Lực lượng TNXP Nghệ An tham gia có hiệu quả các mô hình phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo
21:32 23/04/2016 1588
Đại hội Hội LHTN Việt Nam nhiệm kỳ 2024-2029 Web.ĐTN: Những mô hình kinh tế do lực lượng Thanh niên xung phong (TNXP) Nghệ An đảm nhận đã mang lại hiệu quả thiết thực, tạo thêm việc làm ổn định, đảm bảo thu nhập cho thanh niên và nhân dân trên địa bàn, góp phần xóa các điểm trắng về dân cư nơi biên giới.
Lực lượng TNXP Nghệ An là đơn vị trực thuộc tỉnh Đoàn Nghệ An, gồm 10 tổng đội và 01 Trung tâm Giáo dục dạy nghề và giải quyết việc làm. Phát huy truyền thống Xô Viết anh hùng trên quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước, lực lượng Thanh niên xung phong Nghệ An tiếp tục cống hiến sức lực, khả năng và nhiệt huyết để xây dựng quê hương đất nước giàu mạnh.
Kế thừa truyền thống lực lượng TNXP Nghệ An trong hai cuộc kháng chiến, trong thời kỳ đổi mới xây dựng đất nước lực lượng TNXP tỉnh Nghệ An đã trở thành lực lượng phát triển kinh tế - xã hội đa dạng, đa vùng miền, phát triển ở những nơi vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng biển. Bên cạnh đó, TNXP Nghệ An còn hoạt động ở những lĩnh vực khó khăn phức tạp của xã hội, bằng sức trẻ và khát vọng họ đã đã biến những vùng đồi hoang hoá, những vùng rừng thiêng nước độc thành những vùng kinh tế mới đầy tiềm năng, vượt qua gian khổ để xây dựng và bảo vệ an ninh quốc phòng, bảo vệ an toàn xã hội, xây dựng đời sống văn hoá, bảo vệ rừng ở khu vực khó khăn, biên giới. Đến nay lực lượng TNXP Nghệ An đanglà một trong những lực lượng TNXP đi đầu trong cả nước về xây dựng mô hình phát triển kinh tế - xã hội.
Mô hình chè xanh Shan tuyết
Sau hơn 10 năm kể từ khi giống chè Shan tuyết được Tổng đội TNXP 8 Nghệ An cử 12 cán bộ lên ăn, ở cùng với bà con xã Huồi Tụ và xã Mường Lống, huyện Kỳ Sơn, đến nay cây chè đã có một vị trí quan trọng trong cuộc sống đồng bào người Mông nơi đây.
Kế thừa truyền thống lực lượng TNXP Nghệ An trong hai cuộc kháng chiến, trong thời kỳ đổi mới xây dựng đất nước lực lượng TNXP tỉnh Nghệ An đã trở thành lực lượng phát triển kinh tế - xã hội đa dạng, đa vùng miền, phát triển ở những nơi vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng biển. Bên cạnh đó, TNXP Nghệ An còn hoạt động ở những lĩnh vực khó khăn phức tạp của xã hội, bằng sức trẻ và khát vọng họ đã đã biến những vùng đồi hoang hoá, những vùng rừng thiêng nước độc thành những vùng kinh tế mới đầy tiềm năng, vượt qua gian khổ để xây dựng và bảo vệ an ninh quốc phòng, bảo vệ an toàn xã hội, xây dựng đời sống văn hoá, bảo vệ rừng ở khu vực khó khăn, biên giới. Đến nay lực lượng TNXP Nghệ An đanglà một trong những lực lượng TNXP đi đầu trong cả nước về xây dựng mô hình phát triển kinh tế - xã hội.
Mô hình chè xanh Shan tuyết
Sau hơn 10 năm kể từ khi giống chè Shan tuyết được Tổng đội TNXP 8 Nghệ An cử 12 cán bộ lên ăn, ở cùng với bà con xã Huồi Tụ và xã Mường Lống, huyện Kỳ Sơn, đến nay cây chè đã có một vị trí quan trọng trong cuộc sống đồng bào người Mông nơi đây.
Đoàn viên, thanh niên tham gia giúp các hộ đội viên và bà con nhân dân hái chè |
Sản phẩm chè Shan tuyết được chế biến từ nguyên liệu chè búp trồng trên độ cao trung bình từ 900 – 1.000m. Đến nay, Tổng đội đã triển khai, tổ chức cho nhân dân trên địa bàn và các hộ thanh niên ở Làng thanh niên trong vùng dự án trồng được 500ha chè nguyên liệu Tuyết Shan. Trong đó, có hơn 300ha chè đã cho thu hoạch, sản lượng đạt trên 300 tấn chè búp tươi/năm. Với nhiều loại chè khác nhau và giá bán cao nhất ra thị trường là 3 triệu đồng/kg.
Hiện cây chè Shan tuyết là cây chủ lực tại địa bàn hai xã, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, góp phần tăng diện tích cho rừng, tăng độ che phủ, bảo vệ môi trường sinh thái và đảm bảo quốc phòng an ninh quốc gia.
Với những nỗ lực không ngừng, Tổng đội TNXP 8 Nghệ An đã mở rộng và liên kết với một số doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh để sản xuất ra nhiều loại trà chất lượng cao như: Trà Đinh và trà Bạch Ngọc và đã sản xuất thí điểm, được đơn vị kiểm định đánh giá chất lượng tốt.
Ngoài chuyên tâm sản xuất, Tổng đội còn tham gia vận động bà con xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, nâng cao ý thức bảo vệ rừng, giữ gìn an ninh - trật tự địa phương. Đặc biệt, đơn vị đã xây dựng thành công Làng thanh niên lập nghiệp với hơn 30 nóc nhà, là tổ ấm cho các đội viên và thanh niên người Mông làm kinh tế giỏi, không sinh con thứ ba.
Mô hình chăn nuôi, trồng hoa, sản xuất rau sạch
ảnh 5. Quang cảnh mô hình Làng Thanh niên lập nghiệp Na Ngoi, tỉnh Nghệ An
Dự án Làng Thanh niên lập nghiệp Na Ngoi xây dựng năm 2009, được Trung ương Đoàn đánh giá là mô hình kinh tế - xã hội thành công của lực lượng TNXP Nghệ An với hơn 22 đội viên nòng cốt, thu hút 85 hộ đồng bào Mông tham gia phát triển kinh tế, bảo vệ 2.000 ha rừng. Đến nay, các đội viên đã trồng được hơn 100 ha chè tuyết shan; mỗi năm trồng 15.000-20.000 gốc cây hoa ly; xây dựng mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung như: gà đen, bò, dê, lợn Mông; nuôi cá hồi; sản xuất rau sạch và nhiều loại rau màu trái vụ khác có giá trị kinh tế cao, khai khẩn đất đai, giúp người dân quanh làng trồng nhiều ha lúa bậc thang.
Đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư BCH Trung ương Đoàn tặng quà cho nhân dân và các đội viên Thanh niên xung phong tại Làng Thanh niên lập nghiệp Na Ngoi, Nghệ An |
Từ sự trợ giúp của các đội viên Làng Thanh niên lập nghiệp, nhiều người Mông ở Na Ngoi đã thoát nghèo, phát triển kinh tế hộ gia đình có thu nhập bình quân từ 50-70 triệu đồng/năm. Với sự thành công trong việc đưa mô hình "cây" và "con" tại Làng Thanh niên lập nghiệp đã xóa đi những khó khăn vất vả, nghèo đói và nhen lên ngọn lửa làm giàu và mở ra hướng sản xuất mới cho bà con người Mông, Khơ Mú... trên địa bàn Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An.
Từ những mô hình kinh tế do lực lượng TNXP Nghệ An đảm nhận đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, tạo thêm việc làm ổn định, đảm bảo thu nhập cho thanh niên và nhân dân trên địa bàn, góp phần xóa các điểm trắng về dân cư nơi biên giới, thúc đẩy phát triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội và giữ vững an ninh trật tự, an ninh vùng biên giới Tổ quốc, được chính quyền và bà con nhân dân địa phương tin tưởng, đánh giá cao. Đây thực sự là một điểm sáng và là mô hình mẫu để nhân rộng, lan tỏa ra nhiều địa phương khác trong cả nước.