Trà Vinh: Những giải pháp và mô hình hay từ công tác Đoàn ở cơ sở
16:39 16/09/2016 1542
3 Phong trào Web.ĐTN: Tỉnh Đoàn Trà Vinh vừa tổ chức thành công tọa đàm “Nâng cao chất lượng đoàn viên và hoạt động cơ sở Đoàn” trên phạm vi toàn tỉnh. Từ cuộc tọa đàm này, các thủ lĩnh thanh niên đến từ các cơ sở Đoàn trong tỉnh đã trình bày, hiến kế nhiều giải pháp, mô hình hay trong công tác Đoàn và trong phát triển kinh tế…
Anh Đinh Văn Cảnh, Bí thư chi đoàn ấp Đại Đức, xã Đức Mỹ, huyện Càng Long:
Đại Đức là 01 trong 13 chi đoàn thuộc Xã đoàn Đức Mỹ. Chi đoàn có 09 đoàn viên và 24 hội viên Hội Liên hiệp thanh niên. Đa số đoàn viên, hội viên đều chưa có việc làm ổn định, chủ yếu làm theo mùa vụ. Từ đó đời sống của đoàn viên, hội viên gặp nhiều khó khăn.
Được sự quan tâm của Đảng ủy xã và Xã đoàn Đức Mỹ, trong các năm qua có nhiều phong trào, nhiều mô hình kinh tế được thành lập tại ấp Đại Đức như: các câu lạc bộ, tổ hợp tác, hợp tác xã về chăn nuôi, trồng trọt… Điển hình có CLB thanh niên giúp nhau phát triển kinh tế với 14 đoàn viên thanh niên tham gia. Sinh hoạt tại CLB, mỗi thành viên đóng góp 01 triệu đồng/tháng. Đến nay đã giúp cho 08 lượt thành viên mượn vốn với số tiền là 112 triệu đồng để đầu tư sản xuất, chăn nuôi đem lại hiệu quả cao. Mô hình trồng thanh long ruột đỏ trái vụ của thanh niên trong ấp đem lại lợi nhuận cao; mô hình trồng cam sành, bưởi da xanh của thanh niên Nguyễn Quốc Văn lợi nhuận trên 120 triệu đồng/năm, hay mô hình nuôi ếch thương phẩm của thanh niên Nguyễn Tấn Đại, sau 60 ngày nuôi cho lợi nhuận trên 04 triệu đồng…
Để đạt được hiệu quả trên, anh Đinh Văn Cảnh cho biết, trong sinh hoạt chi đoàn hàng tháng, ban chấp hành chi đoàn phải nghiên cứu, học hỏi các mô hình hay, có hiệu quả từ nhiều nơi để thảo luận, triển khai cho các thanh niên học tập, vận dụng. Đặc biệt, trong đầu tư nguồn vốn cần kiểm tra thường xuyên; hàng tháng thông qua họp lệ chi đoàn các đối tượng nhận vốn phải báo cáo kết quả sử dụng nguồn vốn cũng như hiệu quả từ việc sản xuất, kinh doanh. Nếu phát hiện rủi ro, phải kịp thời giải quyết mới có thể quản lý và khai thác tốt nguồn vốn.
Anh Dương Tấn Phong, Bí thư Xã đoàn Đông Hải, huyện Duyên Hải:
Đông Hải là vùng sâu, cách trung tâm huyện tới 18km, người dân sống chủ yếu bằng nghề nuôi trồng, đánh bắt thủy sản. Đa số thanh niên trên địa bàn xã còn phụ thuộc vào gia đình lo kinh tế, nên công tác Đoàn trong thời gian qua còn nhiều khó khăn, nhất là trong công tác vận động thanh niên vào tổ chức Đoàn.
Nhận thấy khó khăn đó, những năm gần đây công tác tập hợp thanh niên được Xã đoàn Đông Hải chú trọng. Trong hoạt động, Xã đoàn Đông Hải phối hợp với các ban ngành liên quan và thu được kết quả đang phấn khởi. Hiện toàn xã có khoảng 870 thanh niên trong độ tuổi Đoàn có mặt tại địa phương. Qua vận động, đến nay toàn xã thành lập dược 14 chi đoàn trực thuộc, trong đó có 07 chi đoàn ấp, 05 chi đoàn trường học và 02 chi đoàn cơ quan, với tổng số trên 180 đoàn viên. Nhằm giúp thanh niên gắn bó với tổ chức Đoàn và từng bước phát triển kinh tế gia đình, các năm qua Xã đoàn Đông Hải vận dụng việc thành lập các tổ hợp tác nuôi bò, nuôi dê… đến nay đã phát huy hiệu quả.
Về hướng tới, để công tác tập hợp thanh niên được thuận lợi hơn, anh Nguyễn Tấn Phong đề xuất cấp ủy Đảng, chính quyền cần có cơ chế hỗ trợ nguồn vốn trong sản xuất chăn nuôi, đầu tư các công trình, phần việc do thanh niên làm chủ để tổ chức Đoàn có đủ điều kiện cũng như cơ chế phù hợp hơn. Trong hoạt động, chi đoàn ấp cũng cần hỗ trợ một phần kinh phí để hoạt động, đồng thời cần tăng mức phụ cấp hỗ trợ Bí thư và Phó bí thư Đoàn ấp, khóm. Ngành chức năng cần hỗ trợ việc tư vấn trong chăn nuôi, kịp thời hỗ trợ xã trong việc tiêm chích, phun xịt hóa chất vệ sinh chuồng trại. Mặt khác, Tỉnh Đoàn Trà Vinh cần kiến nghị Trung ương Đoàn giảm bớt các văn bản trong bộ tiêu chí thi đua để các Xã đoàn tập trung vào các hoạt động phong trào và thực hiện các công trình, phần việc được hiệu quả hơn.
Anh Lê Văn Hữu, Bí thư Đoàn Khóm Phước Bình, Phường 2, thị xã Duyên Hải:
Phường 2, thị xã Duyên Hải có 04 khóm, trong đó Khóm Phước Bình có 98 thanh niên độ tuổi từ 16 - 30. Trong đó có 21 đoàn viên, 03 đảng viên trẻ sinh hoạt Đoàn và 29 hội viên Hội liên hiệp thanh niên.
Thời gian qua, tình hình sinh hoạt chi đoàn Khóm Phước Bình gặp nhiều khó khăn do một phần thanh niên đi làm ăn xa, thanh niên địa phương đi học hoặc đã lập gia đình… nên có lúc khó tập hợp. Từ khó khăn đó, vào năm 2008 Huyện Đoàn Duyên Hải (nay là Thị Đoàn) chọn ấp Phước Bình (nay là Khóm Phước Bình) để hỗ trợ thực hiện mô hình liên kết 05 chi (kết hợp các đoàn thể khác) trong sinh hoạt Đoàn. Từ đó chi đoàn khóm luôn được quan tâm của chi bộ và các chi hội đoàn thể khác trong khóm. Nội dung sinh hoạt chi đoàn từng bước được nâng lên, việc tập hợp thanh niên vào tổ chức Đoàn có đông hơn trước.
Để thực hiện đạt hiệu quả từ mô hình liên kết này, Huyện Đoàn xây dựng kế hoạch chọn xã điểm và lấy chi đoàn thự hiện. Xã đoàn hướng dẫn chi đoàn xây dựng kế hoạch cụ thể và xin ý kiến chi bộ ấp thống nhất với các chi hội đoàn thể về một số nội dung sinh hoạt chủ yếu như: phối hợp với chi hội Nông dân thàn lập tổ hợp tác trồng màu và nuôi thủy sản; phối hợp với chi hội Phụ nữ thành lập tổ vay vốn; phối hợp chi hội Cựu chiến binh xây dựng chi đoàn vững mạnh và vận động phát triển đoàn viên mới... Kết quả, chi đoàn hoạt động mang tính tổ chức chặt chẽ hơn, chất lượng sinh hoạt có nâng lên, số lượng đoàn viên được duy trì tốt. Từ đó, thông qua các mô hình sản xuất, kinh doanh đã giúp đời sống kinh tế của đoàn viên được ổn định và từng bước phát triển đi lên.
Tweet
Đại Đức là 01 trong 13 chi đoàn thuộc Xã đoàn Đức Mỹ. Chi đoàn có 09 đoàn viên và 24 hội viên Hội Liên hiệp thanh niên. Đa số đoàn viên, hội viên đều chưa có việc làm ổn định, chủ yếu làm theo mùa vụ. Từ đó đời sống của đoàn viên, hội viên gặp nhiều khó khăn.
Được sự quan tâm của Đảng ủy xã và Xã đoàn Đức Mỹ, trong các năm qua có nhiều phong trào, nhiều mô hình kinh tế được thành lập tại ấp Đại Đức như: các câu lạc bộ, tổ hợp tác, hợp tác xã về chăn nuôi, trồng trọt… Điển hình có CLB thanh niên giúp nhau phát triển kinh tế với 14 đoàn viên thanh niên tham gia. Sinh hoạt tại CLB, mỗi thành viên đóng góp 01 triệu đồng/tháng. Đến nay đã giúp cho 08 lượt thành viên mượn vốn với số tiền là 112 triệu đồng để đầu tư sản xuất, chăn nuôi đem lại hiệu quả cao. Mô hình trồng thanh long ruột đỏ trái vụ của thanh niên trong ấp đem lại lợi nhuận cao; mô hình trồng cam sành, bưởi da xanh của thanh niên Nguyễn Quốc Văn lợi nhuận trên 120 triệu đồng/năm, hay mô hình nuôi ếch thương phẩm của thanh niên Nguyễn Tấn Đại, sau 60 ngày nuôi cho lợi nhuận trên 04 triệu đồng…
Để đạt được hiệu quả trên, anh Đinh Văn Cảnh cho biết, trong sinh hoạt chi đoàn hàng tháng, ban chấp hành chi đoàn phải nghiên cứu, học hỏi các mô hình hay, có hiệu quả từ nhiều nơi để thảo luận, triển khai cho các thanh niên học tập, vận dụng. Đặc biệt, trong đầu tư nguồn vốn cần kiểm tra thường xuyên; hàng tháng thông qua họp lệ chi đoàn các đối tượng nhận vốn phải báo cáo kết quả sử dụng nguồn vốn cũng như hiệu quả từ việc sản xuất, kinh doanh. Nếu phát hiện rủi ro, phải kịp thời giải quyết mới có thể quản lý và khai thác tốt nguồn vốn.
Anh Dương Tấn Phong, Bí thư Xã đoàn Đông Hải, huyện Duyên Hải:
Đông Hải là vùng sâu, cách trung tâm huyện tới 18km, người dân sống chủ yếu bằng nghề nuôi trồng, đánh bắt thủy sản. Đa số thanh niên trên địa bàn xã còn phụ thuộc vào gia đình lo kinh tế, nên công tác Đoàn trong thời gian qua còn nhiều khó khăn, nhất là trong công tác vận động thanh niên vào tổ chức Đoàn.
Nhận thấy khó khăn đó, những năm gần đây công tác tập hợp thanh niên được Xã đoàn Đông Hải chú trọng. Trong hoạt động, Xã đoàn Đông Hải phối hợp với các ban ngành liên quan và thu được kết quả đang phấn khởi. Hiện toàn xã có khoảng 870 thanh niên trong độ tuổi Đoàn có mặt tại địa phương. Qua vận động, đến nay toàn xã thành lập dược 14 chi đoàn trực thuộc, trong đó có 07 chi đoàn ấp, 05 chi đoàn trường học và 02 chi đoàn cơ quan, với tổng số trên 180 đoàn viên. Nhằm giúp thanh niên gắn bó với tổ chức Đoàn và từng bước phát triển kinh tế gia đình, các năm qua Xã đoàn Đông Hải vận dụng việc thành lập các tổ hợp tác nuôi bò, nuôi dê… đến nay đã phát huy hiệu quả.
Về hướng tới, để công tác tập hợp thanh niên được thuận lợi hơn, anh Nguyễn Tấn Phong đề xuất cấp ủy Đảng, chính quyền cần có cơ chế hỗ trợ nguồn vốn trong sản xuất chăn nuôi, đầu tư các công trình, phần việc do thanh niên làm chủ để tổ chức Đoàn có đủ điều kiện cũng như cơ chế phù hợp hơn. Trong hoạt động, chi đoàn ấp cũng cần hỗ trợ một phần kinh phí để hoạt động, đồng thời cần tăng mức phụ cấp hỗ trợ Bí thư và Phó bí thư Đoàn ấp, khóm. Ngành chức năng cần hỗ trợ việc tư vấn trong chăn nuôi, kịp thời hỗ trợ xã trong việc tiêm chích, phun xịt hóa chất vệ sinh chuồng trại. Mặt khác, Tỉnh Đoàn Trà Vinh cần kiến nghị Trung ương Đoàn giảm bớt các văn bản trong bộ tiêu chí thi đua để các Xã đoàn tập trung vào các hoạt động phong trào và thực hiện các công trình, phần việc được hiệu quả hơn.
Anh Lê Văn Hữu, Bí thư Đoàn Khóm Phước Bình, Phường 2, thị xã Duyên Hải:
Phường 2, thị xã Duyên Hải có 04 khóm, trong đó Khóm Phước Bình có 98 thanh niên độ tuổi từ 16 - 30. Trong đó có 21 đoàn viên, 03 đảng viên trẻ sinh hoạt Đoàn và 29 hội viên Hội liên hiệp thanh niên.
Thời gian qua, tình hình sinh hoạt chi đoàn Khóm Phước Bình gặp nhiều khó khăn do một phần thanh niên đi làm ăn xa, thanh niên địa phương đi học hoặc đã lập gia đình… nên có lúc khó tập hợp. Từ khó khăn đó, vào năm 2008 Huyện Đoàn Duyên Hải (nay là Thị Đoàn) chọn ấp Phước Bình (nay là Khóm Phước Bình) để hỗ trợ thực hiện mô hình liên kết 05 chi (kết hợp các đoàn thể khác) trong sinh hoạt Đoàn. Từ đó chi đoàn khóm luôn được quan tâm của chi bộ và các chi hội đoàn thể khác trong khóm. Nội dung sinh hoạt chi đoàn từng bước được nâng lên, việc tập hợp thanh niên vào tổ chức Đoàn có đông hơn trước.
Để thực hiện đạt hiệu quả từ mô hình liên kết này, Huyện Đoàn xây dựng kế hoạch chọn xã điểm và lấy chi đoàn thự hiện. Xã đoàn hướng dẫn chi đoàn xây dựng kế hoạch cụ thể và xin ý kiến chi bộ ấp thống nhất với các chi hội đoàn thể về một số nội dung sinh hoạt chủ yếu như: phối hợp với chi hội Nông dân thàn lập tổ hợp tác trồng màu và nuôi thủy sản; phối hợp với chi hội Phụ nữ thành lập tổ vay vốn; phối hợp chi hội Cựu chiến binh xây dựng chi đoàn vững mạnh và vận động phát triển đoàn viên mới... Kết quả, chi đoàn hoạt động mang tính tổ chức chặt chẽ hơn, chất lượng sinh hoạt có nâng lên, số lượng đoàn viên được duy trì tốt. Từ đó, thông qua các mô hình sản xuất, kinh doanh đã giúp đời sống kinh tế của đoàn viên được ổn định và từng bước phát triển đi lên.