Những điều chưa biết về Raymôngđiêng Việt Nam
18:29 09/05/2014 14811
3 Phong trào Web.ĐTN: Ít ai biết được ở Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp có 1 Raymông điêng Việt Nam với tinh thần quả cảm chống giặc Pháp- bà là Phạm Thị Việt người gốc Đồ Sơn, Hải Phòng.
Web.ĐTN: Năm 1950, nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới hết sức cảm động trước hành động một người phụ nữ hiên ngang nằm trên đường ray xe lửa chặn đoàn tàu chở vũ khí, binh lính từ Pháp sang Việt Nam để gây tội ác khiến đoàn tàu phải dừng lại. Hành động dũng cảm ấy của người phụ nữ Pháp - chị tên là Raymonde Dien (Raymông điêng) và sau đó bài hát “Ray mông điêng người chắn xe cho ngừng máu rơi đã ra đời”.
Phong trào học tập tấm gương đấu tranh dũng cảm của chị Raymonde Dien sau đó được phát động rộng khắp ở nước ta. Nhưng, ít ai biết được ở Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp cũng có 1 Raymông điêng Việt Nam với tinh thần quả cảm chống giặc Pháp- bà là Phạm Thị Việt người gốc Đồ Sơn, Hải Phòng.
Cuộc gặp mặt giữa bà Phạm Thị Việt (trái) và bà Raymôngđiêng
Chúng tôi gặp bà Phạm Thị Việt trong căn nhà ấm cúng nằm sâu con ngõ nhỏ, đường Miếu Hai Xã. Với những bằng khen, tấm ảnh đã ngả màu cùng thời gian treo trang trọng trên tường tôi mới thấy hết những đóng góp lớn lao, những cống hiến cho Đảng, cho cách mạng của gia đình bà. Bước sang tuổi 77, nhưng khi được hỏi về cuộc đời hoạt động cách mạng đầy khó khăn của mình bà hào hứng kể lại tỉ mỉ với 1 kí ức rất rõ nét. Được sinh ra trong gia đình có truyền thống cách mạng, lại có 2 anh trai tham gia bộ đội, nên từ khi còn nhỏ bà Việt đã tham gia làm công tác thông tin liên lạc. Năm 1949, 15 tuổi bà đã được kết nạp vào Đoàn Thanh niên Cứu quốc tham gia nuôi dấu cán bộ và làm công tác thông tin.
Đầu năm 1950, huyện Kiến Thụy lúc bấy giờ bị giặc Pháp chiếm đóng, với chiếm thuật đánh du kích bộ đội ta quân Pháp không thực hiện được ý đồ của mình. Lúc bấy giờ chúng thi hành chính sách chia để trị, giặc Pháp chia huyên Kiến Thụy thành nhiều tổng. Đồ Sơn lúc đó là một trong số nhiều tổng của huyện Kiến Thụy Tổng Đồ Sơn khi đó có xã Đồ Sơn (gồm các làng Đông, Đoài, Nam) và các xã Đồ Hải, Ngọc Xuyên. Sau những thất bại liên tiếp trên khắp các chiến trường, quân Pháp chuyển sang thi hành chính chính sách “dùng người Việt đánh người Việt”, “ lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”. Năm 1952, quân Pháp điên cuồng tiến hành nhiều cuộc càn quét lớn, cướp bóc tài sản của nhân dân, triệt phá các cơ sở cách mạng của ta tại huyện Kiến Thuỵ. Tuy nhiên, không chịu khuất phục để thực dân Pháp cướp bóc tài sản, bắt bớ trai tráng đi lính cho Pháp nhân dân ta đã kiên cường đấu tranh chống lại các cuộc càn quét của Pháp. Sáng sớm ngày 25-10-1952, 600 tên lính Pháp bao vây xã Ngọc Xuyên, chúng cho gọi toàn bộ nhân dân trong xã ra quán Ngọc (lúc đó có khoảng 3000 người dân trong đó có 600 trẻ em). Biết được thủ đoạn của thâm độc của giặc Pháp, lúc bấy giờ với tư cách là Phân đoàn trưởng Phân đoàn thanh niên Cứu quốc, chị cùng 5 đoàn viên và 8 thanh niên nhanh chóng len lỏi vào từng thôn, xóm vận động bà con, nhân dân không để giặc Pháp bắt chồng, con mình đi lính. Nhưng, sau đó, chúng bắt trên 200 thanh niên, trai tráng và những người khoẻ mạnh lên xe. Lúc đó, chị Việt cùng nhân dân giằng co với giặc, nhiều người bất chấp cả lưỡi lê, báng súng trèo lên xe để kéo chồng, con mình xuống. Biết được đoàn xe sẽ chạy theo hướng sân bay Đồ Sơn ra khu pháo đài chị Việt cùng nhân dân địa phương bám sát đoàn xe không cho chúng nhấn ga chạy thoát. Bọn giặc Pháp lúc đó rất hung hãn, quát tháo ầm ĩ và nổ súng cảnh cáo nhân dân để tránh đường cho xe chạy. Khi xe vừa nhấn ga, nhanh như cắt chị Việt cùng 2 thanh niên nữa chạy nên nằm chắn ngang đường. Bọn lính Pháp bắn doạ, sau đó nhảy xuống kéo các chị ra lề đường, nhưng bọn chúng cứ kéo được người này thì người khác lại lăn tới. Noi theo gương chị 50 đồng bào cùng nhau kéo tới nằm chắn ngang đường. Bọn giặc Pháp lúc đó điên tiết vừa nổ súng, vừa giữ các chị và chặn đoàn người để đoàn xe thoát khỏi sự bao vây của dân làng. Nhưng, khi xe vừa đi được 1 quãng chị Phạm Thị Việt cùng một số chị em chạy tắt lối cánh đồng đến đón đầu đoàn xe, một lần nữa các chị lại nằm chắn ngang đường chặn đoàn xe, yêu cầu chúng thả hết những người vừa bị bắt. Tuy nhiên, lúc này chỉ có ít người nên các chị nhanh chóng bị giặc Pháp đẩy ra hai bên đường.
Sau khi tới khu vực Pháo đài, bọn giặc Pháp nhốt những thanh niên trai tráng vừa bắt buổi sáng vào một nhà ăn cũ trên núi rồi khoá cửa chặt. Không chịu khuất phục trước kẻ thù, chị Việt cùng với nhân dân kéo lên vây kín ngôi nhà. Mọi người vừa hò hét, vừa kêu gọi những người lính Việt theo Pháp hãy bỏ vũ khí, không giết hại đồng bào của mình. Cuộc bao vây bắt đầu từ khoảng 10 giờ trưa, trước khí thế đấu tranh dũng cảm, quyết liệt của nhân dân đến khoảng chiều muộn bọn sĩ quan Pháp phải ra lệnh mở cửa thả toàn bộ số thanh niên, trai tráng vừa bắt buổi sáng. apple wallpaper , galaxy s5 wallpaper , nhac dj , tin quan su , game nau an
Sau cuộc chiến đấu dũng cảm ngày 25-10, tấm gương chị Phạm Thị Việt (lúc đó mới 19) tuổi đã nhanh chóng bay xa khắp huyện Kiến Thụy và tỉnh Kiến An. Ngày đó nhân dân trong tỉnh và đặc biệt là thế hệ trẻ hết sức khâm phục ý chí kiên cường, lòng dũng cảm, lăn xả của chị Việt. Tấm gương của chị Phạm Thị Việt đã nhanh chóng được Tỉnh Đoàn thanh niên Cứu quốc Kiến An và Khu đoàn thanh niên Cứu quốc Tả Ngạn kịp thời biểu dương và coi chị là “Raymông Điêng của Việt Nam”. Những năm tiếp theo chị Việt tiếp tục cùng nhân dân tham gia chống lại và làm thất bại nhiều âm mưu mới của thực dân Pháp, xây dựng cơ sở kháng chiến ngày càng vững mạnh. Sau ngày giải phóng chị tiếp tục tham gia công tác đoàn. Năm 1955, thành phố xảy ra bão lớn làm chết rất nhiều người, cuốn trôi nhiều nhà cửa và tài sản của nhân dân. Lúc đó, chị Việt lại tiếp tục cùng anh em trong Đoàn thanh niên xuống giúp đỡ bà con lo khắc phục hậu quả sau bão. Thời gian đó, chị xa nhà mấy tháng trời cùng nhân dân thực hiện phong trào “khau chua, rửa mặn”, “Nghiêng đồng, đổ nước ra sông” rồi đắp đê ngăn mặn. Công việc nhiều và rất vất vả nhưng mọi người không ai chùn bước, đều cố gắng khắc phục khó khăn để hoàn thành công việc giúp bà con sớm ổn định sản xuất. Cũng chính từ trong hoạt động Đoàn chị đã nên duyên cùng anh cán bộ Đoàn Phạm Thoan, người cán bộ Đoàn tiêu biểu đi dự Đại hội Chiến sỹ thi đua toàn quốc (năm 1952) và vinh dự được Bác Hồ tặng chiếc gặp sách quý giá.
Bước sang tuổi 77 nhưng mỗi khi nhớ lại những kỉ niệm về một thời kì hoạt động cách mạng, tham gia công tác thanh niên bà Phạm Thị Việt vẫn nhớ như in từng chi tiết và cảm giác như nó vẫn còn gần ngay đâu đây. Đó là những ngày tháng hoạt động gian khổ, không sợ hi sinh với niềm tin được đi theo con đường của Đoàn, của Đảng, đã chọn. Chia sẻ với chúng tôi, bà tâm sự: “Thế hệ trẻ hôm nay được sống trong môi trường hoà bình có nhiều cơ hội học tập, rèn luyện và phát triển bản thân. Vì thế mà các bạn cần phải cố gắng để xây dựng thành phố ngày càng đàng hoàng, to đẹp hơn để không phụ sự hy sinh xương máu của thế hệ cha anh”.
Tweet
Phong trào học tập tấm gương đấu tranh dũng cảm của chị Raymonde Dien sau đó được phát động rộng khắp ở nước ta. Nhưng, ít ai biết được ở Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp cũng có 1 Raymông điêng Việt Nam với tinh thần quả cảm chống giặc Pháp- bà là Phạm Thị Việt người gốc Đồ Sơn, Hải Phòng.
Cuộc gặp mặt giữa bà Phạm Thị Việt (trái) và bà Raymôngđiêng
Chúng tôi gặp bà Phạm Thị Việt trong căn nhà ấm cúng nằm sâu con ngõ nhỏ, đường Miếu Hai Xã. Với những bằng khen, tấm ảnh đã ngả màu cùng thời gian treo trang trọng trên tường tôi mới thấy hết những đóng góp lớn lao, những cống hiến cho Đảng, cho cách mạng của gia đình bà. Bước sang tuổi 77, nhưng khi được hỏi về cuộc đời hoạt động cách mạng đầy khó khăn của mình bà hào hứng kể lại tỉ mỉ với 1 kí ức rất rõ nét. Được sinh ra trong gia đình có truyền thống cách mạng, lại có 2 anh trai tham gia bộ đội, nên từ khi còn nhỏ bà Việt đã tham gia làm công tác thông tin liên lạc. Năm 1949, 15 tuổi bà đã được kết nạp vào Đoàn Thanh niên Cứu quốc tham gia nuôi dấu cán bộ và làm công tác thông tin.
Đầu năm 1950, huyện Kiến Thụy lúc bấy giờ bị giặc Pháp chiếm đóng, với chiếm thuật đánh du kích bộ đội ta quân Pháp không thực hiện được ý đồ của mình. Lúc bấy giờ chúng thi hành chính sách chia để trị, giặc Pháp chia huyên Kiến Thụy thành nhiều tổng. Đồ Sơn lúc đó là một trong số nhiều tổng của huyện Kiến Thụy Tổng Đồ Sơn khi đó có xã Đồ Sơn (gồm các làng Đông, Đoài, Nam) và các xã Đồ Hải, Ngọc Xuyên. Sau những thất bại liên tiếp trên khắp các chiến trường, quân Pháp chuyển sang thi hành chính chính sách “dùng người Việt đánh người Việt”, “ lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”. Năm 1952, quân Pháp điên cuồng tiến hành nhiều cuộc càn quét lớn, cướp bóc tài sản của nhân dân, triệt phá các cơ sở cách mạng của ta tại huyện Kiến Thuỵ. Tuy nhiên, không chịu khuất phục để thực dân Pháp cướp bóc tài sản, bắt bớ trai tráng đi lính cho Pháp nhân dân ta đã kiên cường đấu tranh chống lại các cuộc càn quét của Pháp. Sáng sớm ngày 25-10-1952, 600 tên lính Pháp bao vây xã Ngọc Xuyên, chúng cho gọi toàn bộ nhân dân trong xã ra quán Ngọc (lúc đó có khoảng 3000 người dân trong đó có 600 trẻ em). Biết được thủ đoạn của thâm độc của giặc Pháp, lúc bấy giờ với tư cách là Phân đoàn trưởng Phân đoàn thanh niên Cứu quốc, chị cùng 5 đoàn viên và 8 thanh niên nhanh chóng len lỏi vào từng thôn, xóm vận động bà con, nhân dân không để giặc Pháp bắt chồng, con mình đi lính. Nhưng, sau đó, chúng bắt trên 200 thanh niên, trai tráng và những người khoẻ mạnh lên xe. Lúc đó, chị Việt cùng nhân dân giằng co với giặc, nhiều người bất chấp cả lưỡi lê, báng súng trèo lên xe để kéo chồng, con mình xuống. Biết được đoàn xe sẽ chạy theo hướng sân bay Đồ Sơn ra khu pháo đài chị Việt cùng nhân dân địa phương bám sát đoàn xe không cho chúng nhấn ga chạy thoát. Bọn giặc Pháp lúc đó rất hung hãn, quát tháo ầm ĩ và nổ súng cảnh cáo nhân dân để tránh đường cho xe chạy. Khi xe vừa nhấn ga, nhanh như cắt chị Việt cùng 2 thanh niên nữa chạy nên nằm chắn ngang đường. Bọn lính Pháp bắn doạ, sau đó nhảy xuống kéo các chị ra lề đường, nhưng bọn chúng cứ kéo được người này thì người khác lại lăn tới. Noi theo gương chị 50 đồng bào cùng nhau kéo tới nằm chắn ngang đường. Bọn giặc Pháp lúc đó điên tiết vừa nổ súng, vừa giữ các chị và chặn đoàn người để đoàn xe thoát khỏi sự bao vây của dân làng. Nhưng, khi xe vừa đi được 1 quãng chị Phạm Thị Việt cùng một số chị em chạy tắt lối cánh đồng đến đón đầu đoàn xe, một lần nữa các chị lại nằm chắn ngang đường chặn đoàn xe, yêu cầu chúng thả hết những người vừa bị bắt. Tuy nhiên, lúc này chỉ có ít người nên các chị nhanh chóng bị giặc Pháp đẩy ra hai bên đường.
Sau khi tới khu vực Pháo đài, bọn giặc Pháp nhốt những thanh niên trai tráng vừa bắt buổi sáng vào một nhà ăn cũ trên núi rồi khoá cửa chặt. Không chịu khuất phục trước kẻ thù, chị Việt cùng với nhân dân kéo lên vây kín ngôi nhà. Mọi người vừa hò hét, vừa kêu gọi những người lính Việt theo Pháp hãy bỏ vũ khí, không giết hại đồng bào của mình. Cuộc bao vây bắt đầu từ khoảng 10 giờ trưa, trước khí thế đấu tranh dũng cảm, quyết liệt của nhân dân đến khoảng chiều muộn bọn sĩ quan Pháp phải ra lệnh mở cửa thả toàn bộ số thanh niên, trai tráng vừa bắt buổi sáng. apple wallpaper , galaxy s5 wallpaper , nhac dj , tin quan su , game nau an
Sau cuộc chiến đấu dũng cảm ngày 25-10, tấm gương chị Phạm Thị Việt (lúc đó mới 19) tuổi đã nhanh chóng bay xa khắp huyện Kiến Thụy và tỉnh Kiến An. Ngày đó nhân dân trong tỉnh và đặc biệt là thế hệ trẻ hết sức khâm phục ý chí kiên cường, lòng dũng cảm, lăn xả của chị Việt. Tấm gương của chị Phạm Thị Việt đã nhanh chóng được Tỉnh Đoàn thanh niên Cứu quốc Kiến An và Khu đoàn thanh niên Cứu quốc Tả Ngạn kịp thời biểu dương và coi chị là “Raymông Điêng của Việt Nam”. Những năm tiếp theo chị Việt tiếp tục cùng nhân dân tham gia chống lại và làm thất bại nhiều âm mưu mới của thực dân Pháp, xây dựng cơ sở kháng chiến ngày càng vững mạnh. Sau ngày giải phóng chị tiếp tục tham gia công tác đoàn. Năm 1955, thành phố xảy ra bão lớn làm chết rất nhiều người, cuốn trôi nhiều nhà cửa và tài sản của nhân dân. Lúc đó, chị Việt lại tiếp tục cùng anh em trong Đoàn thanh niên xuống giúp đỡ bà con lo khắc phục hậu quả sau bão. Thời gian đó, chị xa nhà mấy tháng trời cùng nhân dân thực hiện phong trào “khau chua, rửa mặn”, “Nghiêng đồng, đổ nước ra sông” rồi đắp đê ngăn mặn. Công việc nhiều và rất vất vả nhưng mọi người không ai chùn bước, đều cố gắng khắc phục khó khăn để hoàn thành công việc giúp bà con sớm ổn định sản xuất. Cũng chính từ trong hoạt động Đoàn chị đã nên duyên cùng anh cán bộ Đoàn Phạm Thoan, người cán bộ Đoàn tiêu biểu đi dự Đại hội Chiến sỹ thi đua toàn quốc (năm 1952) và vinh dự được Bác Hồ tặng chiếc gặp sách quý giá.
Bước sang tuổi 77 nhưng mỗi khi nhớ lại những kỉ niệm về một thời kì hoạt động cách mạng, tham gia công tác thanh niên bà Phạm Thị Việt vẫn nhớ như in từng chi tiết và cảm giác như nó vẫn còn gần ngay đâu đây. Đó là những ngày tháng hoạt động gian khổ, không sợ hi sinh với niềm tin được đi theo con đường của Đoàn, của Đảng, đã chọn. Chia sẻ với chúng tôi, bà tâm sự: “Thế hệ trẻ hôm nay được sống trong môi trường hoà bình có nhiều cơ hội học tập, rèn luyện và phát triển bản thân. Vì thế mà các bạn cần phải cố gắng để xây dựng thành phố ngày càng đàng hoàng, to đẹp hơn để không phụ sự hy sinh xương máu của thế hệ cha anh”.