Phát huy vai trò của thanh niên trong xây dựng nông thôn mới
15:59 27/05/2014 6380
3 Phong trào Trong nhiều lĩnh vực, thanh niên luôn đóng vai trò xung kích. Chính vì vậy, trong chương trình xây dựng nông thôn mới, lực lượng này cũng cần thể hiện sự năng động, sáng tạo để thực thi các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn. Xung quanh vấn đề này, Chúng tôi có cuộc trao đổi với đ/c Phạm Huy Giang, UVBTV, Trưởng ban Thanh niên nông thôn Trung ương Đoàn . Đ/c Giang cho biết:</div>
Trong nhiều lĩnh vực, thanh niên luôn đóng vai trò xung kích. Chính vì vậy, trong chương trình xây dựng nông thôn mới, lực lượng này cũng cần thể hiện sự năng động, sáng tạo để thực thi các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn. Xung quanh vấn đề này, Chúng tôi có cuộc trao đổi với đ/c Phạm Huy Giang, UVBTV, Trưởng ban Thanh niên nông thôn Trung ương Đoàn . Đ/c Giang cho biết:
Nguồn ảnh Internet
Hiện lực lượng thanh niên (từ 16 đến 30 tuổi) chiếm khoảng 26,7% dân số, trong đó, thanh niên nông thôn chiếm 68,8%. Điểm nổi bật của họ là có sức khỏe, dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn tham gia các phong trào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để từ đó vươn lên thoát nghèo, làm giàu; là lực lượng xung kích, đi đầu ủng hộ và thực hiện hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nhiều thanh niên đã tích cực tiếp thu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng - vật nuôi và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Thời gian qua, bằng nhiều hình thức, hoạt động của Đoàn Thanh niên trên địa bàn nông thôn tiếp tục có những bước chuyển biến tích cực, trong đó hướng nhiều đến việc gắn nhu cầu, lợi ích chính đáng của thanh niên nông thôn. Thông qua các mô hình, hình thức hoạt động của mình, Đoàn Thanh niên đã cùng các cấp, ngành hỗ trợ thanh niên nông thôn kiến thức, kỹ thuật trong chăn nuôi, trồng trọt, hỗ trợ vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh, đào tạo nghề. Chính điều này đã góp phần hình thành lớp thanh niên nông thôn có kiến thức, tay nghề, sống lành mạnh, có khát khao làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, từng bước hạn chế tình trạng thanh niên nông thôn đổ ra các đô thị tìm việc làm. Những hoạt động cụ thể đó vừa trực tiếp, vừa gián tiếp tham gia phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần tích cực xây dựng nông thôn mới.
Có ý kiến cho rằng, trên thực tế, hoạt động của tổ chức Đoàn ở nông thôn còn hình thức, chưa gắn với thực tiễn, đặc biệt là hoạt động của những câu lạc bộ khuyến nông, lâm, ngư. Đ/c nghĩ sao về vấn đề này?
Đúng là bên cạnh mặt tích cực thì hoạt động Đoàn trên địa bàn nông thôn còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Điều này là do đội ngũ cán bộ Đoàn còn yếu về kỹ năng, nghiệp vụ. Bên cạnh đó, tỷ lệ đoàn viên, thanh niên nông thôn đi làm ăn xa ngày càng lớn. Mặc dù có nhiều cố gắng song công tác nắm bắt, quản lý đoàn viên, thanh niên đi làm ăn xa vẫn là vấn đề nổi cộm trong công tác Đoàn ở các địa phương hiện nay. Ngoài ra, vai trò của Đoàn Thanh niên trong việc tham gia xây dựng, giám sát chính sách về phát triển nông nghiệp, nông thôn còn mờ nhạt, việc kêu gọi thanh niên tham gia các phong trào như Bốn mới, Thanh niên tình nguyện, Thanh niên tham gia bảo vệ dòng sông quê hương... có nơi chưa gắn với thực tiễn ở cơ sở.
Đây chính là những vấn đề mà tổ chức Đoàn từ Trung ương tới cơ sở cần quan tâm, nghiên cứu để xây dựng, triển khai, tổ chức thực hiện những giải pháp mới như: hỗ trợ thanh niên xây dựng các hình thức liên kết phát triển kinh tế phù hợp như tổ hợp tác thanh niên, tổ tiết kiệm và vay vốn, trang trại trẻ, làng thanh niên, khu kinh tế thanh niên, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của những câu lạc bộ khuyến nông, lâm, ngư, câu lạc bộ nhà nông trẻ....
Thưa đ/c, theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong những năm tới, Đảng và Nhà nước ta sẽ dành nhiều quan tâm để thúc đẩy phát triển vùng nông thôn, trong đó phát triển nguồn nhân lực trẻ được coi trọng. Theo đ/c, Đoàn Thanh niên cần phát huy vai trò của mình như thế nào trong vấn đề này?
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ ở nông thôn, tổ chức Đoàn cần có biện pháp động viên thanh niên nông thôn chủ động nâng cao trình độ học vấn, kiến thức về tin học, ngoại ngữ, học nghề, thích ứng với quá trình hội nhập. Gắn với điều kiện thực tiễn của địa phương, các cơ sở Đoàn chủ động phối hợp, liên kết với các đơn vị, tổ chức, cá nhân mở lớp học, hoặc các khoá bồi dưỡng ngắn ngày nhằm trang bị kiến thức cho thanh niên nông thôn. Đoàn Thanh niên phải phối hợp tổ chức, tư vấn, hỗ trợ cho họ về việc làm, kỹ năng tiếp thu tiến bộ kỹ thuật, kiến thức quản lý kinh tế, đồng thời nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng về nghề nghiệp, việc làm của thanh niên trên địa bàn, cho họ đăng ký, lập danh sách và phối hợp với các ngành chức năng tiến hành đào tạo nghề cho thanh niên theo chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn của Chính phủ.
Một vấn đề nữa là, thực tế hiện nay thanh niên nông thôn và tổ chức Đoàn Thanh niên chỉ đơn thuần là người thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước mà hầu như chưa thể hiện được tiếng nói trong quá trình xây dựng những chủ trương, chính sách đó. Ngoài ra, khả năng giám sát để đưa ra những phản biện trong thực thi chính sách về phát triển nông nghiệp, nông thôn cũng chưa được thực hiện. Vì vậy, tổ chức Đoàn ở nông thôn cần thể hiện sự chủ động, tích cực đóng vai trò là cầu nối, tiếp nhận thông tin của thanh niên phản ánh những mặt tiêu cực, tích cực trong thực thi chính sách, pháp luật về nông nghiệp, nông thôn ở chính quyền cơ sở. Để làm được điều này, cần thành lập mô hình câu lạc bộ thanh niên và pháp luật từ cấp chi đoàn tới đoàn cơ sở, tổ chức các diễn đàn Thanh niên nông thôn hiểu luật, sống theo luật; Thanh niên nông thôn với chính sách về nông nghiệp, nông thôn; Tự hào nông dân trẻ... tin the gioi , ipad themes , iphone 6 themes , android themes , apple wallpaper
Ngoài vai trò của Đoàn Thanh niên, cấp uỷ, chính quyền các cấp cần quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi, tin tưởng giao cho tổ chức Đoàn thực hiện những công trình, phần việc cụ thể, phối hợp chặt chẽ với Đoàn Thanh niên trong việc triển khai các nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Xin cảm ơn đ/c!
Tweet
Nguồn ảnh Internet
Hiện lực lượng thanh niên (từ 16 đến 30 tuổi) chiếm khoảng 26,7% dân số, trong đó, thanh niên nông thôn chiếm 68,8%. Điểm nổi bật của họ là có sức khỏe, dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn tham gia các phong trào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để từ đó vươn lên thoát nghèo, làm giàu; là lực lượng xung kích, đi đầu ủng hộ và thực hiện hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nhiều thanh niên đã tích cực tiếp thu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng - vật nuôi và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Thời gian qua, bằng nhiều hình thức, hoạt động của Đoàn Thanh niên trên địa bàn nông thôn tiếp tục có những bước chuyển biến tích cực, trong đó hướng nhiều đến việc gắn nhu cầu, lợi ích chính đáng của thanh niên nông thôn. Thông qua các mô hình, hình thức hoạt động của mình, Đoàn Thanh niên đã cùng các cấp, ngành hỗ trợ thanh niên nông thôn kiến thức, kỹ thuật trong chăn nuôi, trồng trọt, hỗ trợ vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh, đào tạo nghề. Chính điều này đã góp phần hình thành lớp thanh niên nông thôn có kiến thức, tay nghề, sống lành mạnh, có khát khao làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, từng bước hạn chế tình trạng thanh niên nông thôn đổ ra các đô thị tìm việc làm. Những hoạt động cụ thể đó vừa trực tiếp, vừa gián tiếp tham gia phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần tích cực xây dựng nông thôn mới.
Có ý kiến cho rằng, trên thực tế, hoạt động của tổ chức Đoàn ở nông thôn còn hình thức, chưa gắn với thực tiễn, đặc biệt là hoạt động của những câu lạc bộ khuyến nông, lâm, ngư. Đ/c nghĩ sao về vấn đề này?
Đúng là bên cạnh mặt tích cực thì hoạt động Đoàn trên địa bàn nông thôn còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Điều này là do đội ngũ cán bộ Đoàn còn yếu về kỹ năng, nghiệp vụ. Bên cạnh đó, tỷ lệ đoàn viên, thanh niên nông thôn đi làm ăn xa ngày càng lớn. Mặc dù có nhiều cố gắng song công tác nắm bắt, quản lý đoàn viên, thanh niên đi làm ăn xa vẫn là vấn đề nổi cộm trong công tác Đoàn ở các địa phương hiện nay. Ngoài ra, vai trò của Đoàn Thanh niên trong việc tham gia xây dựng, giám sát chính sách về phát triển nông nghiệp, nông thôn còn mờ nhạt, việc kêu gọi thanh niên tham gia các phong trào như Bốn mới, Thanh niên tình nguyện, Thanh niên tham gia bảo vệ dòng sông quê hương... có nơi chưa gắn với thực tiễn ở cơ sở.
Đây chính là những vấn đề mà tổ chức Đoàn từ Trung ương tới cơ sở cần quan tâm, nghiên cứu để xây dựng, triển khai, tổ chức thực hiện những giải pháp mới như: hỗ trợ thanh niên xây dựng các hình thức liên kết phát triển kinh tế phù hợp như tổ hợp tác thanh niên, tổ tiết kiệm và vay vốn, trang trại trẻ, làng thanh niên, khu kinh tế thanh niên, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của những câu lạc bộ khuyến nông, lâm, ngư, câu lạc bộ nhà nông trẻ....
Thưa đ/c, theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong những năm tới, Đảng và Nhà nước ta sẽ dành nhiều quan tâm để thúc đẩy phát triển vùng nông thôn, trong đó phát triển nguồn nhân lực trẻ được coi trọng. Theo đ/c, Đoàn Thanh niên cần phát huy vai trò của mình như thế nào trong vấn đề này?
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ ở nông thôn, tổ chức Đoàn cần có biện pháp động viên thanh niên nông thôn chủ động nâng cao trình độ học vấn, kiến thức về tin học, ngoại ngữ, học nghề, thích ứng với quá trình hội nhập. Gắn với điều kiện thực tiễn của địa phương, các cơ sở Đoàn chủ động phối hợp, liên kết với các đơn vị, tổ chức, cá nhân mở lớp học, hoặc các khoá bồi dưỡng ngắn ngày nhằm trang bị kiến thức cho thanh niên nông thôn. Đoàn Thanh niên phải phối hợp tổ chức, tư vấn, hỗ trợ cho họ về việc làm, kỹ năng tiếp thu tiến bộ kỹ thuật, kiến thức quản lý kinh tế, đồng thời nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng về nghề nghiệp, việc làm của thanh niên trên địa bàn, cho họ đăng ký, lập danh sách và phối hợp với các ngành chức năng tiến hành đào tạo nghề cho thanh niên theo chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn của Chính phủ.
Một vấn đề nữa là, thực tế hiện nay thanh niên nông thôn và tổ chức Đoàn Thanh niên chỉ đơn thuần là người thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước mà hầu như chưa thể hiện được tiếng nói trong quá trình xây dựng những chủ trương, chính sách đó. Ngoài ra, khả năng giám sát để đưa ra những phản biện trong thực thi chính sách về phát triển nông nghiệp, nông thôn cũng chưa được thực hiện. Vì vậy, tổ chức Đoàn ở nông thôn cần thể hiện sự chủ động, tích cực đóng vai trò là cầu nối, tiếp nhận thông tin của thanh niên phản ánh những mặt tiêu cực, tích cực trong thực thi chính sách, pháp luật về nông nghiệp, nông thôn ở chính quyền cơ sở. Để làm được điều này, cần thành lập mô hình câu lạc bộ thanh niên và pháp luật từ cấp chi đoàn tới đoàn cơ sở, tổ chức các diễn đàn Thanh niên nông thôn hiểu luật, sống theo luật; Thanh niên nông thôn với chính sách về nông nghiệp, nông thôn; Tự hào nông dân trẻ... tin the gioi , ipad themes , iphone 6 themes , android themes , apple wallpaper
Ngoài vai trò của Đoàn Thanh niên, cấp uỷ, chính quyền các cấp cần quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi, tin tưởng giao cho tổ chức Đoàn thực hiện những công trình, phần việc cụ thể, phối hợp chặt chẽ với Đoàn Thanh niên trong việc triển khai các nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Xin cảm ơn đ/c!