Đồng Tháp: Một số kết quả trong công tác cảm hóa, giúp đỡ thanh thiếu niên chậm tiến
14:41 23/06/2016 2597
3 Phong trào Web.ĐTN: Quản lý, tiếp cận, giáo dục và cảm hóa Thanh thiếu niên vi phạm pháp luật và có biểu hiện vi phạm pháp luật (gọi tắt là thanh thiếu niên chậm tiến) trở thành những người có ích cho xã hội là việc khó. Nhưng bằng sự nhiệt huyết của tuổi trẻ, các cấp bộ Đoàn trong toàn tỉnh luôn đi đầu trong công tác cảm hóa, giúp đỡ thanh thiếu niên chậm tiến.
Được sự chỉ đạo từ Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn chủ động phối hợp với Công an, Sở Giáo dục và đào tạo, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Hội LHPN Việt Nam Tỉnh ký kết kế hoạch phối hợp phòng chống vi phạm pháp luật trong thanh thiếu niên trên địa bàn tỉnh, với mục tiêu phấn đấu kiềm chế, kéo giảm dần tội phạm về TTXH trong lứa tuổi thanh thiếu niên theo từng năm từ 5% trở lên, đến năm 2016 giảm từ 10% trở lên so với năm 2015.
Chương trình giáo dục cảm xúc của CLB Sức sống trẻ TP Sa Đéc |
Năm 2016, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn tiếp nhận danh sách từ Công an tỉnh là 547 đối tượng. Trong quá trình tiếp nhận giáo dục đối tượng tại địa bàn quản lý các huyện, thị, thành Đoàn đã bổ sung thêm 620 đối tượng. Vì vậy, tổng số Thanh niên chậm tiến Đoàn thanh niên quản lý cảm hóa trong toàn tỉnh là 1.167 đối tượng.
Bằng sự nhiệt huyết của tuổi trẻ và năng động của các cơ sở Đoàn. Trong 6 tháng đầu năm 2016, các cấp bộ Đoàn trong toàn tỉnh cảm hóa và công nhận tiến bộ 328/1.167 đối tượng đạt 28,10%.
Bên cạnh đó, công tác giới thiệu việc làm cho các đối tượng hoàn lương luôn được các cấp bộ Đoàn quan tâm thực hiện, trong 6 tháng đầu năm 2016 tiến hành giới thiệu việc làm, hỗ trợ công cụ sản xuất cho 270 đối tượng, công nhận tiến bộ và kết nạp vào tổ chức Đoàn 59 Thanh niên, Hội là 174 thanh niên.
Thanh thiếu niên chậm tiến được học nghề, giới thiệu việc làm |
Hiện nay, các cấp bộ Đoàn trong toàn tỉnh đã thành lập và duy trì hoạt động 174 CLB cảm hóa, giáo dục thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, tiêu biểu là CLB “Sức sống trẻ” của Thành phố Sa Đéc đã thành lập đến từng khóm, ấp; CLB “Nhịp sống trẻ” của huyện Cao Lãnh; CLB “Thắp sáng niềm tin” huyện Lấp Vò, Lai Vung,.... Ngoài ra, các loại hình câu lạc bộ, tổ, đội, nhóm tuyên truyền và phổ biến giáo dục pháp luật, tiêu biểu như: “CLB pháp lý”, “Phiên toà giả định”, “CLB kỹ năng sống”, “CLB gia đình trẻ hạnh phúc”,... các đội TN tự quản ATGT, TNTN giữ gìn an ninh trật tự, đội thanh niên tuyên truyền pháp luật, đội thanh niên phòng chống tội phạm, phiên tòa giả định… với sự tham gia trên 20.000 lượt đoàn viên, thanh niên.
Tuy vậy, quá trình triển khai sinh hoạt Câu lạc bộ cảm hóa, giúp đỡ thanh niên chậm tiến còn gặp nhiều khó khăn. Việc tập hợp các đối tượng vào sinh hoạt còn nhiều hạn chế, kính phí cho hoạt động này còn ít (chủ yếu là kinh phí của Đoàn),… do đó, cần sự phối hợp nhịp nhàng giữa Đoàn Thanh niên và các ngành hữu quan, nhất là Công an để nâng cao tinh thần trách nhiệm chung về đấu tranh phòng tránh vi phạm pháp luật trong thanh thiếu niên.