn cũng thường xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo, diễn đàn, tọa đàm cung cấp thông tin liên quan đến việc sử dụng mạng xã hội. Cũng có nhiều tài liệu giấy, điện tử và hệ thống báo chí của Đoàn giúp các bạn sử dụng mạng xã hội an toàn.

Thứ hai, các bạn cần tự trang bị kho tàng tri thức, kiến thức và cập nhật thông tin, từ chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, các kế hoạch của Trung ương Đoàn. Bên cạnh đó, các bạn tích cực tham gia hoạt động xã hội, của Đoàn, Hội. Qua đó có lý luận và thực tiễn để nhận diện vấn đề.

Thực tế, khi có nhiều thông tin kiểm chứng, thì người ta tìm thông tin chính thống. Đối với Đoàn, với thanh niên, các bạn trẻ có thể tìm đến báo Tiền Phong, báo Thanh Niên, website của Trung ương Đoàn, hệ thống fanpage của tổ chức Đoàn. Các bạn hoàn toàn có thể trao đổi với cán bộ Đoàn các cấp, với Ban Bí thư Trung ương Đoàn.

Thứ ba, các thông tin tiêu cực bớt đi thì cần sự chung tay của cộng đồng, các bạn trẻ. Chúng ta lấy cái đẹp dẹp cái xấu, lan tỏa nhiều câu chuyện, hành động đẹp, nghĩa cử nhân ái...

Thứ tư, mỗi bạn trẻ ngoài kiến thức, cần bản lĩnh để đấu tranh, phê bình, phản biện những thông tin xấu độc, hành vi chưa tốt, lệch chuẩn trên mạng xã hội.

Với những điều như vậy, tôi tin các bạn sẽ có lá chắn vững chắc, lăng kính sàng lọc thông tin.

Bạn Trần Thanh Tiến (Vĩnh Long), Nguyễn Minh Quân (Đồng Nai) và 12 bạn khác hỏi“Các anh, chị có thể chia sẻ những giải pháp để thanh thiếu nhi ngày nay có cơ hội được tìm hiểu và quan tâm nhiều hơn nữa đến các giá trị truyền thống, đạo đức, lối sống văn hóa, lịch sử cách mạng của dân tộc trong bối cảnh hội nhập văn hoá ngày càng sâu rộng hiện nay”.

Đồng chí Nguyễn Minh Triết: Đây là một nội dung mà Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII rất quan tâm, thảo luận, đưa ra giải pháp để đoàn viên thanh niên có cơ hội tiếp cận nhiều hơn với những kiến thức về lịch sử, văn hóa đất nước.

 

Đồng chí Nguyễn Minh Triết, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam trao đổi tại Diễn đàn

 

Trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay, một trong những giải pháp để tạo điều kiện cho các bạn trẻ tiếp cận nhiều hơn đó là đưa được các nội dung về giáo dục lịch sử, văn hóa đất nước đến gần với thanh niên thông qua những giải pháp về số. Làm sao để hình thức gần gũi, dễ nhớ, dễ tiếp cận, dễ tham gia hơn là vấn đề cần quan tâm và đầu tư. Bằng tình yêu với văn hóa, lịch sử, các bạn trẻ không chỉ tiếp nhận thông tin mà đã từng bước sản xuất nội dung hiện đại, rất gần gũi về các kiến thức, nội dung về văn hóa, lịch sử dân tộc.

Trả lời thêm, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy nhấn mạnh: khi nhắc đến việc tiếp cận giá trị truyền thống, có 2 hình thức cơ bản: Trực tiếp và trực tuyến. Nếu tiếp cận trực tiếp thì chi phí cao hơn rất nhiều. Hiện nay, hình thức các cấp bộ Đoàn đang làm để quảng bá văn hóa là giới thiệu di tích lịch sử, thành lập đội hình tình nguyện để giới thiệu, quảng bá văn hóa. Đã có một số cơ sở làm rất tốt việc này. Với giải pháp trực tuyến, cần làm mạnh mẽ hơn chuyện số hóa các di tích lịch sử, tổ chức các cuộc thi để lan truyền rộng rãi giá trị văn hóa.

Bạn Nguyễn Văn Trường, Bí thư đoàn xã Tân Bình, huyện Như Xuân, Thanh Hóa đặt câu hỏi: “Là một thanh niên sinh ra và lớn lên ở khu vực nông thôn, giàu bản sắc, văn hóa, người dân hài hòa thân thiện, để hình ảnh làng quê mình tạo ra bản sắc riêng thu hút người dân xa quê quay trở về nhiều hơn, khách phương xa tìm đến trải nghiệm khám phá nét tinh hoa, sản phẩm từ làng được tiêu thụ nhiều hơn, ưa chuộng hơn, thu nhập người dân được nâng thêm, phát huy tiềm năng sẵn có của địa phương. Vậy trong thời gian tới Trung ương Đoàn có kế hoạch, hướng dẫn nào, hay dự định gì để thúc đẩy xây dựng nông thôn mới thôn bản trở thành những “Làng quê đáng sống” hay không?”.

Đồng chí Ngô Văn Cương: Câu hỏi này là nhiệm vụ rất quan trọng mà Trung ương Đoàn đang triển khai xây dựng nông thôn và xây dựng thôn bản trở thành “Làng quê đáng sống”.

 

Đồng chí Ngô Văn Cương, Bí thư Trung ương Đoàn trả lời câu hỏi của các bạn đoàn viên, thanh niên tại Diễn đàn

 

Để phát huy vai trò của thanh niên tham gia xây dựng nông thôn mới, nhất là xây dựng nông thôn mới thôn, bản trở thành những “Làng quê đáng sống”, Trung ương Đoàn triển khai nhiều nội dung, nhiệm vụ. Ngay từ đầu năm, Trung ương Đoàn có hướng dẫn các cấp bộ Đoàn trong việc triển phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, từ đó các cấp bộ Đoàn chọn lựa những giải pháp cụ thể để triển khai cho phù hợp với từng địa phương, đơn vị.

Ngày 12/3/2023 vừa qua, các cấp bộ Đoàn đã triển khai đồng loạt trên toàn quốc “Tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới”; mỗi cấp bộ Đoàn, mỗi đoàn viên thanh niên nông thôn có việc làm cụ thể để xây dựng thôn, bản trở thành “Làng quê đáng sống”.

Chúng ta cũng biết, sau khi dịch bệnh COVID-19 ổn định, rất nhiều lao động từ thành phố lớn về quê không trở lại làm việc, chính vì vậy tổ chức Đoàn, ngoài việc vận động người lao động trở lại thành phố làm việc thì cũng cần có giải pháp để hỗ trợ cho những thanh niên ở lại lập nghiệp ngay trên chính quê hương mình, như: Tư vấn hỗ trợ kiến thức, giới thiệu mô hình phát triển kinh tế phù hợp. Bên cạnh đó hỗ trợ vốn thông qua vốn 120, vốn ủy thác, vốn ưu đãi khác… Trung ương Đoàn cũng khuyến khích tổ chức đoàn tham mưu cấp ủy chính quyền các cấp, các đơn vị liên quan để giới thiệu vốn cho đoàn viên thanh niên nông thôn khởi nghiệp, lập nghiệp ngay trên mảnh đất quê hương mình.

Bạn Võ Công Thành - Chủ nhiệm CLB Dấu chân Tình nguyện Quảng Ngãi, Phó Ban thường thực Mạng lưới Tình nguyện Quốc gia khu vực miền Trung, hỏi trực tuyến tại điểm cầu Quảng Ngãi: “Thời gian qua, phong trào Thanh niên tình nguyện đã được triển khai và hưởng ứng rộng rãi của đoàn viên, thanh niên. Xin anh, chị chia sẻ một số giải pháp để nâng cao tính bền vững, sức lan tỏa, tăng cường sự kết nối của phong trào thanh niên tình nguyện?”

Đồng chí Nguyễn Hải Minh, Trưởng ban Đoàn kết tập hợp thanh niên Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch thường trực Hội LHTN Việt Nam: Phong trào Thanh niên tình nguyện luôn nhận được sự quan tâm và sự tham gia của cán bộ, đoàn viên, thanh niên cả nước. Tuy nhiên, như bạn Thành nói, vẫn có một số hạn chế liên quan tới việc triển khai phong trào, tính bền vững của hoạt động.

 

Diễn đàn 'Tiếng nói tuổi trẻ - Hành động của Đoàn': Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của thanh niên ảnh 1

Đồng chí Nguyễn Hải Minh, Trưởng ban Đoàn kết tập hợp thanh niên Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch thường trực Hội LHTN Việt Nam

 

Nhiệm kỳ tới, Trung ương Đoàn đã đưa ra nhiều giải pháp nâng cao tính hiệu quả, bền vững của phong trào thanh niên tình nguyện. Trong Nghị quyết Đại hội Đoàn XII và Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết đã đưa ra nhiều giải pháp.

Đầu tiên, tăng cường tính kế hoạch trong việc triển khai các hoạt động tình nguyện; lựa chọn các nội dung hoạt động tình nguyện đảm bảo hiệu quả, bền vững. Chẳng hạn, trong chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc XII có nêu rõ mỗi tỉnh thành Đoàn xây dựng, hoàn thành 1 - 2 dự án tình nguyện trong cả nhiệm kỳ, nhưng các dự án đó có chất lượng, hiệu quả, giải quyết các vấn đề quan trọng.

Thứ hai, nâng cao chất lượng con người làm tình nguyện. Trước thềm Đại hội Đoàn toàn quốc XII, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chương trình nâng cao năng lực quản lý điều phối hoạt động tình nguyện cho đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội với nhiều giải pháp cụ thể.

Thứ ba, phương thức triển khai hoạt động tình nguyện, Ban Bí thư Trung ương Đoàn chỉ đạo tăng cường việc áp dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số vào việc triển khai các hoạt động tình nguyện. Trong đó, có việc xây dựng hình thành cổng thông tin tình nguyện quốc gia để chia sẻ kết quả tình nguyện, hoạt động tình nguyện.

 

 

Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy chia sẻ thêm: Trong Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII có xác định chủ trương trong hoạt động tình nguyện để tăng tính bền vững, hiệu quả. Đó là thông qua hoạt động ba liên kết: Liên kết lực lượng - địa bàn - cộng đồng. Cụ thể, khuyến khích sự phối hợp giữa các lực lượng; một đơn vị đoàn liên kết với miền núi để thực hiện một hoạt động; một hoạt động có thể lan tỏa, liên kết với cộng đồng. Ba liên kết sẽ góp phần thực hiện việc bền vững.

Từ điểm cầu Nhật Bản, bạn Nguyễn Thị Trâm Anh, Phó Chủ tịch Hội Thanh niên, sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản đặt câu hỏi: “Qua theo dõi các kênh thông tin, thanh niên Việt Nam ngày càng tham gia nhiều vào các hoạt động quốc tế, như: tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, tham gia các đoàn cứu hộ, cứu nạn hỗ trợ các nước…Anh, Chị có thể định hướng thêm giúp chúng em về hoạt động tình nguyện quốc tế trong thời gian tới được không ạ?”.

Đồng chí Nguyễn Tường Lâm- Bí thư Trung ương Đoàn, Phó Chủ nhiệm thường trực UBQG về thanh niên Việt Nam: Rất cảm ơn bạn Trâm Anh, dù ở xa vẫn gửi câu hỏi về chương trình. Những hoạt động tình nguyện quốc tế, cứu trợ động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ như bạn vừa nói đã khẳng định trách nhiệm, vị trí và hình ảnh của Việt Nam trên cộng đồng quốc tế. Nhưng tình nguyện quốc tế của thanh niên bạn đặt câu hỏi ở đây, vấn đề nhỏ hơn.

 

 

Tôi xin chia sẻ với bạn, nếu hoạt động tình nguyện quốc tế từ trong nước ra, chúng ta có hoạt động tình nguyện với địa bàn giáp biên giới tại Lào, Campuchia. Đối với địa bàn khác ngoài Nhật Bản, hiện nay chúng ta có 21 tổ chức Đoàn, Hội Sinh viên ở các nước và có nhiều hoạt động tình nguyện. Ví dụ như trong dịch Covid-19 vừa rồi, ngoài Nhật Bản, tổ chức Đoàn, Hội Sinh viên ở Nga, Séc… tổ chức nhiều hoạt động tình nguyện không chỉ người Việt, mà còn có nước sở tại. Điều này khẳng định hình ảnh của thanh niên Việt Nam.

Khi tổ chức các hoạt động tình nguyện quốc tế, tôi nghĩ các bạn ở nước ngoài có thể liên hệ với tổ chức Đoàn, Hội Sinh viên Việt Nam đã có ở 22 quốc gia. Ngoài ra, nếu có dự án cụ thể, các bạn có liên hệ trực tiếp với Ban Quốc tế (Trung tâm Tình nguyện quốc gia) để cùng phối hợp tổ chức.

Bên cạnh các hoạt động tình nguyện tại nước sở tại, tôi cũng mong muốn các hoạt động tình nguyện của tổ chức Đoàn, Hội ở nước ngoài hãy hướng về quê hương, đất nước mình, hòa chung với các hoạt động tình nguyện ở trong nước".

Bạn Dương Thu Nga, đoàn viên, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội hỏi: “Môi trường và bảo vệ môi trường là vấn đề rất quan trọng để phát triển bền vững đất nước. Qua theo dõi, ô nhiễm rác thải đang là vấn đề nhức nhối của xã hội. Trong thời gian vừa qua, Trung ương Đoàn đã có những giải pháp nào để nâng cao nhận thức của đoàn viên thanh niên và người dân trong việc phân loại và xử lý rác thải tại địa phương mình?

Bí thư Trung ương Đoàn Ngô Văn Cương: Công tác bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu là vấn đề rất quan trọng trong thời điểm Trái đất nóng lên. Hằng năm, Trung ương Đoàn đều ban hành hướng dẫn Đoàn các cấp trong triển khai công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, giúp mỗi cấp bộ Đoàn, đoàn viên thanh niên lựa chọn giải pháp cụ thể để triển khai ở địa phương mình.

Cuối tuần này (ngày 19/3), Đoàn các cấp tổ chức ngày Chủ nhật Xanh toàn quốc, thông qua ngày Chủ nhật Xanh hướng các cấp bộ Đoàn, mỗi đoàn viên thanh niên có việc làm cụ thể trong công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là việc phân loại và xử lý rác thải.

 

 

Phân loại và xử lý rác thải tại nguồn là giải pháp hết sức quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường, chính vì vậy, muốn nâng cao nhận thức cho đoàn viên, thanh niên và người dân trong phân loại và xử lý rác thải thì phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn việc phân loại và xử lý rác thải tại các cấp bộ Đoàn để làm sao thay đổi tư duy nhận thức người dân trong phân loại, xử lý rác thải.

Trong những năm vừa qua, đặc biệt năm 2022, Trung ương Đoàn đã chỉ đạo thành lập 700 đội thanh niên tình nguyện ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, Trung ương Đoàn cũng tổ chức tập huấn, trang bị kiến thức, kỹ năng cho các đội thanh niên tình nguyện trong phân loại và xử lý rác thải tại nguồn.

Bên cạnh đó, chúng ta cần đẩy mạnh phong trào “Chống rác thải nhựa”, triển khai mô hình hiệu quả, như: Chung cư giảm thiểu rác thải nhựa, chợ dân sinh giảm rác thải nhựa, mô hình văn phòng xanh. Hiện nay, cơ bản các chương trình, hoạt động, các cuộc họp, giao ban của tổ chức Đoàn là không sử dụng chai nhựa.

Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy bổ sung thêm: Văn kiện Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII cũng nêu một số vấn đề đề liên quan bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu. Việc xây dựng một số mô hình làm việc bảo vệ môi trường đóng vai trò rất quan trọng, trong đó công tác tuyên truyền đảm bảo 4T: Từ chối, tiết chế, tiết giảm, tái chế.

Diễn viên Lương Thu Trang: Là người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật, em rất vui mừng khi thời gian qua, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật của Việt Nam đã từng bước vươn ra quốc tế, đạt được nhiều giải thưởng cao quý. Em và các bạn trong Nhà hát Tuổi trẻ cũng mong muốn phát triển, quảng bá hơn nữa văn hóa Việt Nam thông qua các hình thức nghệ thuật không chỉ ở trong nước mà vươn tầm và khẳng định giá trị với thế giới. Vậy, em mong các anh, chị có thể chia sẻ, định hướng thêm về vấn đề này.

 

Diễn viên Lương Thu Trang đặt câu hỏi trực tiếp với Ban Bí thư T.Ư Đoàn tại Diễn đàn

 

Đồng chí Nguyễn Ngọc Lương: Trung ương Đoàn rất trân trọng và đánh giá cao nỗ lực và sự đóng góp của đội ngũ văn nghệ sĩ trong quá trình phát triển đất nước, cũng như đồng hành với các hoạt động của Đoàn, Hội.

Đảng ta xác định rõ phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội. Trong quá trình phát triển đất nước hiện nay, tôi cho rằng, văn hóa là sức mạnh nội sinh phát triển đất nước, lợi thế so sánh của các quốc gia.

Nói câu chuyện đó để mỗi người Việt Nam, trong đó có các bạn trẻ sẽ luôn tự hào truyền thống, văn hóa giàu bản sắc dân tộc của Việt Nam. Từ đó, mỗi bạn có hành động, ý tưởng để nhân lên giá trị tốt đẹp của dân tộc; xóa đi những hủ tục lạc hậu. Trong những thành phần làm điều này, có vai trò quan trọng của các bạn văn nghệ sĩ trẻ.

 

 

Hội LHTN Việt Nam hiện có CLB Văn nghệ sĩ trẻ. Năm nay, Trung ương Đoàn sẽ lần đầu tiên có Liên hoan văn nghệ sĩ trẻ toàn quốc. Đây là những sân chơi, môi trường hoạt động bổ ích dành cho các bạn văn nghệ sĩ trẻ. Trung ương Đoàn cũng sẽ phối hợp với các cơ quan, đơn vị để đồng hành với văn nghệ sĩ trẻ; đồng thời kết nối với các đại sứ quán, sinh viên Việt Nam ở ngoài nước để lan tỏa sản phẩm văn hóa, diễn viên có hành động tốt.

Thực tiễn, các bạn văn nghệ sĩ trẻ tham gia với Đoàn, bên cạnh việc tự thấy được các giá trị tốt đẹp, còn cùng với Đoàn lan tỏa tốt hơn các giá trị tốt đẹp tới cộng đồng.

Tôi mong muốn các bạn văn nghệ sĩ trẻ phát huy tinh thần tiên phong gương mẫu lan tỏa giá trị tốt đẹp của dân tộc không chỉ trong nước mà cả quốc tế.

Chương trình nhận được một lá thư rất đặc biệt, của một chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam. Chị là con gái duy nhất của Anh hùng liệt sỹ Thiếu úy Trần Văn Phương, người đã anh dũng hi sinh với lời thề giữ vững chủ quyền biển đảo của đất nước “Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo. Hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng Hải quân anh hùng”. Đó là bức thư gửi từ Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân, của Thượng úy quân nhân nhân chuyên nghiệp Trần Thị Thủy.

Qua thư, chị Trần Thị Thủy đặt câu hỏi: Trong suốt những năm qua, việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc được Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành trên cả nước quan tâm. Thế hệ trẻ bây giờ cũng nắm được giá trị của biển đảo, chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc bằng các biện pháp và nhiều hình thức giáo dục, tuyên truyền. 

Tuy nhiên, để nhiệm vụ bảo vệ biển đảo quê hương không chỉ đơn thuần là việc bảo vệ lãnh thổ đất nước mà còn là nhiệm vụ, trọng trách của tuổi trẻ hôm nay và mai sau thì T.Ư Đoàn cần có những giải pháp nào để triển khai cụ thể hơn, nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác giáo dục, giúp cho các em, các con hiểu rõ hơn nữa về chủ quyền biển đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc; những trọng trách mà các em, các con phải làm để góp phần khẳng định, phát huy và bảo tồn những thành quả mà thế hệ cha ông đã xây dựng và gìn giữ. 

Đồng chí Nguyễn Minh Triết: Chúng tôi rất xúc động và tiếc là vì lý do công việc, chị Thủy không thể trực tiếp đặt câu hỏi. Tôi cũng xin chia sẻ với chị Thủy về cách làm, giải pháp của Đoàn trong tuyên truyền về chủ quyền biển đảo Tổ quốc, khơi dậy tinh thần yêu nước và sẵn sàng cống hiến.

Đối với tổ chức Đoàn, Hội, chúng tôi luôn coi tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo, khơi dậy tinh thần yêu nước là nhiệm vụ trọng tâm triển khai trong thời gian vừa qua. Đây cũng là một trong 3 phòng trào lớn của Đoàn. 

Trong giải pháp, chúng tôi thống nhất triển khai một giải pháp: thanh niên xung kích bảo vệ chủ quyền, biển đảo Tổ quốc. Trong đó, hàng năm, T.Ư Đoàn đều tổ chức hành trình tuổi trẻ vì biển đảo quê hương, sinh viên hướng về biển đảo đến các điểm đảo; tổ chức những chuyến tàu ra các đảo, trong đó có Trường Sa để thực hiện công trình tình nguyện. 

Chúng tôi luôn tập trung triển khai các hoạt động này với mong muốn mở rộng quy mô tiếp cận, không chỉ thanh niên, sinh viên trong nước mà có nhiều thanh niên, sinh viên ở nước ngoài cũng có cơ hội tham gia; được tiếp cận các thông tin và có việc làm cụ thể, thiết thực để tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. 

Bên cạnh đó, trong tuyên truyền, các cơ quan báo chí của Đoàn luôn xem đây là nhiệm vụ trọng tâm trong tổ chức các hoạt động và tập trung nhất vào các chương trình: tháng biên giới, tình nguyện hè… T.Ư Đoàn luôn xác định biển đảo, biên giới là địa bàn trọng tâm để thanh niên, sinh viên được đến trải nghiệm và cống hiến sức trẻ của mình đối với vùng đất là phên giậu của Tổ quốc, anh Triết nói. 

Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Bùi Quang Huy cũng chia sẻ: Tôi rất xúc động khi đọc thư bạn Thủy. Tôi đã được tham gia nhiều chuyến công tác đến các đảo tiền tiêu của Tổ quốc. Riêng Trường Sa, tôi đã đến 3 lần, được chứng kiến đời sống trên đảo, tinh thần lạc quan, phấn đấu của các thanh niên dù có những thời điểm căng thẳng. Như anh Nguyễn Minh Triết nói, mỗi chuyến đi đó có hàng trăm bạn trẻ được trải nghiệm đời sống ở các đảo. Đây là những hạt nhân để tuyên truyền về biển, đảo Tổ quốc. Đặc biệt, đối với các chuyến đi Trường Sa, sau khi tham gia và trực tiếp trải nhiệm, các bạn tổ chức rất nhiều CLB, sau đó đều có các hoạt động hướng về biển đảo. 

 

 

T.Ư Đoàn luôn xác định, tuyên truyền về biển đảo là trách nhiệm chung của mỗi bạn thanh niên để mọi người hiểu và có ý thức cao hơn về ý thức bảo vệ Tổ quốc. Qua đây, tôi cũng kêu gọi, bên cạnh nhiệm vụ của lực lượng vũ trang, trong mỗi điều kiện của mình, các bạn thanh niên phải có trách nhiệm chủ động trong tuyên truyền về vấn đề bảo vệ chủ quyền, biển đảo của Tổ quốc.

Từ điểm cầu Singapore, bạn Nguyễn Như Quỳnh - sinh viên được nhận học bổng toàn phần Đại học Quốc gia Singapore chuyên ngành Chính sách công; sáng lập và là Giám đốc điều hành Doanh nghiệp xã hội Cyberkid Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực an toàn trên không gian mạng và phát triển năng lực số cho trẻ em và thanh thiếu niên Việt Nam, hỏi: Trong kỷ nguyên số ngày nay, công nghệ nói chung và internet nói riêng đã trở thành một phần không thể tách rời trong cuộc sống của trẻ em, thanh thiếu niên. Internet không chỉ mở ra những cơ hội học tập, phát triển bản thân và giải trí trực tuyến tích cực và tiện lợi cho các em, mà ẩn sâu trong đó cũng đồng thời tồn tại những hạn chế, rủi ro có thể gây ảnh hưởng trực tiếp lên sự phát triển và sức khoẻ tâm thần, tâm lý và thể chất của các em, như: Lừa đảo mạng, xâm hại, quấy rối tình dục trực tuyến, tin giả, bắt nạt mạng…

Ngày 1/6/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 830/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021 – 2025”. Từ câu chuyện này, tổ chức Đoàn cần bắt đầu nghiên cứu, lên kế hoạch, triển khai các chương trình dành cho thiếu nhi, thanh thiếu niên Việt Nam, tương tác với công nghệ số nói chung và internet nói riêng. Bên cạnh đó, cần tuyên truyền nhận diện rủi ro về an toàn trên không gian mạng, như: Tin giả và tin xấu độc, bạo lực mạng, bắt nạt mạng, quấy rối tình dục mạng... vì theo kinh nghiệm cá nhân, đây là những vấn đề trẻ hay gặp phải nhất. Bên cạnh đó cần nâng cao năng lực số cho bạn trẻ…

Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương Nguyễn Phạm Duy Trang: Cám ơn những chia sẻ và đề xuất tâm huyết của bạn Nguyễn Như Quỳnh.

Đúng như bạn Quỳnh đã chia sẻ, có thể nói, công tác bảo vệ trẻ em và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên không gian mạng hiện nay đang là một trong những vấn đề hết sức cấp thiết, không chỉ tổ chức Đoàn mà cần được toàn xã hội quan tâm, để giúp các em thiếu nhi có lá chắn bảo vệ mình trên không gian mạng. Chúng tôi xin ghi nhận, tiếp thu những ý kiến góp ý, chia sẻ của bạn để tiếp tục hoàn thiện các giải pháp về vấn đề này trong thời gian tới.

 

Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương Nguyễn Phạm Duy Trang (bên phải) đang trao đổi về nội dung mà bạn Như Quỳnh nêu ra

 

Về góc độ Trung ương Đoàn, Hội đồng Đội Trung ương, xin chia sẻ thêm với bạn một số thông tin, liên quan đến việc hỗ trợ trẻ em tương tác, lành mạnh trên môi trường mạng do tổ chức Đoàn, Đội đã triển khai.

Ngoài thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tổ chức Đoàn, Đội các cấp triển khai nhiều chương trình, mô hình giải pháp để trang bị kiến thức, kỹ năng, định hướng thẩm mỹ cho các em thiếu nhi. Trung ương Đoàn và các cấp bộ Đoàn, Đội đã triển khai rất nhiều hoạt động, sân chơi lành mạnh, bổ ích, sáng tạo trên không gian mạng cho các em thiếu nhi, như: Cuộc thi Bác Hồ với thiếu nhi, thiếu nhi với Bác Hồ, Liên hoan tuyên truyền măng non, thi tìm hiểu Luật Trẻ em, kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước, xâm hại trẻ em bằng hình thức trực tuyến; tổ chức các Ngày hội sắc màu, cuộc thi vẽ tranh trực tuyến dành cho thiếu nhi; tổ chức các sân chơi tìm hiểu về Bác Hồ, lịch sử dân tộc trên mạng internet… Bên cạnh đó là các clip, tiểu phẩm về phòng chống xâm hại trẻ em, trang bị kỹ năng cho trẻ em gửi tới cơ sở làm tư liệu sinh hoạt chi Đội, sinh hoạt Liên đội dưới cờ.

Bên cạnh đó, Trung ương Đoàn, Hội đồng Đội Trung ương đã triển khai ứng dụng chuyển đổi số trong các hoạt động sinh hoạt, rèn luyện của các em thiếu nhi tốt hơn. Chúng ta có chương trình ‘Thiếu nhi Việt Nam, học tập tốt, rèn luyện chăm’ gắn với ứng dụng ‘Em làm việc tốt’ cho đội viên khối tiểu học, kênh ý nghĩa kết nối tổ chức Đoàn, Đội với các em thiếu nhi, nhà trường và gia đình trong việc định hướng, giáo dục các em làm việc tốt.

Tới thời điểm này đã có 1,5 triệu em đăng ký tham gia với 36 triệu việc làm tốt xoay quanh các hoạt động hằng ngày của các em, như: Học tập, đọc sách, rèn luyện kỹ năng, bảo vệ môi trường, tập luyện thể dục thể thao, chia sẻ giúp đỡ bạn bè và người có hoàn cảnh khó khăn. Đây là kênh tiếp cận và giải pháp bước đầu đạt được hiệu quả để kết nối giữa tổ chức Đội và các bậc phụ huynh trong quá trình theo dõi, định hướng cho các em thiếu nhi, đặc biệt trên không gian mạng.

Đồng thời cuối năm 2022, Hội đồng Đội Trung ương đã triển khai chương trình ‘Tuổi trẻ Việt Nam, rèn đức luyện tài, dẫn dắt tương lai’ gắn với ứng dụng ‘Hướng nghiệp’ cho các em học sinh THCS, góp phần trang bị, hoàn thiện kỹ năng cho các em, định hướng về nghề nghiệp và khơi dậy trong các em khát vọng vươn lên, tinh thần chia sẻ, yêu thương.

Từ điểm cầu Gia Lai,  cô giáo Nguyễn Thị Thảo, giáo viên dạy tiếng Anh kiêm tham gia công tác Đoàn tại trường Cao đẳng Gia Lai hỏi: Thời gian qua, tổ chức Đoàn đã rất tích cực triển khai việc học tập và nâng cao trình độ ngoại ngữ cho thanh thiếu nhi. Trong thời gian tới, các anh chị có thể chia sẻ về giải pháp, định hướng để cấp cơ sở thực hiện hiệu quả nội dung này.

Đồng chí Nguyễn Tường Lâm: Khi xu hướng hội nhập sâu rộng và ngay cả việc cạnh tranh trên thị trường việc làm trong nước, yêu cầu ngoại ngữ đối với thanh niên ngày càng quan trọng. Ngay từ năm 2017, Trung ương Đoàn đã triển khai đề án Nâng cao năng lực ngoại ngữ cho thanh thiếu niên Việt Nam. Sau 5 năm triển khai, đã có gần 10 triệu bạn tiếp cận các hoạt động của đề án.

Tuy nhiên, cần nhìn nhận thực tế, việc triển khai đề án mới cơ bản dừng ở cấp Trung ương, các thành phố lớn có điều kiện; còn để lan tỏa đến vùng sâu, vùng xa chưa đạt được yêu cầu.

 

Hơn 11 nghìn điểm cầu trong và ngoài nước kết nối và theo dõi Diễn đàn

 

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình “Hỗ trợ nâng cao năng lực ngoại ngữ và hội nhập quốc tế cho thanh thiếu nhi Việt Nam giai đoạn 2022 - 2030”. Trong chương trình này có 6 nhóm chỉ tiêu và 6 nhóm giải pháp cụ thể.

Để thực hiện chương trình này, Trung ương Đoàn đang xây dựng kế hoạch cho từng năm cho cả giai đoạn. Trong đó, có phân công nhiệm vụ cho các địa phương. Trong kế hoạch này tập trung vào các nhiệm vụ: Tập trung xây dựng phong trào học ngoại ngữ trong đoàn viên, thanh niên; nâng cao nhận thức vai trò ngoại ngữ. Đồng thời, tạo môi trường học tập và rèn luyện thông qua xây dựng các thiết chế của Đoàn.

Trong chương trình được Thủ tướng phê duyệt, có phân công nhiệm vụ cụ thể chính quyền, UBND các cấp. UBND các cấp có trách nhiệm nghiên cứu, cấp nguồn kinh phí theo các chương trình, đề xuất của Đoàn để thực hiện nâng cao năng lực ngoại ngữ và hội nhập quốc tế cho thanh thiếu nhi. Đồng thời UBND các cấp có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc UBND cấp dưới thực hiện nhiệm vụ của mình... Nói như vậy có nghĩa, chúng ta đã có đủ cơ chế để có thể thực hiện nhiệm vụ của mình trong việc nâng cao năng lực ngoại ngữ và hội nhập quốc tế cho thanh thiếu nhi.

Trung ương Đoàn cũng xác định giáo viên ngoại ngữ là đối tượng cần vận động, kêu gọi tham gia nâng cao năng lực ngoại ngữ và hội nhập quốc tế cho thanh thiếu nhi.

Bạn Ngô Thanh Nam, Bí thư chi đoàn Khóm 1, thị trấn Cái Nhum, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long đặt câu hỏi“Với giải pháp đột phá là chuyển đổi số, trong năm 2022 và 2023, Trung ương Đoàn đã triển khai rộng rãi trên cả nước Phần mềm quản lý đoàn viên. Em nghĩ đây là một chủ trương rất hay, sẽ làm thay đổi căn bản phương thức quản lý đoàn viên. Với thực tiễn đã thực hiện trong thời gian qua, Ban Bí thư Trung ương Đoàn có định hướng gì để thực hiện hiệu quả hơn chủ trương này trong thời gian tới?”.

Đồng chí Nguyễn Tường Lâm: Trong thời gian vừa qua, một trong những nội dung thực hiện chuyển đổi số mà T.Ư Đoàn thực hiện là xây dựng và vận hành ứng dụng “Thanh niên Việt Nam” và phần mềm quản lý đoàn viên.

Đây là phương thức, cách làm mới; thay vì làm trên giấy, lưu trữ trong tủ thì dữ liệu đoàn viên, thanh niên được lưu trữ trực tiếp trên mạng. Ưu điểm là việc quản lý đoàn viên sẽ thuận tiện hơn, thông tin thực tế nhất, chính xác nhất về đoàn viên; nếu nắm vững thì đây là công cụ tốt để các bạn bí thư chi đoàn làm tốt hơn công việc của mình. Để vận hành thông tin đúng và đủ, yêu cầu vào cuộc cả hệ thống T.Ư Đoàn cho đến chi đoàn.

Trong đó, các bạn bí thư chi đoàn phải sử dụng thành thạo 12 thao tác. Chúng ta hiện nay có 300.000 bí thư chi đoàn và 5,6 triệu đoàn viên; các bạn cần chủ động cập nhật thông tin. Những thách thức trong vận hành sẽ vượt qua được, nếu chúng ta xác định là nhiệm vụ để cùng nhau thực hiện.

Tôi nghĩ thời gian đầu vẫn có những vấn đề trong vận hành, đây là trách nhiệm của T.Ư Đoàn, nhưng với sự quyết tâm cao nhất, tôi tin tưởng T.Ư Đoàn sẽ là đơn vị đi đầu trong thực hiện chuyển đổi số để thực hiện quản lý đoàn viên của mình.

Đồng chí Bùi Quang Huy: Chuyển đổi số là một phương thức mới và Đoàn Thanh niên xác định đi tiên phong trong chuyển đổi số. Hiện tại, chúng ta đã cập nhật dữ liệu của 5,7 triệu đoàn viên - đó là một tài sản quý của tổ chức Đoàn. Nếu không sử dụng, chúng ta đang lãng phí một nguồn tài nguyên rất lớn.

Tôi được biết, số lượng Chi đoàn sử dụng phần mềm quản lý đoàn viên chưa nhiều, trong khi phương châm của chuyển đổi số là tầm nhìn xa, hành động mau lẹ. Muốn làm được điều này, phải bắt đầu từ đoàn viên đến Bí thư đoàn cơ sở, Bí thư Huyện Đoàn, Bí thư Tỉnh Đoàn.

Bên cạnh đó, việc đăng ký rèn luyện đoàn viên mới chỉ đạt 73%. Vì vậy, tôi đề nghị đoàn viên thanh niên cả nước trân trọng tài sản lớn là dữ liệu thông tin đoàn viên, làm chủ công cụ, phần mềm số.

Bạn Chu Hoa Bảo Trâm, Phó Bí thư Đoàn trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam đặt câu hỏi tới anh Bùi Quang Huy, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn: Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra chủ trương: “Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng kết nạp vào Đảng những đoàn viên ưu tú…”. Thời gian qua, công tác phát triển Đảng từ học sinh, sinh viên trong các nhà trường được cấp ủy Đảng các cấp dành nhiều sự quan tâm. Em xin hỏi, trong thời gian tới, tổ chức Đoàn sẽ triển khai những giải pháp gì góp phần tăng cường công tác phát triển đảng viên từ học sinh, sinh viên, tạo điều kiện cho chúng em được đứng vào hàng ngũ của Đảng.

 

 

Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh luôn xác định nhiệm vụ rất quan trọng là tham gia công tác phát triển Đảng. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, có nhiều giải pháp, nhưng trước hết các cấp bộ Đoàn phải tạo được môi trường cho đoàn viên rèn luyện phấn đấu.

Ví dụ, ở Trường chuyên Hà Nội Amsterdam, Đoàn trường không tạo ra môi trường cho các bạn rèn luyện, phấn đấu thì chúng ta không biết các bạn sẽ khẳng định qua những hoạt động cụ thể nào. Vì vậy, nhiệm vụ của các cấp bộ Đoàn là phải tăng cường các hoạt động cho đoàn viên rèn luyện trên các mặt chính trị, đạo đức, lối sống văn hóa, học tập, thể lực... tạo ra người toàn diện.

Hiện nay, tổ chức Đoàn đang triển khai Cuộc vận động đoàn viên phấn đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thứ hai, để phát triển đảng viên mới, chúng ta phải chú trọng công tác đào tạo nguồn, phải lựa chọn được những người ưu tú nhất để giới thiệu Đảng xem xét kết nạp. Muốn làm được điều này, tổ chức Đoàn phải làm tốt chương trình rèn luyện đoàn viên; từng cơ sở Đoàn phải thực hiện hiệu quả việc đoàn viên đăng ký thực hiện mục tiêu rèn luyện, để có cơ sở phân loại, lựa chọn những người ưu tú xuất sắc nhất.

Thứ ba, trách nhiệm tổ chức Đoàn trong việc tham gia quy trình phát triển đảng viên mới. Ở nhiều đơn vị, sở dĩ giới thiệu nhiều đoàn viên ưu tú, nhưng được kết nạp lại không nhiều. Nguyên nhân là chất lượng đoàn viên chưa thực sự tốt, chưa được cấp ủy đánh giá cao; sau khi giới thiệu cho cấp ủy xem xét thì buông luôn, mà thiếu hỗ trợ các bạn phấn đấu rèn luyện tiếp; đứt quãng trong quá trình theo dõi.

Sắp tới, Trung ương Đoàn sẽ phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương Đảng tổ chức tọa đàm công tác phát triển Đảng trong học sinh sinh viên. Hy vọng, qua diễn đàn này, đoàn viên thanh niên sẽ hiến kế cho Trung ương Đoàn và Ban Tổ chức Trung ương Đảng khai thông điểm nghẽn trong công tác phát triển đảng viên mới.

Bạn Phan Hiếu Phúc, Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh hỏi: Thời gian vừa qua, đồng chí Tổng Bí thư đã nhiều lần đề cập đến đến vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên; trong đó, có đội ngũ cán bộ đoàn. Người cán bộ đoàn tiên phong, gương mẫu sẽ giúp tổ chức đoàn ngày càng phát triển, vững mạnh và dẫn dắt đoàn viên, thanh thiếu nhi gắn bó với hoạt động của Đoàn. Vậy, xin Ban Bí thư cho biết tổ chức Đoàn sẽ có những giải pháp như thế nào để nâng cao chất lượng chính trị và tính nêu gương của cán bộ đoàn?”

Bí thư thường trực Trung ương Đoàn Nguyễn Ngọc Lương: Cán bộ Đoàn đòi hỏi những phẩm chất, như: Sáng tạo, trách nhiệm, dấn thân, tiên phong, gương mẫu, có uy tín để quy tụ đoàn kết, tập hợp thanh niên. Cán bộ Đoàn phải là những người thực sự tiên phong, gương mẫu trong công tác, trong lời nói, ứng xử hằng ngày để nêu gương cho đoàn viên, thanh niên.

Thứ nhất, từ năm 2020, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã tham mưu Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành quy chế cán bộ Đoàn. Đội ngũ cán bộ Đoàn các cấp bám sát quy chế để rèn luyện, phấn đấu, chuẩn hóa; song song đó là ban hành Chỉ thị rèn luyện tác phong cán bộ Đoàn. Chỉ thị quy định rõ những điều nào cán bộ Đoàn nên làm và không nên làm. Trong triển khai thực hiện Chỉ thị 05, hằng năm, đội ngũ cán bộ Đoàn đều đăng ký các nội dung rèn luyện, phấn đấu và có sự đánh giá hằng năm.

Thứ hai, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã ban hành quy định bắt buộc học tập lý luận chính trị, cập nhật kiến thức hằng năm nhằm chuẩn hóa kiến thức cho đội ngũ cán bộ Đoàn các cấp. Cùng với đó, cán bộ Đoàn phải là những người gần gũi với thanh niên, sâu sát cơ sở. Về vấn đề này, Đoàn triển khai chủ trương 1+2.

Thứ ba, trong quy trình phân công, giao việc, đề bạt, đánh giá, bổ nhiệm, luân chuyển, thì cán bộ càng cao thì được giao nhiệm vụ càng khó; với chủ trương “trong trước - dưới sau - trên trước - dưới sau”. Nguyên tắc là cán bộ Đoàn cấp trên sẽ là tấm gương cho cán bộ Đoàn cấp dưới, tỉnh làm gương cho huyện, huyện làm gương cho xã; cán bộ Đoàn làm gương cho đoàn viên, đoàn viên làm gương cho thanh niên…

Cuối cùng là công tác kiểm tra đánh giá, phê bình và tự phê bình triển khai chặt chẽ nghiêm túc hằng năm.

Tại điểm cầu TP. Hồ Chí Minh, bạn Nguyễn Thị Châu Anh, Phó Chủ tịch Hội SVVN TP Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội SVVN Trường Đại học Quốc tế - ĐHQG TP. HCM: Thưa anh chị, trong thời gian vừa qua, Đoàn, Hội đã tổ chức các phong trào trong khối trường học, như “Học sinh 3 tốt”, “Học sinh 3 rèn luyện”, “Sinh viên 5 tốt”. Mỗi phong trào đều có ý nghĩa và giá trị giáo dục thanh niên, sinh viên. Em muốn được các anh chị chia sẻ thêm về những giải pháp “liên thông” nội dung của các phong trào, nhất là từ khối trung học phổ thông lên khối trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề và đại học, cao đẳng, để đoàn viên, thanh niên, sinh viên trong trường học có môi trường rèn luyện liên tục, hiệu quả, xuyên suốt.

Đồng chí Nguyễn Minh Triết: Như chúng ta đã biết, hiện nay trong khối trường học đang triển khai 3 phong trào lớn là “Học sinh 3 tốt”, “Học sinh 3 rèn luyện”, “Sinh viên 5 tốt”. Bên cạnh các nội dung tuyên truyền, triển khai hoạt động cho học sinh, sinh viên rèn luyện, phấn đấu, trưởng thành theo từng nhóm nội dung, các giải pháp tuyên dương, phát huy các cá nhân tiêu biểu, trong thiết kế và chỉ đạo phong trào, chúng tôi cũng chú trọng sự liên kết giữa các phong trào để làm sao quá trình rèn luyện, phấn đấu của các bạn học sinh, sinh viên được liên tục, xuyên suốt. Điều này được thể hiện ở một số khía cạnh:

Thứ nhất, trong thiết kế nội hàm của từng phong trào, có sự thống nhất về nội dung ở cả 3 khối THPT, khối nghề và khối các trường đại học, cao đẳng. Cả 3 phong trào đều bao gồm các tiêu chí về đạo đức, học tập, thể lực. Cách triển khai ở các cấp có thể khác nhau nhưng đều có chung những tiêu chí để học sinh các cấp có thể tiếp cận rèn luyện, phấn đấu.

Thứ hai, có sự thống nhất, liên thông về mặt thông tin, dữ liệu giữa các khối đối tượng. Từ kết quả triển khai phong “Học sinh 3 tốt” khối THPT, hằng năm các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hay các trường đại học, cao đẳng được tiếp nhận lại danh sách, hồ sơ của các học sinh tiêu biểu để có thể tiếp tục bồi dưỡng, rèn luyện phấn đấu đạt danh hiệu “Học sinh 3 rèn luyện”, “Sinh viên 5 tốt”.

Thứ ba, thay vì các đơn vị chỉ tập trung chỉ đạo triển khai các hoạt động trong khối của mình, chúng tôi đã chỉ đạo các cấp bộ Đoàn trực thuộc tăng cường sự liên kết, phối hợp triển khai các hoạt động giữa các khối. Một số đơn vị đã có ký kết phối hợp với triển khai hoạt động theo từng năm, từng giai đoạn. Hoạt động “Tiếp sức mùa thi” là một mô hình tiêu biểu trong kết hợp lực lượng tại chỗ các trường khối phổ thông và sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn..

Các hoạt động phong trào trong khối trường học luôn được thường xuyên đổi mới, thiết kế các hoạt động theo thị hiếu, nhu cầu, sở thích của các bạn học sinh, sinh viên để có sự liên thông, liên kết các cấp nhằm giúp quá trình phấn đấu của các bạn học sinh, sinh viên không bị ngắt quãng, gián đoạn.

Em Nguyễn Minh Thư, Lớp 9/5 Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến, Quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng hỏi: Qua theo dõi thực tế, trong các dịp nghỉ hè, việc quản lý giáo dục trẻ em của gia đình, nhà trường và xã hội chưa chặt chẽ, các vụ tai nạn thương tích, đuối nước, xâm hại tình dục trẻ em vẫn xảy ra thường xuyên. Anh, Chị hãy chia sẻ những giải pháp của tổ chức Đoàn, Đội để góp phần khắc phục vấn đề trên?

 

 

Đồng chí Lê Hải Long, Trưởng ban Công tác thiếu nhi T.Ư Đoàn, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng Đội T.Ư, trả lời: Xin cảm ơn câu hỏi của em! Có lẽ phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước, xâm hại tình dục trẻ em là vấn đề được quan tâm rất lớn của các bậc phụ huynh, gia đình và xã hội". Theo anh Long, trong 10 năm qua, số vụ tai nạn thương tích trẻ em đã giảm 30%, nhưng tai nạn đuối nước là một những nguyên nhân làm trẻ tử vong nhiều nhất, cùng với tai nạn giao thông.

Đoàn, Đội đã và đang nỗ lực có nhiều giải pháp để giảm thiểu tai nạn thương tích, tai nạn đuối nước, phòng, chống xâm hại trẻ em. Môi trường thứ nhất là trong các trường học, tổ chức Đoàn, Đội, giáo viên tổng phụ trách thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt dưới cờ để trang bị kiến thức cho các em học sinh. Còn đối với hoạt động phòng, chống xâm hại trẻ em cũng có nhiều mô hình hộp thư "Điều em muốn nói" để lắng nghe trẻ em. 

Môi trường thứ hai là thông qua các hoạt động sinh hoạt hè, tổ chức Đoàn, Đội tổ chức nhiều hoạt động giáo dục kỹ năng, đặc biệt là dạy bơi miễn phí trong cộng đồng; vận động nguồn lực xã hội để trang bị bể bơi cho các nhà trường ở nơi không có điều kiện đầu tư xây dựng bể bơi.

Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội T.Ư Nguyễn Phạm Duy Trang chia sẻ thêm: Vấn đề Minh Thư đặt ra, tôi tin các cấp bộ Đoàn, Hội, Đội ở các địa phương sẽ cùng chung tay hành động thực hiện tốt các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế ở các phương, để đạt kết quả cao hơn trong phòng, chống tai nạn đuối nước, phòng, chống xâm hại trẻ em.

YouTuber, TikToker rất quen thuộc với giới trẻ - bạn Trần Lê Thu Giang, chủ kênh “Giang ơi” với nhiều video chia sẻ về những giá trị tốt đẹp đã gửi về diễn đàn câu hỏi: Trong thời đại phát triển chóng mặt của công nghệ, môi trường mạng xã hội đã mở ra cho thế hệ trẻ nhiều cơ hội mới, có rất nhiều bạn lựa chọn theo đuổi sự nghiệp trên các nền tảng này, với tên “sáng tạo nội dung”. Tuy là nghề mới nhưng kiếm được thu nhập ổn định như các ngành nghề truyền thống. Liệu các anh, chị có lời khuyên gì cho các bạn trẻ theo đuổi nghề này không?

Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Minh Triết: Trên thị trường việc làm hiện nay có nhiều cơ hội việc làm mới gắn với công nghệ. Giới trẻ đã thích ứng rất nhanh, chủ động tìm hiểu cơ hội việc làm như sáng tạo nội dung để tạo thu nhập cho bản thân, gia đình.

“Tôi đánh giá cao sự nhạy bén của các bạn trong việc tiếp cận nghề nghiệp mới”, Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Minh Triết nói, đồng thời nhấn mạnh, các bạn trẻ cũng cần lưu ý tuân thủ pháp luật nghề nghiệp, nhất là đối với một công việc làm trên không gian mạng như sáng tạo nội dung. Vừa thực hiện đam mê sáng tạo, các bạn trẻ cũng cần tích cực lan tỏa nhiều hơn câu chuyện tốt đẹp đến với cộng đồng.

Từ điểm cầu Tây Ninh, bạn Nguyễn Duy Phúc, UVBCH Chi đoàn Tỉnh đoàn - thuộc Đoàn Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh, Đảng viên trẻ tiêu biểu của tỉnh năm 2022 từ điểm cầu Tây Ninh hỏi: Em mong muốn trong thời gian tới Trung ương Đoàn sẽ có nhiều hơn những giải pháp hiệu quả để hỗ trợ, hiện thực hóa, kết nối các ý tưởng, sáng kiến sáng tạo của thanh niên với các doanh nghiệp, các nhà đầu tư để tận dụng tối đa chất xám, ý tưởng hay của thanh niên cũng như để tham gia quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước?”

Đồng chí Trần Hữu, Trưởng ban Thanh niên công nhân và đô thị T.Ư Đoàn cho biết: Nhiệm kỳ 2017 - 2022, Đoàn đã thực hiện vượt chỉ tiêu, đạt 5,6 triệu ý tưởng, sáng kiến nhưng chỉ 205.000 ý tưởng, sáng kiến được cụ thể hóa, đạt 3,7%. 

T.Ư Đoàn cũng đã có nhiều giải pháp hỗ trợ như chuyển giao ý tưởng, sáng kiến; tổ chức đào tạo, tư vấn bồi dưỡng về sở hữu trí tuệ; lắng nghe qua các tọa đàm gửi ý kiến đến các doanh nghiệp, tổ chức để cụ thể hóa các ý tưởng, sáng kiến... 

Bí thư T.Ư Đoàn Ngô Văn Cương thông tin thêm: Để đưa phong trào ngày càng phát triển theo chiều sâu, đạt hiệu quả cả về chất và lượng, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII quyết định tiếp tục triển khai phong trào Tuổi trẻ sáng tạo với 3 nội dung chính, gồm: sáng tạo trong học tập, nghiên cứu khoa học; sáng tạo trong lao động, sản xuất, kinh doanh và sáng tạo trong công tác phục vụ nhân dân và đời sống sinh hoạt.

Điểm mới của phong trào là xây dựng chỉ tiêu "250.000 ý tưởng, sáng kiến của đoàn viên, thanh niên được tổ chức Đoàn hỗ trợ triển khai, hiện thực hóa" là tiêu chí quan trọng thực hiện phong trào Tuổi trẻ sáng tạo. Việc hỗ trợ hiện thực hóa ý tưởng, sáng kiến thể hiện vai trò, trách nhiệm của tổ chức Đoàn trong khuyến khích tinh thần sáng tạo, đồng hành với thanh niên trong phát huy khả năng sáng tạo. 

Bên cạnh đó, việc xác định một trong 3 khâu đột phá của tổ chức Đoàn trong nhiệm kỳ 2022 - 2027 là "Nâng cao năng lực số nhằm hỗ trợ thanh thiếu niên có nhận thức, thái độ đúng đắn về chuyển đổi số; trang bị kiến thức, kỹ năng phục vụ giao tiếp xã hội, học tập, nghiên cứu, giải trí, làm việc, khởi nghiệp sáng tạo... trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ; góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ trong tương lai, tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia" sẽ góp phần đầy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả của phong trào Tuổi trẻ sáng tạo thời gian tới.

Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Bùi Quang Huy: Mong muốn của bạn Phúc là hoàn toàn chính đáng. Để hiện thực hóa các ý tưởng, trách nhiệm của tổ chức Đoàn phải giúp các bạn làm được điều này. Mục tiêu mỗi năm phải hỗ trợ 50.000 ý tưởng sáng tạo hiện thực hóa, không chỉ T.Ư Đoàn mà mỗi cấp bộ Đoàn phải triển khai.

Bạn Giàng A Tiếp, tỉnh Điện Biên: Theo em nhận thấy, để có thể thực hiện hiệu quả chủ trương đoàn kết, tập hợp thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số, thanh niên tín đồ tôn giáo, một trong những giải pháp rất hiệu quả là phát huy những người có uy tín, như già làng, trưởng bản, chức sắc, chức việc. Xin các anh chị chia sẻ những giải pháp của Đoàn để làm tốt nhiệm vụ này trong thời gian tới?”

Bí thư thường trực Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam Nguyễn Ngọc Lương: Đối với công tác hoạt động của Đoàn, công tác mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên là nội dung rất quan trọng. Trong công tác này, Đoàn xác định phải thực hiện song song hai việc lớn: Phát huy tốt lợi thế của thanh niên tiêu biểu, người có uy tín trong thanh niên dân tộc, thanh niên tín đồ tôn giáo; chăm lo lực lượng thanh niên yếu thế. Trong đó, việc phát huy những người uy tín, ảnh hưởng trong cộng đồng từ thanh niên dân tộc, thanh niên tôn giáo là nội dung trọng tâm, quan trọng.

Tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII, Trung ương Đoàn ký kết chương trình phối hợp với Chính phủ. Trong những nội dung ký kết, có nội dung liên quan đến việc phát huy thanh niên dân tộc, thanh niên tín đồ tôn giáo, những người có uy tín. Trung ương Đoàn cũng đã ký kết với các đơn vị quản lý Nhà nước có liên quan.

Thứ hai, muốn thu hút tập hợp, phát huy tốt thanh niên thì Đoàn phải đổi mới nội dung, phương thức tập hợp lực lượng; thiết kế nội dung hoạt động bám với nhiệm vụ chính trị của địa phương, của ngành và gắn với nhu cầu, nguyện vọng chính đáng thiết thân của thanh niên dân tộc, thanh niên tín đồ tôn giáo.

Thứ ba, làm tốt công tác phát hiện, tuyên dương. Trong các hoạt động, giải thưởng của Đoàn, Hội luôn có cơ chế, chính sách ưu tiên dành riêng cho lực lượng thanh niên dân tộc, thanh niên tín đồ tôn giáo.

Diễn viên Thanh Sơn, Nhà hát Tuổi trẻ, chia sẻ: Em nhận thấy, trên cả nước số lượng các bạn trẻ tham gia hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật khá đông đảo. Bên cạnh những nghệ sĩ trực thuộc các đơn vị như Nhà hát Tuổi trẻ thì có rất nhiều bạn trẻ tham gia hoạt động nghệ thuật tự do, không trực thuộc tổ chức, đơn vị nghệ thuật nào. “Vì vậy, nhiều nghệ sĩ trẻ sẽ gặp khó khăn trong kết nối, tìm kiếm cơ hội việc làm cho bản thân hay tham gia các hoạt động xã hội, vì cộng đồng. Em rất mong Ban Bí thư Trung ương Đoàn có thể đưa ra giải pháp nhằm hỗ trợ chúng em trong thời gian tới?

Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy: Các nghệ sĩ trẻ hiện nay có ảnh hướng lớn đến giới trẻ trong xã hội. Nhiều nghệ sĩ trẻ cũng đã tích cực tham gia tuyên truyền trong thời gian qua. Để phát huy vai trò đội ngũ văn nghệ sĩ trẻ, Trung ương Đoàn đang tham mưu thành lập Câu lạc bộ Nghệ sĩ trẻ do nghệ sĩ Xuân Bắc làm chủ nhiệm và kỳ vọng câu lạc bộ sẽ là một môi trường tốt giúp tập hợp các bạn nghệ sĩ trẻ tự do trong thời gian tới.

Kết thúc Diễn đàn “Tiếng nói tuổi trẻ - Hành động của Đoàn”, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy chia sẻ: "Diễn đàn nhận được 3.543 câu hỏi của đoàn viên, thanh niên trong và ngoài nước. Đây là những câu hỏi, thể hiện sự trăn trở, quan tâm và tình cảm của bạn trẻ dành cho tổ chức Đoàn. Đến thời điểm này, Trung ương Đoàn mới trả lời 573 câu hỏi, còn 2970 câu hỏi chưa trả lời. Chúng tôi sẽ tiếp tục trả lời các câu hỏi của bạn trẻ qua các kênh khác nhau.

Tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có nhắn gửi tới thế hệ trẻ cả nước hai chữ “Tiên phong”, rất toàn diện và sâu sắc trên nhiều lĩnh vực. Tôi mong rằng, các bạn trẻ hãy là những người tiên phong trên tất cả lĩnh vực, trên mọi mặt trận gian khó nhất. Chúng ta cần biến những suy nghĩ, mục tiêu của mình bằng những hành động cụ thể, chúng ta hành động chưa chắc đã thành công nhưng nếu không hành động thì sẽ không có kết quả.

Tính tiên phong, hành động phải xuyên suốt các tổ chức Đoàn, đoàn viên, thanh niên để đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hiện thực hoá mục tiêu 2030 và tầm nhìn 2045 mà Đảng ta đã đặt ra".

 

Diễn được truyền hình trực tiếp trên Cổng Thông tin điện tử Trung ương Đoàn và tường thuật trực tuyến trên các cơ quan báo chí: Tiền phong, Thanh niên và phát livestream trực tiếp trên fanpage các đơn vị: Thông tin Chính phủ, Cổng Thông tin điện tử Trung ương Đoàn, Ban Tuyên giáo Trung ương Đoàn, Truyền hình Thanh niên, Báo Tiền Phong, Báo Thanh Niên và các nền tảng số của Đoàn, Hội, Đội...

Tổng số điểm cầu: 11.012

Tổng số cán bộ đoàn, đoàn viên theo dõi tại các điểm cầu trong và ngoài nước: 282.118

Số lượng câu hỏi gửi đến diễn đàn: 3.543

Số lượng câu hỏi đã được trả lời trên nền tảng web và BBT trả lời trực tiếp: 573

Tổng lượt tiếp cận Diễn đàn trên tất cả các nền tảng: 9.282.379 lượt

 

BBT