Sự nghiệp thành công: Không cần so sánh, chỉ cần chinh phục
10:29 11/09/2023 4328
Nhịp sống trẻ Để đạt được thành công trong sự nghiệp, đó là một hành trình của sự nỗ lực, kiên trì và bền bỉ với mục tiêu đề ra, và hành trình ấy không mấy ai có thể thấu hiểu hết được.
Khi thấy thành công của một ai đó, đôi khi chúng ta chỉ nhìn vào kết quả rồi lấy đó làm thước đo so sánh bản thân với người đó. Vô hình chung, bản thân chúng ta “đắm chìm” trong sự so sánh và ghen tị rồi dẫn đến “tự ti” mà quên đi hành trình của bản thân mình. Gát lại những suy nghĩ tiêu cực đó, hãy cùng Saymee “giải mã” định nghĩa của sự nghiệp và vững tin dấn thân chinh phục nhé!
Sự nghiệp thành công là gì? Đừng để những so sánh làm bạn quên đi câu trả lời
Thấy bạn bè đồng trang lứa thành công, ta thường tự đặt câu hỏi: “Liệu mình có thể làm được như họ không?”. Thông điệp self-pride (tự hào bản thân) hay lời khuyên “Đừng so sánh bản thân với người khác?” được truyền thông khắp các mạng xã hội, nhưng “so sánh” vẫn luôn là thói quen đã hình thành khá lâu trong tâm thức của thế hệ GenZ.
Hiện tượng này được gọi là Thuyết so sánh xã hội (Social Comparison Theory), được khởi xướng bởi nhà tâm lý học Leon Festinger vào năm 1954. Ông cho rằng các cá nhân chủ yếu dựa vào những so sánh xã hội để đánh giá bản thân trên nhiều khía cạnh, như khả năng, ý kiến, giá trị, thái độ, địa vị, tài sản, vẻ bề ngoài,... Có 2 loại so sánh xã hội, gồm: so sánh trên (upward social comparion) và so sánh dưới (downward social comparison).
Băn khoăn “mình đang ở đâu so với người khác” là bản năng sẵn có của con người
Khi chúng ta so sánh hướng lên (những người mà chúng ta nghĩ là "tốt hơn" bản thân ở một khía cạnh nào đó) thì điều này có thể dẫn đến cảm giác không đủ tốt. Mặt khác, khi chúng ta so sánh thấp hơn (những người mà chúng ta cho rằng không "tốt" bằng bản thân theo một cách nào đó) thì chúng ta có thể cảm thấy thành công hơn hoặc "đủ" hơn.
Việc so sánh mình với người khác có thể giúp ta tự tin, hứng khởi, và thông cảm hơn,… Tuy nhiên, nó cũng có thể gây ra những hậu quả tiêu cực trong cuộc sống, như sự ghen tị. Theo hai nhà tâm lý học Peter Salovey và Judith Rodin từ Đại học Yale, “cốt lõi của sự ghen tị nằm ở sự so sánh trên”[1].
Có 3 kiểu ghen tị điển hình khi ta so sánh mình với những người hơn ra trong một hoặc một số khía cạnh nhất định:
- Ghen tị chán nản: “Tôi cảm thấy mình là kẻ thua cuộc so với cô/anh ấy”
Khi bạn biết ai đó làm tốt hơn mình, bạn cảm thấy mình như kẻ thất bại, không xứng đáng, và không có khả năng. Bạn nghĩ rằng thành công của họ là minh chứng cho sự thất bại của mình.
- Ghen tị thù địch: “Tôi nghĩ cô ấy đã gian lận”
Bạn có từng cảm thấy “khó chịu” khi nhìn thấy những người thành công hơn mình, và mong muốn họ sẽ gặp khó khăn? Bạn có từng cảm thấy “vui mừng” khi nghe tin những người thành công đó bị thua cuộc? Đó là Schadenfreude - thuật ngữ chỉ “niềm vui từ nỗi đau của người khác”. Bạn cảm thấy như vậy vì bạn nghĩ rằng nếu họ thất bại, bạn sẽ không phải là kẻ duy nhất trên đời này thua cuộc.”
- Ghen tị lành tính: “Thật ấn tượng”.
Đó là một loại ghen tị không có hại. Khi bạn nhìn thấy ai đó thành công, bạn cảm thấy ngưỡng mộ và khen ngợi họ vì những gì họ đã đạt được. Ghen tị không có hại giúp chúng ta quan tâm đến những gì người khác làm - vì chúng ta nghĩ rằng mình có thể học hỏi được từ họ.
So sánh xã hội là gốc rễ của những nỗi ghen tị vô nghĩa
Công việc chỉ là một phần của sự nghiệp!
Bạn mới ra trường, bạn nhìn thấy những người khác có công việc tốt hơn mình, bạn cảm thấy ghen tị. Bạn tự hỏi tại sao họ lại có những cơ hội việc làm như mơ ước. Bạn tự trách bản thân đã kém cỏi đến thế nào khi công việc của mình “lúc này lúc khác”. Nhưng bạn biết không, “sự nghiệp” (career) và “vị trí công việc” (job) là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, dù chúng thường được dùng nhầm lẫn. Vị trí công việc của bạn bây giờ chưa chắc đã quyết định được sự nghiệp của cả cuộc đời bạn.
Điểm khác nhau |
Công việc |
Sự nghiệp |
Định nghĩa |
Hoạt động có tính chuyên môn hóa cao, thông qua đó cá nhân kiếm được tiền. |
Sự nghiệp là mục tiêu, tham vọng một người theo đuổi trọn đời |
Thu nhập |
Thường là tiền lương và các thu nhập phát sinh khác. Có sự ổn định về mặt tài chính hơn. |
Đôi khi không mang lại sự ổn định tài chính. Tuy nhiên giá trị thay đổi tùy vào những gì bản thân đóng góp cho xã hội và các thực thể. |
Yêu cầu kỹ năng |
Hoạt động dựa trên những kĩ năng mà bạn sẵn có, không đòi hỏi phát triển thêm |
Đòi hỏi phải thường xuyên tự học hỏi, phát triển bản thân |
Sự gắn bó |
Duy trì trong một thời gian cố định. Ví dụ 8 tiếng/ngày; 24 ngày/tháng, duy trì trong 2 năm. |
Duy trì lâu dài, xuyên suốt nhiều năm trong cuộc đời. |
Ảnh hưởng |
Không tạo ảnh hưởng lâu dài lên cuộc đời của một người, thưởng chỉ phục vụ mục tiêu “cơm áo gọi tiền”. |
Tạo ảnh hưởng mạnh mẽ xuyên suốt cuộc đời của con người, hình thành thái độ, tư duy, mục tiêu sống |
Đóng góp xã hội |
Có thể tác động tiêu cực đến các nhân tố xã hội khi đặt lợi ích tài chính lên trên. |
Ảnh hưởng sâu đến sự thay đổi / tiến bộ xã hội. |
Công việc chỉ là bước đệm để chúng ta đạt được đỉnh cao trong sự nghiệp. Có những người cả đời mới tìm ra sự nghiệp của mình, nhưng cũng có những người đã thành công khi còn rất trẻ. Sự nghiệp mang lại cho chúng ta cơ hội, sự thỏa mãn, phần thưởng và sự công nhận, trong khi công việc chỉ quan tâm đến tiền bạc và đòi hỏi chúng ta phải làm việc chăm chỉ ngày qua ngày. Có những người có công việc tốt, nhưng không hạnh phúc và không muốn giữ nó. Theo đuổi sự nghiệp, có nghĩa là chúng ta phải có kế hoạch và đam mê để sẵn sàng thực hiện nó. Nếu bạn mới bắt đầu những bước đầu tiên, đừng nản chí. Những gì chúng ta thấy về thành công của người khác chỉ là một bước trên con đường của họ. Có những lúc, công việc của chúng ta thuận lợi, có những lúc, công việc của chúng ta khó khăn, nhưng sự nghiệp vẫn luôn tiến bộ. Mỗi ngày, mỗi giờ bạn vẫn đang làm việc để xây dựng mục tiêu lớn lao của cuộc đời.
Mô hình Ikigai được doanh nhân người Anh Marc Winn
Nếu bạn vẫn đang băn khoăn “Sự nghiệp của đời tôi là gì?”, thì hãy thử “ướm mình” theo mô hình Ikigai để tìm ra lẽ sống của đời mình. Theo người Nhật, Ikigai là điểm giao nhau của 4 vòng tròn “Việc bạn đam mê, việc xã hội cần, việc mang lại thu nhập, và việc mà bạn làm xuất sắc”. Khi có được Ikigai, hành trình của chúng ta sẽ nhẹ nhàng hơn nhiều!
Hãy đồng hành cùng chuyên mục “Get in touch” của Nhà mạng GenZ Saymee để giải mã những rào cản tâm lý trong cuộc sống của thế hệ trẻ Việt Nam, từ đó tìm ra giải pháp, cùng tiến bước phát triển không giới hạn. Mang sứ mệnh "Kết nối tần số, mở lối đam mê", Saymee mong muốn “xé nhãn” những định kiến về GenZ, tạo sự thấu hiểu giữa đa thế hệ, góp phần phát triển một thế hệ trẻ Việt Nam "Sáng tạo, thấu hiểu và không lùi bước". Tìm hiểu thêm về Saymee tại: https://saymee.vn/ |
----
[1] Salovey, P., & Rodin, J. (1984). Some antecedents and consequences of social comparison jealousy. Journal of Personality and Social Psychology, 47, 780-792. doi:10.1037/0022-3514.47.4.780