Hiệu quả từ chương trình kết nghĩa, hỗ trợ giữa các cơ sở Đoàn, Hội, Đội trên địa bàn Thủ đô
16:57 21/12/2015 2728
3 Phong trào Web.ĐTN: Sau 3 năm triển khai "Chương trình kết nghĩa, hỗ trợ giữa các cơ sở Đoàn, Hội, Đội trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2013 - 2017", kết quả lớn nhất đó sẽ tiếp tục tạo động lực thúc đẩy hoạt động, giúp các cơ sở Đoàn, Hội, đội vượt khó vươn lên.
Theo đó, hằng năm Ban Thường vụ Thành đoàn Hà Nội đã ban hành văn bản chỉ đạo việc ký kết, phối hợp hoạt động giữa các cơ sở Đoàn, Hội, Đội trực thuộc; hướng dẫn cơ sở chọn cử đoàn viên, thanh niên, sinh viên tham gia các đội thanh niên tình nguyện; chỉ đạo và giao nhiệm vụ cho cơ sở Đoàn được phân công hỗ trợ các cơ sở Đoàn, Hội, Đội khó khăn thực hiện Đề án về thanh niên tình nguyện tham gia xây dựng nông thôn mới.
Với phương châm phối hợp thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của từng đơn vị, các cơ sở Đoàn, Hội, Đội trên địa bàn Hà Nội đã cùng bàn bạc, lựa chọn các hoạt động trọng tâm, trọng điểm gắn với việc hỗ trợ các huyện khó khăn, xây dựng mô hình “Chi đoàn nông thôn mới”, góp phần tham gia xây dựng nông thôn mới giàu đẹp, văn minh. Các hoạt động phối hợp, hỗ trợ được ưu tiên bám sát các nhiệm vụ chính trị của địa phương, tập trung vào nhu cầu, nguyện vọng của người dân trong huyện, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực phục vụ cho các hoạt động của thanh thiếu nhi.
Với phương châm phối hợp thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của từng đơn vị, các cơ sở Đoàn, Hội, Đội trên địa bàn Hà Nội đã cùng bàn bạc, lựa chọn các hoạt động trọng tâm, trọng điểm gắn với việc hỗ trợ các huyện khó khăn, xây dựng mô hình “Chi đoàn nông thôn mới”, góp phần tham gia xây dựng nông thôn mới giàu đẹp, văn minh. Các hoạt động phối hợp, hỗ trợ được ưu tiên bám sát các nhiệm vụ chính trị của địa phương, tập trung vào nhu cầu, nguyện vọng của người dân trong huyện, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực phục vụ cho các hoạt động của thanh thiếu nhi.
Sinh viên tình nguyện thủ đô tham gia làm đường bê tông xây dựng nông thôn mới tại xã Bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai |
Theo đó, Thành đoàn Hà Nội đã lựa chọn 12 huyện khó khăn nhất trên địa bàn tham gia kết nghĩa, phối hợp với các địa phương, đơn vị khác có điều kiện phát triển hơn như: Huyện đoàn Thạch Thất phối hợp với Quận đoàn Hà Đông; Huyện đoàn Sóc Sơn phối hợp với Quận đoàn Thanh Xuân; Huyện đoàn Phúc Thọ phối hợp với Quận đoàn Cầu Giấy; Huyện đoàn Thường Tín với Quận đoàn Hoàng Mai… Các quận, huyện, thị Đoàn đồng hành với cơ sở tuyên truyền chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, các chương trình hành động của Trung ương và thành phố về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Các đơn vị còn vận động đoàn viên, thanh, thiếu nhi phát huy truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", tinh thần "Tương thân tương ái", ủng hộ kinh phí hỗ trợ xây dựng sân chơi cho thiếu nhi ở địa bàn các xã khó khăn; thăm, tặng quà cho các đối tượng gia đình chính sách, cựu thanh niên xung phong, trẻ em vượt khó học giỏi…
Đặc biệt, các đơn vị đã tổ chức các hoạt động giao lưu có sự tham của lực lượng công an, quân đội ngày càng sâu rộng, xây dựng cơ sở chính trị, củng cố quốc phòng - an ninh, phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội; tổ chức chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin cho thanh niên khu vực nông thôn phát triển kinh tế; hỗ trợ tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, thủ công nghiệp.
Đánh giá về tính hiệu quả của chương trình, Phó Bí thư Huyện đoàn Phúc Thọ Hoàng Ngọc Thanh cho biết, từ việc kết nghĩa, phong trào Đoàn của huyện đã khởi sắc. Huyện đoàn thường xuyên tổ chức vệ sinh môi trường đường làng, ngõ xóm; dạy hè, xây dựng tủ sách cho thiếu nhi tại các thôn, xã; thăm, tặng quà các gia đình chính sách; thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ; trao tặng sân chơi cho thiếu nhi... Tuy nhiên, cũng còn mặt hạn chế, đó là các đơn vị về hoạt động tại huyện Phúc Thọ thuộc khối quận, cơ quan chưa chủ động tham mưu, tạo cơ hội gặp gỡ giao lưu giữa các cơ sở đoàn. Thậm chí, có đơn vị đã ký kết chương trình phối hợp nhưng không về tham gia các hoạt động tại địa bàn. Để khắc phục, nên có hình thức khen thưởng cũng như xử lý kịp thời đối với các đơn vị đã ký kết chưa thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ.
Với huyện Đoàn Ứng Hòa, sau khi kết nghĩa 3 trường và 02 cơ sở khối công nhân viên chức, huyện Đoàn đã phối hợp với các đơn vị tập huấn, trực tiếp hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật chăm sóc cây đậu tương vụ đông cho 150 cán bộ, đoàn viên, thanh niên; hỗ trợ 7 tấn phân bón trị giá 30 triệu đồng cho 5 mô hình trồng cây đậu tương trên diện tích đất 2 lúa; nạo vét 500m tuyến kênh mương, khơi thông dòng chảy để thực hiện mô hình trồng cây ăn quả, hoa màu chất lượng cao.
Các y, bác sỹ trẻ khám, tư vấn chữa bệnh cho bà con nhân nhân hai xã : Thọ Xuân, Thọ An của huyện Đan Phượng, Hà Nội |
Tuy nhiên, Thường trực huyện Đoàn Ứng Hòa cũng kiến nghị, do một số đơn vị chưa coi trọng, thiếu tính chủ động trong công tác phối hợp kết nghĩa và nguồn lực dành cho các hoạt động phối hợp còn hạn chế, cho nên cần gắn nhiệm vụ này với việc đánh giá, xếp loại thi đua cuối năm và kịp thời khen thưởng động viên các tập thể cá nhân có thành tích tiêu biểu. Có như vậy, mục tiêu chương trình đặt ra sẽ đạt được như kỳ vọng.
Đối với quận Đoàn Hà Đông, từ năm 2013 đến nay, quận Đoàn đã hỗ trợ huyện Đoàn Thạch Thất xây dựng 3 sân chơi cho thanh thiếu nhi ở 3 xã: Tân Xã, Đồng Trúc và Chàng Sơn; tổ chức đoàn khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho trên 100 đối tượng chính sách của thị trấn Liên Quan; tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, tham quan mô hình thanh niên làm kinh tế giỏi, trao đổi kinh nghiệm trong công tác Đoàn và phong trào TTN giữa hai đơn vị.
Bên cạnh đó, quận Đoàn còn chỉ đạo các Đoàn phường: La Khê, Quang Trung phối hợp, kết nghĩa với các Đoàn xã: Cần Kiệm, Hạ Bằng, Thạch Hòa. Bên cạnh những hoạt động phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau, hai đơn vị còn thường xuyên phối hợp tham gia các hoạt động chung của Thành Đoàn, như: phối hợp trồng hàng cây thanh niên tại Đền Và (Sơn Tây) với 700 cây lim xanh; phối hợp chương trình “Tình nguyện mùa Đông” tại hai huyện Quang Bình và Đồng Văn của Hà Giang.
Từ mô hình kết nghĩa mang lại hiệu quả thiết thực, Bí thư quận Đoàn Hà Đông Nguyễn Thị Nhã cho biết, kinh nghiệm để tổ chức hoạt động phối hợp có hiệu quả chính là việc biết lựa chọn các hoạt động thiết thực, phù hợp với đặc điểm tình hình và nguồn lực của hai đơn vị để tổ chức thực hiện. Đồng thời, biết chọn những thế mạnh của nhau để hỗ trợ giúp đỡ nhau trên cơ sở cầu thị để học hỏi lẫn nhau.
Qua 3 năm thực hiện chương trình đã khẳng định vai trò xung kích của thanh niên Thủ đô trên các mặt trận: đảm nhận các công trình, phần việc thanh niên, chung sức vì cuộc sống cộng đồng, tuyên truyền và tham gia phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà nước, của Thành phố Hà Nội.