Phó chủ tịch xã - môi trường thử lửa của trí thức trẻ
18:52 19/05/2014 2314
3 Phong trào <div align="justify"><font size="2" face="Arial">Để các xã nghèo trên cả nước có được sức bật vươn lên phát triển kinh tế xã hội, thông qua đội ngũ cán bộ có trí thức, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định đưa 600 trí thức trẻ (TTT) ưu tú về 600 xã thuộc các huyện nghèo để làm phó chủ tịch UBND xã.</div>
Để các xã nghèo trên cả nước có được sức bật vươn lên phát triển kinh tế xã hội, thông qua đội ngũ cán bộ có trí thức, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định đưa 600 trí thức trẻ (TTT) ưu tú về 600 xã thuộc các huyện nghèo để làm phó chủ tịch UBND xã.
Phóng viên đã có buổi trao đổi với ông Vũ Đăng Minh, quyền Vụ trưởng Vụ Công tác thanh niên - Bộ Nội vụ, về vấn đề này.
PV: Xin ông cho biết nội dung chính của đề án?
Ông Vũ Đăng Minh: Chủ trương tăng cường các cán bộ xã cho các huyện nghèo trên cả nước để thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của chính phủ nhằm hỗ trợ các hỗ nghèo phát triển nhanh và bền vững là chủ trương rất đúng đắn. Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho xây dựng đề án đưa TTT có trình độ đại học về các xã tại các huyện nghèo trong cả nước để mà giúp địa phương trước hết là thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo theo Nghị quyết 30a. Nhưng mục tiêu lâu dài của đề án, đó là thông qua việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương, tạo cơ hội rèn luyện đào tạo các chức danh lãnh đạo quản lý trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước trong tương lai. Vì vậy, chương trình 30a là tiền đề để chúng tôi thực hiện mục tiêu này, góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách phát hiện, tuyển chọn, đào tạo cũng như thực hiện tốt hơn nữa chính sách đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ.
PV: Đề án này có cơ chế chính sách ưu việt như thế nào để thu hút TTT đến các xã tại các huyện nghèo trong khi cơ hội và môi trường tại các thành phố lớn không hề nhỏ, thưa ông?
Ông Vũ Đăng Minh: Trong quá trình soạn thảo đề án, chúng tôi cũng đã lường trước được những thuận lợi khó khăn, tổ chức các cuộc khảo sát tại các vùng nghèo trên cả nước, chắt lọc kinh nghiệm để đảm bảo đề án có tính khả thi, để các TTT có thể yên tâm cống hiến. Điểu quan trọng nhất của đề án đó là xác định rõ trách nhiệm của các bên khi tham gia đề án như quyền lợi, nghĩa vụ của các đội viên đề án, trách nhiệm của Bộ Nội vụ, UBND huyện, xã… Ở đề án này, công việc mà các đội viên được giao rất cụ thể rõ ràng, đó là chức phó chủ tịch xã, chứ không chung chung, thiếu đâu làm đó như một số đề án trước.
Khi đã được bổ nhiệm, các phó chủ tịch xã này được hưởng tất cả các chế độ ưu đãi theo đúng chức danh của họ. Tính ra thu nhập của họ còn cao hơn cả những sinh viên vừa tốt nghiệp đại học được tuyển dụng làm việc tại các Bộ, ngành ở Hà Nội. Quan trọng hơn là sau khi hoàn thành nhiệm vụ, chúng tôi có phương án bố trí “đầu ra” cho họ. Có thể là quy hoạch làm việc tại các cơ quan chuyên môn của xã, huyện, tỉnh nơi tình nguyện. Nếu UBND nơi tình nguyện không bố trí việc làm cho các TTT hoặc chính họ không có nguyện vọng tiếp tục ở lại địa phương được thì UBND tỉnh đó xác nhận quá trình công tác để các cơ quan khác ưu tiên xét tuyển vào vị trí viên chức hoặc công chức. Như vậy, các TTT sẽ yên tâm sau năm năm làm việc tình nguyện tại các xã nghèo.
PV: Với tổng kinh phí đầu tư khá lớn, gần 200 tỷ đồng, Ban quản lý đề án có giải pháp cụ thể nào để xử lý trường hợp TTT “tự ý” hoàn thành sớm thời hạn?
Ông Vũ Đăng Minh: Theo đề án, quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm TTT làm phó chủ tịch xã rất chặt chẽ. Chúng tôi cũng sẽ quản lý cụ thể từng đội viên một, đánh giá nhận xét quá trình làm việc hàng tháng chưa không có chuyện bỏ lửng họ. Trong trường hợp TTT tự ý bỏ việc khi chưa đủ thời gian thì họ phải bồi thường cho nhà nước toàn bộ kinh phí đã được đào tạo. Đề án này khác với các dự án khác vì chúng tôi sẽ lựa chọn 600 sinh viên trong hàng triệu sinh viên, đảm bảo đủ trình độ năng lực và phẩm chất đạo đức, có tinh thần xung kích tình nguyện, dám chịu khó khăn gian khổ. Nếu đi để dán mác màu xanh tình nguyện để được vào công chức thì chắc chắn không được tuyển chọn. Khi họ vi phạm thì sẽ bị xử lý theo luật cán bộ công chức. Vấn đề đảm bảo cho bồi hoàn lại khoản tiền được đào tạo suốt quá trình, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ cân nhắc để đưa ra biện pháp xử lý cụ thể.
PV: Là một trong những người tham gia chấp bút vào đề án này, ông có thể dự đoán thế nào về hiệu quả của đề án ?
Ông Vũ Đăng Minh: Đề án này được xây dựng trong thời gian hai năm và được nghiên cứu rất kỹ với rất nhiều ý kiến đồng thuận có, phản biện có về cả những khó khăn, thuận lợi của đề án. Thông qua các hội nghị tổ chức tại chính các địa phương có nhiều xã nghèo, chúng tôi đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các cán bộ lãnh đạo địa phương. Họ bày tỏ rằng, chỉ sợ các TTT “kén cá chọn canh”, không chịu được gian khổ chứ chúng tôi sẵn sàng nhường cơm, xẻ áo tạo điều kiện cho TTT làm việc. Người ta còn bảo các TTT hoàn thành nhiệm vụ chính là giúp đỡ họ. Khó khăn nhất của đề án chính là sự giúp đỡ, đồng thuận của các cán bộ các tỉnh, huyện vì đây là công tác cán bộ đưa TTT về xã nhưng chúng tôi lại được sự đồng thuận. Vì vậy chúng tôi hoàn toàn có thể lạc quan về hiệu quả của đề án này.
PV: Như vậy, ông có niềm tin rất lớn vào thành công của đề án?
Ông Vũ Đăng Minh: Tôi muốn mượn lời của lãnh đạo huyện Mường Ảng – tỉnh Điện Biên để trả lời bạn. Lãnh đạo này từng phát biểu rằng, “Các em này không phải là con em chúng ta cử đi vì chúng ta cử con em dân tộc đi theo chính sách nhưng không có nhiều em muốn trở về. Còn đây là các em ở các tỉnh thành khác, kể cả ở HN, ở thủ đô cơ với bầu nhiệt huyết cống hiến cho địa phương ta. Đề án chắc chắn sẽ thành công.”
PV: Nếu chỉ nói một câu về điểm hút TTT nổi bật trong đề án này với các sinh viên, ông sẽ nói gì?
Ông Vũ Đăng Minh: Đó là các bạn có thể trở thành nguồn cán bộ bổ sung cho nguồn các chức danh lãnh đạo quản lý trong các cơ quan của đảng nhà nước
nhac dj , mahjong connect , barbie dress up games , nickelodeon games , game nau an
PV: Xin cảm ơn ông!
Với kinh phí khoảng 195 tỷ đồng, dự án sẽ được triển khai trong vòng mười năm (2011-2020). Dự án có hai giai đoạn, và trong giai đoạn 1 ( 2011-2012), sẽ tiến hành tuyển thử nghiệm 100 TTT đưa về năm tỉnh. Cụ thể số cán bộ trẻ này sẽ được đưa về 25 xã/năm huyện của Cao Bằng, 15 xã/bốn huyện của Điện Biên, 15 xã/ba huyện của Nghệ An, 30 xã/sáu huyện của Quảng Ngãi và 15 xã/hai huyện của Kon Tum.
Tweet
Phóng viên đã có buổi trao đổi với ông Vũ Đăng Minh, quyền Vụ trưởng Vụ Công tác thanh niên - Bộ Nội vụ, về vấn đề này.
PV: Xin ông cho biết nội dung chính của đề án?
Ông Vũ Đăng Minh: Chủ trương tăng cường các cán bộ xã cho các huyện nghèo trên cả nước để thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của chính phủ nhằm hỗ trợ các hỗ nghèo phát triển nhanh và bền vững là chủ trương rất đúng đắn. Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho xây dựng đề án đưa TTT có trình độ đại học về các xã tại các huyện nghèo trong cả nước để mà giúp địa phương trước hết là thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo theo Nghị quyết 30a. Nhưng mục tiêu lâu dài của đề án, đó là thông qua việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương, tạo cơ hội rèn luyện đào tạo các chức danh lãnh đạo quản lý trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước trong tương lai. Vì vậy, chương trình 30a là tiền đề để chúng tôi thực hiện mục tiêu này, góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách phát hiện, tuyển chọn, đào tạo cũng như thực hiện tốt hơn nữa chính sách đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ.
PV: Đề án này có cơ chế chính sách ưu việt như thế nào để thu hút TTT đến các xã tại các huyện nghèo trong khi cơ hội và môi trường tại các thành phố lớn không hề nhỏ, thưa ông?
Ông Vũ Đăng Minh: Trong quá trình soạn thảo đề án, chúng tôi cũng đã lường trước được những thuận lợi khó khăn, tổ chức các cuộc khảo sát tại các vùng nghèo trên cả nước, chắt lọc kinh nghiệm để đảm bảo đề án có tính khả thi, để các TTT có thể yên tâm cống hiến. Điểu quan trọng nhất của đề án đó là xác định rõ trách nhiệm của các bên khi tham gia đề án như quyền lợi, nghĩa vụ của các đội viên đề án, trách nhiệm của Bộ Nội vụ, UBND huyện, xã… Ở đề án này, công việc mà các đội viên được giao rất cụ thể rõ ràng, đó là chức phó chủ tịch xã, chứ không chung chung, thiếu đâu làm đó như một số đề án trước.
Khi đã được bổ nhiệm, các phó chủ tịch xã này được hưởng tất cả các chế độ ưu đãi theo đúng chức danh của họ. Tính ra thu nhập của họ còn cao hơn cả những sinh viên vừa tốt nghiệp đại học được tuyển dụng làm việc tại các Bộ, ngành ở Hà Nội. Quan trọng hơn là sau khi hoàn thành nhiệm vụ, chúng tôi có phương án bố trí “đầu ra” cho họ. Có thể là quy hoạch làm việc tại các cơ quan chuyên môn của xã, huyện, tỉnh nơi tình nguyện. Nếu UBND nơi tình nguyện không bố trí việc làm cho các TTT hoặc chính họ không có nguyện vọng tiếp tục ở lại địa phương được thì UBND tỉnh đó xác nhận quá trình công tác để các cơ quan khác ưu tiên xét tuyển vào vị trí viên chức hoặc công chức. Như vậy, các TTT sẽ yên tâm sau năm năm làm việc tình nguyện tại các xã nghèo.
PV: Với tổng kinh phí đầu tư khá lớn, gần 200 tỷ đồng, Ban quản lý đề án có giải pháp cụ thể nào để xử lý trường hợp TTT “tự ý” hoàn thành sớm thời hạn?
Ông Vũ Đăng Minh: Theo đề án, quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm TTT làm phó chủ tịch xã rất chặt chẽ. Chúng tôi cũng sẽ quản lý cụ thể từng đội viên một, đánh giá nhận xét quá trình làm việc hàng tháng chưa không có chuyện bỏ lửng họ. Trong trường hợp TTT tự ý bỏ việc khi chưa đủ thời gian thì họ phải bồi thường cho nhà nước toàn bộ kinh phí đã được đào tạo. Đề án này khác với các dự án khác vì chúng tôi sẽ lựa chọn 600 sinh viên trong hàng triệu sinh viên, đảm bảo đủ trình độ năng lực và phẩm chất đạo đức, có tinh thần xung kích tình nguyện, dám chịu khó khăn gian khổ. Nếu đi để dán mác màu xanh tình nguyện để được vào công chức thì chắc chắn không được tuyển chọn. Khi họ vi phạm thì sẽ bị xử lý theo luật cán bộ công chức. Vấn đề đảm bảo cho bồi hoàn lại khoản tiền được đào tạo suốt quá trình, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ cân nhắc để đưa ra biện pháp xử lý cụ thể.
PV: Là một trong những người tham gia chấp bút vào đề án này, ông có thể dự đoán thế nào về hiệu quả của đề án ?
Ông Vũ Đăng Minh: Đề án này được xây dựng trong thời gian hai năm và được nghiên cứu rất kỹ với rất nhiều ý kiến đồng thuận có, phản biện có về cả những khó khăn, thuận lợi của đề án. Thông qua các hội nghị tổ chức tại chính các địa phương có nhiều xã nghèo, chúng tôi đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các cán bộ lãnh đạo địa phương. Họ bày tỏ rằng, chỉ sợ các TTT “kén cá chọn canh”, không chịu được gian khổ chứ chúng tôi sẵn sàng nhường cơm, xẻ áo tạo điều kiện cho TTT làm việc. Người ta còn bảo các TTT hoàn thành nhiệm vụ chính là giúp đỡ họ. Khó khăn nhất của đề án chính là sự giúp đỡ, đồng thuận của các cán bộ các tỉnh, huyện vì đây là công tác cán bộ đưa TTT về xã nhưng chúng tôi lại được sự đồng thuận. Vì vậy chúng tôi hoàn toàn có thể lạc quan về hiệu quả của đề án này.
PV: Như vậy, ông có niềm tin rất lớn vào thành công của đề án?
Ông Vũ Đăng Minh: Tôi muốn mượn lời của lãnh đạo huyện Mường Ảng – tỉnh Điện Biên để trả lời bạn. Lãnh đạo này từng phát biểu rằng, “Các em này không phải là con em chúng ta cử đi vì chúng ta cử con em dân tộc đi theo chính sách nhưng không có nhiều em muốn trở về. Còn đây là các em ở các tỉnh thành khác, kể cả ở HN, ở thủ đô cơ với bầu nhiệt huyết cống hiến cho địa phương ta. Đề án chắc chắn sẽ thành công.”
PV: Nếu chỉ nói một câu về điểm hút TTT nổi bật trong đề án này với các sinh viên, ông sẽ nói gì?
Ông Vũ Đăng Minh: Đó là các bạn có thể trở thành nguồn cán bộ bổ sung cho nguồn các chức danh lãnh đạo quản lý trong các cơ quan của đảng nhà nước
nhac dj , mahjong connect , barbie dress up games , nickelodeon games , game nau an
PV: Xin cảm ơn ông!
Với kinh phí khoảng 195 tỷ đồng, dự án sẽ được triển khai trong vòng mười năm (2011-2020). Dự án có hai giai đoạn, và trong giai đoạn 1 ( 2011-2012), sẽ tiến hành tuyển thử nghiệm 100 TTT đưa về năm tỉnh. Cụ thể số cán bộ trẻ này sẽ được đưa về 25 xã/năm huyện của Cao Bằng, 15 xã/bốn huyện của Điện Biên, 15 xã/ba huyện của Nghệ An, 30 xã/sáu huyện của Quảng Ngãi và 15 xã/hai huyện của Kon Tum.