Ngôn ngữ học thời công nghệ
14:30 25/11/2019 556
Đại hội Hội LHTN Việt Nam nhiệm kỳ 2024-2029 Web.ĐTN: Thạc sĩ Tạ Quang Tùng là một trong số 233 đại biểu Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ II năm 2019 do T.Ư Đoàn tổ chức tại Hà Nội từ ngày 26-28/11. Đến với Diễn đàn anh mang theo trăn trở về nghiên cứu ngôn ngữ thời công nghệ.
Thạc sĩ Tạ Quang Tùng đang công tác tại Viện Ngôn ngữ học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Anh Tùng là một cán bộ trực tiếp tham gia vào các hoạt động nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu ngữ âm ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Đến với Diễn đàn, anh trăn trở với những thách thức về ngôn ngữ trong nghiên cứu, đời sống thời công nghệ.
Anh Tùng cho biết, thách thức lớn nhất của ngành Ngôn ngữ học Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế chính là công nghệ. Công nghệ tụt hậu công nghệ không chỉ nới rộng khoảng cách giữa nước ta với thế giới mà còn gây ảnh hưởng không nhỏ quá trình điều tra, phân tích của các nhà khoa học.
Việc áp dụng công nghệ vào nghiên cứu khoa học không còn quá xa lạ, tuy nhiên, việc ứng dụng các phần mềm máy tính vào nghiên cứu ngôn ngữ ở nước ta chưa được ứng dụng rộng rãi.
“Phần mềm SPSS được dùng nhiều trong bộ môn ngôn ngữ học xã hội và nghiên cứu ngữ âm học. Phần mềm Speech Analyzer, Praat dùng nhiều trong các lĩnh vực liên quan đến ngữ âm học: phân tích giọng nói, giám định âm thanh, phân tích bệnh học phát âm.Tuy vậy, nguồn lực sử dụng các phần mềm còn hạn chế. Nhiều cán bộ nghiên cứu chưa biết dùng phần mềm, vì vậy chưa phát huy được tối đa hiệu quả của phần mềm trong công việc", anh Tùng cho biết.
Để đưa những phần mềm công nghệ đến gần hơn với giới khoa học Ngôn ngữ và những người quan tâm nghiên cứu âm thanh, anh TÙng đã dành nhiều tâm huyết cho việc đào tạo và phát triển lớp trí thức trẻ.
Tuy nhiên Th.s Tạ Quang Tùng hi vọng việc phổ cập những phần mềm tin học trong công tác nghiên cứu ngôn ngữ sẽ là những bước tiến đầu tiên góp phần vào sự phát triển của đất nước. “Hiện nay, việc có các công trình đăng trên các đơn vị được tính chỉ số ISI, Scopus là vấn đề bức thiết, việc biết sử dụng các phần mềm máy tính là bước đi quan trọng nhằm đưa chúng ta hội nhập với giới ngôn ngữ học quốc tế”.-Thạc sĩ khẳng định.