Bình Định: Xưởng may ở Đoàn xã Nhơn Phong
19:39 07/04/2014 3090
3 Phong trào Web.ĐTN: Nếu như trước đây, nhiều bạn trẻ ở xã Nhơn Phong (huyện An Nhơn, Bình Định) phải ly hương lên Tây Nguyên hay vào Nam để tìm việc làm, thì nay họ ở ngay địa phương vẫn có việc làm, thu nhập ổn định nhờ Xưởng may của Xã đoàn và các cơ sở may công nghiệp trong huyện.<br> </div>
Web.ĐTN: Nếu như trước đây, nhiều bạn trẻ ở xã Nhơn Phong (huyện An Nhơn, Bình Định) phải ly hương lên Tây Nguyên hay vào Nam để tìm việc làm, thì nay họ ở ngay địa phương vẫn có việc làm, thu nhập ổn định nhờ Xưởng may của Xã đoàn và các cơ sở may công nghiệp trong huyện.
Học nghề và trở thành công nhân
Năm 2008, do nhu cầu học nghề may trong thanh niên tăng cao, Trung tâm Dạy nghề - Giới thiệu việc làm Thanh niên hỗ trợ 10 máy may công nghiệp cho Đoàn xã Nhơn Phong và mở các lớp học may miễn phí cho thanh niên. Học nghề xong, các học viên được Trung tâm giới thiệu việc làm ở các công ty may trong huyện.
Từ điều kiện trên với 250 lao động địa phương được đào tạo nghề may, đ/c Lê Huy Nhã, Bí thư Đoàn xã Nhơn Phong, nhận thấy: Cần phải kiếm nguồn hàng may gia công để cho học viên thực hành nâng cao tay nghề và kiếm thêm thu nhập, tạo nguồn quỹ hoạt động Đoàn. Được sự ủng hộ của Đảng ủy, chính quyền xã, Nhã cùng với anh Văn Thành Đức (một thanh niên ở xã có người thân mở công ty may ở TP Hồ Chí Minh) đã vào TP Hồ Chí Minh tìm gặp chủ công ty may, nhận hàng về gia công. Vậy là, xưởng may của Đoàn xã Nhơn Phong ra đời.
Các bạn tại xưởng may của Đoàn xã Nhơn Phong
Từ khi mở xưởng may, đơn đặt hàng về đều đặn, thu nhập ổn định nên các bạn trẻ may ở đây yên tâm sản xuất. Bạn Hồ Thị Lệ Trinh (28 tuổi, ở thôn Thanh Giang) cho biết: “Sau khi học nghề, mình xin ở lại làm việc tại xưởng may của Đoàn xã. Ngày mùa, việc đồng áng bận rộn, mình có thể xin nghỉ và làm bù vào những ngày khác, miễn sao đáp ứng được yêu cầu số lượng và chất lượng sản phẩm. Hiện nay, thu nhập bình quân của mình tại xưởng khoảng 1,5 triệu đồng/tháng. Ở quê mà thu nhập chừng đó là nhiều rồi, lại còn có thời gian để lo chuyện nhà”.
nhac dj, Galaxy s5 wallpaper, iphone 6 wallpaper
Anh Văn Thành Đức, quản lý xưởng, cho biết: “Hàng phải giao đúng hạn, nhưng không vì định mức mà mình buộc các bạn làm việc quá sức. Xưởng may hoạt động với tôn chỉ tạo công ăn việc làm và thu nhập cho mỗi thành viên. Thời điểm hàng nhiều, những bạn tăng ca đều được hưởng chế độ theo quy định”.
Thôi ly hương
Thời điểm này nhiều năm trước, nhiều thanh niên ở Nhơn Phong phải đi làm ăn xa, nay thì họ không còn phải ly hương để tìm việc. Hiện tại xưởng may của Đoàn xã có 19 lao động trẻ làm việc, số khác sau khi học nghề xong thì làm tại các công ty may ở huyện như: Công ty May Nhà Bè, Công ty May An Nhơn, Công ty TNHH MTV Hoa Sen...
Bạn Phạm Thị Thu (23 tuổi, ở thôn Liêm Định) trước đây vào TP Hồ Chí Minh để tìm việc. Hai năm đầu ở thành phố, lương không đủ chi tiêu; cuối năm phải chạy vạy mượn tiền xe về quê. Sau lần về quê ăn Tết, Thu đã ở lại làm việc cho xưởng may của Đoàn xã. “Làm ở gần nhà, không tốn tiền trọ, tiền ăn cũng đỡ, nên hàng tháng có dư dả ít nhiều, tôi cũng thấy ham việc” - Thu tâm sự.
Đ/c Lê Huy Nhã cho biết: “Hồi trước, xã muốn tổ chức một chương trình sinh hoạt gì cũng khó vì chẳng có mấy người tham gia mà cũng toàn những người đã lớn tuổi. Hiện nay thì tốt rồi, hàng tháng, xưởng may trích một phần kinh phí cho các hoạt động của Đoàn xã. Nhờ vậy, Đoàn xã tổ chức được nhiều buổi văn nghệ quần chúng, sinh hoạt cộng đồng, thu hút nhiều thanh niên tham gia hơn”.
Trao đổi với đ/c Lê Huy Nhã, để giảm tình trạng lao động trẻ ly hương tìm việc làm, Đoàn xã đang lên kế hoạch phối hợp với Trung tâm Dạy nghề và Giới thiệu việc làm Thanh niên mở các lớp đào tạo nghề thủ công, cơ khí cho thanh niên. Đoàn xã đứng ra tín chấp Ngân hàng Chính sách xã hội giúp thanh niên có điều kiện trong xã mở xưởng sản xuất hàng thủ công để thu hút lao động, mở ra cơ hội lập nghiệp và làm giàu cho thanh niên ngay tại địa phương.
Tweet
Học nghề và trở thành công nhân
Năm 2008, do nhu cầu học nghề may trong thanh niên tăng cao, Trung tâm Dạy nghề - Giới thiệu việc làm Thanh niên hỗ trợ 10 máy may công nghiệp cho Đoàn xã Nhơn Phong và mở các lớp học may miễn phí cho thanh niên. Học nghề xong, các học viên được Trung tâm giới thiệu việc làm ở các công ty may trong huyện.
Từ điều kiện trên với 250 lao động địa phương được đào tạo nghề may, đ/c Lê Huy Nhã, Bí thư Đoàn xã Nhơn Phong, nhận thấy: Cần phải kiếm nguồn hàng may gia công để cho học viên thực hành nâng cao tay nghề và kiếm thêm thu nhập, tạo nguồn quỹ hoạt động Đoàn. Được sự ủng hộ của Đảng ủy, chính quyền xã, Nhã cùng với anh Văn Thành Đức (một thanh niên ở xã có người thân mở công ty may ở TP Hồ Chí Minh) đã vào TP Hồ Chí Minh tìm gặp chủ công ty may, nhận hàng về gia công. Vậy là, xưởng may của Đoàn xã Nhơn Phong ra đời.
Các bạn tại xưởng may của Đoàn xã Nhơn Phong
Từ khi mở xưởng may, đơn đặt hàng về đều đặn, thu nhập ổn định nên các bạn trẻ may ở đây yên tâm sản xuất. Bạn Hồ Thị Lệ Trinh (28 tuổi, ở thôn Thanh Giang) cho biết: “Sau khi học nghề, mình xin ở lại làm việc tại xưởng may của Đoàn xã. Ngày mùa, việc đồng áng bận rộn, mình có thể xin nghỉ và làm bù vào những ngày khác, miễn sao đáp ứng được yêu cầu số lượng và chất lượng sản phẩm. Hiện nay, thu nhập bình quân của mình tại xưởng khoảng 1,5 triệu đồng/tháng. Ở quê mà thu nhập chừng đó là nhiều rồi, lại còn có thời gian để lo chuyện nhà”.
nhac dj, Galaxy s5 wallpaper, iphone 6 wallpaper
Anh Văn Thành Đức, quản lý xưởng, cho biết: “Hàng phải giao đúng hạn, nhưng không vì định mức mà mình buộc các bạn làm việc quá sức. Xưởng may hoạt động với tôn chỉ tạo công ăn việc làm và thu nhập cho mỗi thành viên. Thời điểm hàng nhiều, những bạn tăng ca đều được hưởng chế độ theo quy định”.
Thôi ly hương
Thời điểm này nhiều năm trước, nhiều thanh niên ở Nhơn Phong phải đi làm ăn xa, nay thì họ không còn phải ly hương để tìm việc. Hiện tại xưởng may của Đoàn xã có 19 lao động trẻ làm việc, số khác sau khi học nghề xong thì làm tại các công ty may ở huyện như: Công ty May Nhà Bè, Công ty May An Nhơn, Công ty TNHH MTV Hoa Sen...
Bạn Phạm Thị Thu (23 tuổi, ở thôn Liêm Định) trước đây vào TP Hồ Chí Minh để tìm việc. Hai năm đầu ở thành phố, lương không đủ chi tiêu; cuối năm phải chạy vạy mượn tiền xe về quê. Sau lần về quê ăn Tết, Thu đã ở lại làm việc cho xưởng may của Đoàn xã. “Làm ở gần nhà, không tốn tiền trọ, tiền ăn cũng đỡ, nên hàng tháng có dư dả ít nhiều, tôi cũng thấy ham việc” - Thu tâm sự.
Đ/c Lê Huy Nhã cho biết: “Hồi trước, xã muốn tổ chức một chương trình sinh hoạt gì cũng khó vì chẳng có mấy người tham gia mà cũng toàn những người đã lớn tuổi. Hiện nay thì tốt rồi, hàng tháng, xưởng may trích một phần kinh phí cho các hoạt động của Đoàn xã. Nhờ vậy, Đoàn xã tổ chức được nhiều buổi văn nghệ quần chúng, sinh hoạt cộng đồng, thu hút nhiều thanh niên tham gia hơn”.
Trao đổi với đ/c Lê Huy Nhã, để giảm tình trạng lao động trẻ ly hương tìm việc làm, Đoàn xã đang lên kế hoạch phối hợp với Trung tâm Dạy nghề và Giới thiệu việc làm Thanh niên mở các lớp đào tạo nghề thủ công, cơ khí cho thanh niên. Đoàn xã đứng ra tín chấp Ngân hàng Chính sách xã hội giúp thanh niên có điều kiện trong xã mở xưởng sản xuất hàng thủ công để thu hút lao động, mở ra cơ hội lập nghiệp và làm giàu cho thanh niên ngay tại địa phương.