Lập nghiệp nơi biên giới
18:52 19/05/2014 3337
3 Phong trào <div align="justify"><font size="2" face="Arial">Vượt hơn 100km đường rừng từ TP Kon Tum xuyên qua vườn quốc gia Chư Mom Ray, huyện Sa Thầy là làng thanh niên lập nghiệp Mô Rai (xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum).</div>
Vượt hơn 100km đường rừng từ TP Kon Tum xuyên qua vườn quốc gia Chư Mom Ray, huyện Sa Thầy là làng thanh niên lập nghiệp Mô Rai (xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum).
Đây là làng trẻ nhất trong số 18 làng thanh niên lập nghiệp nơi biên giới do Trung ương Đoàn phát động giai đoạn 2006-2010 với 90 hộ gia đình đang sinh sống và lao động.
Làng mới giữa núi rừng
Hai bên con đường đất đỏ gồ ghề dẫn vào làng thanh niên là những rừng cao su vài năm tuổi đang vươn mình giữa núi rừng, xanh ươm.
Anh Võ Văn Vinh, Tổng đội phó Tổng đội Thanh niên xung phong tỉnh Kon Tum, cho biết: “Làng thanh niên lập nghiệp Mô Rai rộng hơn 30.000ha, có quyết định thành lập vào tháng 10-2008 nhưng đầu năm 2009 mới bắt đầu xây dựng với hơn 50 đội viên ban đầu. Nay gần hai năm lập làng, số lượng thanh niên ở làng đã tăng lên 115 đội viên, trong đó có 59 hộ gia đình. Ngoài công việc chăm sóc cao su cho Công ty cổ phần Cao su Sa Thầy, đội viên còn thâm canh các cây trồng công nghiệp ngắn ngày như mì, môn, dưa...”.
Ngày mới thành lập, đường từ huyện Sa Thầy vào làng rất khó khăn, mặt đường đất đỏ lầy lội, sụt lún và nổi những sống trâu. Có những hôm trời mưa, đội viên đi từ làng về TP Kon Tum mua thuốc, lương thực mất gần hai ngày mới tới. Chưa kể đường đi xuyên rừng nên thỉnh thoảng còn gặp phải rắn độc, nhiều đoạn phải chú ý tránh vắt rừng chực chờ hút máu.
Đội viên Trần Ngọc Trúc - 30 tuổi, cùng vợ tình nguyện lên làng thanh niên lập nghiệp - nhớ lại: “Dẫu biết khó khăn là vậy nhưng anh em luôn quyết tâm lao động. Có một hôm mưa gió, một đội viên bị con vật lạ cắn ở tay cứ tưởng là rắn độc. Mấy anh em cùng nhau cõng chạy ra đồn biên phòng 709 sơ cứu chỉ cách đó vài kilômet nhưng phải mất hai giờ mới đến nơi”.
Yêu thương, đùm bọc
Mỗi hộ gia đình lên làng sẽ được ban quản lý dự án tặng 20 triệu đồng và hỗ trợ cho vay 30 triệu đồng. Các đội viên sẽ được nhận 5ha cao su để chăm sóc với lương tối thiểu 2 triệu đồng/tháng. Với quỹ đất còn lại, các đội viên đã thâm canh thêm nhiều cây công nghiệp, rau quả, chăn nuôi để kiếm thêm bữa ăn hằng ngày. Hiện nay hơn 400ha cao su đã phủ khắp các đồi núi của làng.
Ngay tại làng thanh niên, một chi đoàn đã được thành lập với nhiều hoạt động giúp các đội viên gắn bó và đoàn kết. Ban ngày, các bạn chủ yếu đi chăm sóc cao su theo từng nhóm nhằm bảo vệ nhau, đề phòng thú rừng tấn công. Khi đêm về, cả làng tụ lại bên nhau cùng thi đố vui giải quyết các tình huống trong cuộc sống như: nếu đi rừng gặp một con rắn to nằm ngay giữa đường sắp tấn công bạn, bạn phải xử lý ra sao? Bạn làm thế nào khi có một đàn khỉ về phá rẫy ngô của mình?... Đó cũng là cách vui chơi vui nhộn, một cách giải trí, sinh hoạt tập thể làm sinh động đời sống văn hóa tinh thần của cư dân trong làng. Chi đoàn cũng thường xuyên giao lưu văn nghệ, thể thao với các chiến sĩ bộ đội biên phòng đồn 709 đóng quân trên địa bàn.
Đánh giá về làng thanh niên biên giới Mô Rai, anh Nguyễn Đức Tuy - bí thư Tỉnh đoàn Kon Tum - nói: “Dù hoàn cảnh và điều kiện ban đầu gặp nhiều khó khăn nhưng với nhiệt huyết, tinh thần tình nguyện của sức trẻ đã giúp các đội viên vượt qua nhiều khó khăn, xây dựng làng thành công. Các bạn ấy có quyền tự hào khi đang từng ngày canh giữ và xây dựng vùng đất biên cương của Tổ quốc”.
Lò gạch, cơ sở sản xuất đầu tiên
Tại làng thanh niên biên giới Mô Rai còn có một lò gạch thủ công đáp ứng nhu cầu xây dựng ngay tại làng. Anh Võ Văn Vinh bộc bạch: “Lúc mới lập làng, đường giao thông rất khó khăn, việc vận chuyển gạch từ huyện vào có giá cao gấp đôi, gấp ba nên tôi mới có ý định tìm nguồn đất sét để làm lò. Ba tháng rong ruổi tìm kiếm, cuối cùng lò gạch được dựng lên ngay cạnh khu dân cư với nguồn đất sét rất dồi dào”.
nhac dj , mahjong connect , barbie dress up games , nickelodeon games , game nau an
Từ khi có lò gạch, đội viên có thêm công việc. Mỗi tháng lò có thể sản xuất 120.000 viên gạch với hai lò nung. Gạch sản xuất nhiều nên ban quản lý còn bán cho các hộ dân ở xã Mô Rai để trang trải kinh phí sản xuất.
Tweet
Đây là làng trẻ nhất trong số 18 làng thanh niên lập nghiệp nơi biên giới do Trung ương Đoàn phát động giai đoạn 2006-2010 với 90 hộ gia đình đang sinh sống và lao động.
Làng mới giữa núi rừng
Hai bên con đường đất đỏ gồ ghề dẫn vào làng thanh niên là những rừng cao su vài năm tuổi đang vươn mình giữa núi rừng, xanh ươm.
Anh Võ Văn Vinh, Tổng đội phó Tổng đội Thanh niên xung phong tỉnh Kon Tum, cho biết: “Làng thanh niên lập nghiệp Mô Rai rộng hơn 30.000ha, có quyết định thành lập vào tháng 10-2008 nhưng đầu năm 2009 mới bắt đầu xây dựng với hơn 50 đội viên ban đầu. Nay gần hai năm lập làng, số lượng thanh niên ở làng đã tăng lên 115 đội viên, trong đó có 59 hộ gia đình. Ngoài công việc chăm sóc cao su cho Công ty cổ phần Cao su Sa Thầy, đội viên còn thâm canh các cây trồng công nghiệp ngắn ngày như mì, môn, dưa...”.
Ngày mới thành lập, đường từ huyện Sa Thầy vào làng rất khó khăn, mặt đường đất đỏ lầy lội, sụt lún và nổi những sống trâu. Có những hôm trời mưa, đội viên đi từ làng về TP Kon Tum mua thuốc, lương thực mất gần hai ngày mới tới. Chưa kể đường đi xuyên rừng nên thỉnh thoảng còn gặp phải rắn độc, nhiều đoạn phải chú ý tránh vắt rừng chực chờ hút máu.
Đội viên Trần Ngọc Trúc - 30 tuổi, cùng vợ tình nguyện lên làng thanh niên lập nghiệp - nhớ lại: “Dẫu biết khó khăn là vậy nhưng anh em luôn quyết tâm lao động. Có một hôm mưa gió, một đội viên bị con vật lạ cắn ở tay cứ tưởng là rắn độc. Mấy anh em cùng nhau cõng chạy ra đồn biên phòng 709 sơ cứu chỉ cách đó vài kilômet nhưng phải mất hai giờ mới đến nơi”.
Yêu thương, đùm bọc
Mỗi hộ gia đình lên làng sẽ được ban quản lý dự án tặng 20 triệu đồng và hỗ trợ cho vay 30 triệu đồng. Các đội viên sẽ được nhận 5ha cao su để chăm sóc với lương tối thiểu 2 triệu đồng/tháng. Với quỹ đất còn lại, các đội viên đã thâm canh thêm nhiều cây công nghiệp, rau quả, chăn nuôi để kiếm thêm bữa ăn hằng ngày. Hiện nay hơn 400ha cao su đã phủ khắp các đồi núi của làng.
Ngay tại làng thanh niên, một chi đoàn đã được thành lập với nhiều hoạt động giúp các đội viên gắn bó và đoàn kết. Ban ngày, các bạn chủ yếu đi chăm sóc cao su theo từng nhóm nhằm bảo vệ nhau, đề phòng thú rừng tấn công. Khi đêm về, cả làng tụ lại bên nhau cùng thi đố vui giải quyết các tình huống trong cuộc sống như: nếu đi rừng gặp một con rắn to nằm ngay giữa đường sắp tấn công bạn, bạn phải xử lý ra sao? Bạn làm thế nào khi có một đàn khỉ về phá rẫy ngô của mình?... Đó cũng là cách vui chơi vui nhộn, một cách giải trí, sinh hoạt tập thể làm sinh động đời sống văn hóa tinh thần của cư dân trong làng. Chi đoàn cũng thường xuyên giao lưu văn nghệ, thể thao với các chiến sĩ bộ đội biên phòng đồn 709 đóng quân trên địa bàn.
Đánh giá về làng thanh niên biên giới Mô Rai, anh Nguyễn Đức Tuy - bí thư Tỉnh đoàn Kon Tum - nói: “Dù hoàn cảnh và điều kiện ban đầu gặp nhiều khó khăn nhưng với nhiệt huyết, tinh thần tình nguyện của sức trẻ đã giúp các đội viên vượt qua nhiều khó khăn, xây dựng làng thành công. Các bạn ấy có quyền tự hào khi đang từng ngày canh giữ và xây dựng vùng đất biên cương của Tổ quốc”.
Lò gạch, cơ sở sản xuất đầu tiên
Tại làng thanh niên biên giới Mô Rai còn có một lò gạch thủ công đáp ứng nhu cầu xây dựng ngay tại làng. Anh Võ Văn Vinh bộc bạch: “Lúc mới lập làng, đường giao thông rất khó khăn, việc vận chuyển gạch từ huyện vào có giá cao gấp đôi, gấp ba nên tôi mới có ý định tìm nguồn đất sét để làm lò. Ba tháng rong ruổi tìm kiếm, cuối cùng lò gạch được dựng lên ngay cạnh khu dân cư với nguồn đất sét rất dồi dào”.
nhac dj , mahjong connect , barbie dress up games , nickelodeon games , game nau an
Từ khi có lò gạch, đội viên có thêm công việc. Mỗi tháng lò có thể sản xuất 120.000 viên gạch với hai lò nung. Gạch sản xuất nhiều nên ban quản lý còn bán cho các hộ dân ở xã Mô Rai để trang trải kinh phí sản xuất.