“Tiếp lửa” thanh niên nông thôn
07:23 17/10/2012 1892
Xây dựng Đoàn Câu chuyện ba bốn lần khởi nghiệp thất bại, rồi bắt đầu lại từ hai bàn tay trắng của anh thanh niên quê hương đất thép Củ Chi Huỳnh Chí Công khiến nhiều bạn trẻ tham dự “Hành trình chung tay xây dựng nông thôn mới” vừa qua không khỏi thán phục. Từ câu chuyện của anh, nhiều thanh niên chân đất TPHCM đang mong được tiếp thêm lửa để thay đổi cuộc đời và diện mạo quê hương.
Các bạn trẻ trong hành trình tham quan mô hình chăn nuôi động vật hoang dã của anh Huỳnh Chí Công (Củ Chi). |
Làm giàu nhờ “hàng độc”
120 bạn trẻ là những thanh niên nông thôn sản xuất kinh doanh giỏi, thanh niên có các dự định làm kinh tế tại 5 huyện ngoại thành (Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ) đã cùng đến trang trại của anh Huỳnh Chí Công ở ấp 4 xã Phước Vĩnh An (Củ Chi) để tìm hiểu về quá trình vươn lên làm giàu từ tay trắng của anh.
Trước khi trở thành ông chủ, như nhiều thanh niên nông thôn khác, anh Công cũng gặp khá nhiều khó khăn trong việc lập nghiệp do thiếu vốn và kinh nghiệm. Anh thường xuyên phải “nhảy” việc, từ phụ hồ, lái xe, rồi quay lại làm nông… mà công việc nào cũng bấp bênh, khó khăn. Đến năm 2008, theo phong trào, anh quyết định mở trang trại nuôi thỏ tại nhà. Anh kể: “Thấy nhiều người cùng quê nuôi, tôi cũng bắt chước nuôi theo. Tuy nhiên, quá trình chăn nuôi, chăm sóc thỏ thường gặp nhiều bệnh và có hiện tượng chết hàng loạt. Đành phải dẹp. Rồi tôi lại phát hiện ra mô hình nuôi rắn ráo trâu ở Tây Ninh nên tiếp tục vay tiền ngân hàng xây chuồng trại và đầu tư vào nuôi thử 100 con. Nhưng do thiếu kinh nghiệm chăm sóc lại không tìm đủ nguồn thức ăn để nuôi nên rắn ốm và chết nhiều. Đợt đó tôi lỗ gần 20 triệu đồng”.
Không bỏ cuộc, năm 2011 anh được Xã đoàn giới thiệu vay vốn từ nguồn Quỹ khởi nghiệp của Thành đoàn. Với 40 triệu đồng, anh lại đầu tư chuồng trại và con giống để tiếp tục chăn nuôi. “Rút kinh nghiệm lần này, tôi đầu tư hệ thống chuồng trại nuôi ếch để chủ động hơn nguồn thức ăn cho rắn. Đồng thời tận dụng số thức ăn rắn ăn không hết để nuôi thêm kỳ đà” - anh Công nói. Số rắn và kỳ đà xuất khẩu đã giúp anh Công thu về tiền tỷ. Không những thế, anh còn thành công trong mô hình gây nuôi sinh sản kỳ đà, rắn xuất khẩu và chim trĩ đỏ; cung cấp giống, hướng dẫn cách chăm sóc, bao tiêu sản phẩm cho nhiều bà con trong vùng.
Ước mơ thay đổi diện mạo nông thôn
Câu chuyện về khởi nghiệp cho thanh niên, đặc biệt là thanh niên nông thôn luôn là vấn đề được quan tâm. Hiện nay, lực lượng thanh niên nông thôn chiếm tỷ lệ khá lớn, đóng góp không nhỏ công sức trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Tuy nhiên, để khởi nghiệp, đặc biệt khởi nghiệp bằng chính nghề nông gắn bó với họ qua bao đời không phải là chuyện đơn giản. Ngoài vốn, kinh nghiệm còn khá nhiều vấn đề khiến không ít bạn trẻ nản lòng. Chẳng hạn vấn đề đất để làm chuồng trại. Nguyễn Thanh Tuyền (xã Đông Thạnh, Hóc Môn) tâm sự: “Nhìn mô hình này ham quá nhưng để làm được thật không dễ. Nhiều nơi, dù là nông thôn nhưng đất nông nghiệp không còn nhiều. Như xã mình, nhiều hộ bỏ ruộng vườn, cất nhà trọ cho thuê kiếm tiền để không lo vất vả. Thanh niên lớp bỏ quê đi làm ăn xa, lớp ở lại lập nghiệp nhưng cũng bấp bênh…”.
Tuy vậy, vẫn còn những thanh niên kiên quyết bám trụ và làm giàu trên mảnh đất quê hương. Nhìn cơ ngơi của họ, nhiều bạn trẻ không những khâm phục mà còn hy vọng mình có thể làm được như vậy - đổi đời và thay đổi diện mạo quê hương. Anh Trương Văn Thành (huyện Nhà Bè) chia sẻ: “Tại mỗi nơi dừng chân, chúng tôi được tham quan, học thêm kinh nghiệm từ các mô hình hiệu quả của các anh chị đi trước từ nuôi rắn, lươn, ốc hương và trồng xoài... Cuộc hành trình đã tiếp thêm “lửa” cho các bạn trẻ tại các xã nông thôn mới như tôi. Dù khó khăn nhưng nếu có quyết tâm và chịu khó, thanh niên nông thôn vẫn có cơ hội làm giàu” .
Từ ngày 11 đến 13-10, 120 thanh niên thuộc 5 huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ cùng tham gia “Hành trình chung tay xây dựng nông thôn mới” bằng xe máy đến các xã nông thôn mới tham quan, học tập kinh nghiệm các mô hình kinh tế hiệu quả… Dịp này, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam TPHCM trao hơn 2,3 tỷ đồng giúp thanh niên tại 5 huyện ngoại thành khởi nghiệp; tặng 50 phần quà cho thanh niên khó khăn; bàn giao 1 khu vui chơi cho trẻ em tại xã Tam Thôn Hiệp (Cần Giờ); 2 nhà tình bạn tại huyện Bình Chánh, Nhà Bè…
Tweet
120 bạn trẻ là những thanh niên nông thôn sản xuất kinh doanh giỏi, thanh niên có các dự định làm kinh tế tại 5 huyện ngoại thành (Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ) đã cùng đến trang trại của anh Huỳnh Chí Công ở ấp 4 xã Phước Vĩnh An (Củ Chi) để tìm hiểu về quá trình vươn lên làm giàu từ tay trắng của anh.
Trước khi trở thành ông chủ, như nhiều thanh niên nông thôn khác, anh Công cũng gặp khá nhiều khó khăn trong việc lập nghiệp do thiếu vốn và kinh nghiệm. Anh thường xuyên phải “nhảy” việc, từ phụ hồ, lái xe, rồi quay lại làm nông… mà công việc nào cũng bấp bênh, khó khăn. Đến năm 2008, theo phong trào, anh quyết định mở trang trại nuôi thỏ tại nhà. Anh kể: “Thấy nhiều người cùng quê nuôi, tôi cũng bắt chước nuôi theo. Tuy nhiên, quá trình chăn nuôi, chăm sóc thỏ thường gặp nhiều bệnh và có hiện tượng chết hàng loạt. Đành phải dẹp. Rồi tôi lại phát hiện ra mô hình nuôi rắn ráo trâu ở Tây Ninh nên tiếp tục vay tiền ngân hàng xây chuồng trại và đầu tư vào nuôi thử 100 con. Nhưng do thiếu kinh nghiệm chăm sóc lại không tìm đủ nguồn thức ăn để nuôi nên rắn ốm và chết nhiều. Đợt đó tôi lỗ gần 20 triệu đồng”.
Không bỏ cuộc, năm 2011 anh được Xã đoàn giới thiệu vay vốn từ nguồn Quỹ khởi nghiệp của Thành đoàn. Với 40 triệu đồng, anh lại đầu tư chuồng trại và con giống để tiếp tục chăn nuôi. “Rút kinh nghiệm lần này, tôi đầu tư hệ thống chuồng trại nuôi ếch để chủ động hơn nguồn thức ăn cho rắn. Đồng thời tận dụng số thức ăn rắn ăn không hết để nuôi thêm kỳ đà” - anh Công nói. Số rắn và kỳ đà xuất khẩu đã giúp anh Công thu về tiền tỷ. Không những thế, anh còn thành công trong mô hình gây nuôi sinh sản kỳ đà, rắn xuất khẩu và chim trĩ đỏ; cung cấp giống, hướng dẫn cách chăm sóc, bao tiêu sản phẩm cho nhiều bà con trong vùng.
Ước mơ thay đổi diện mạo nông thôn
Câu chuyện về khởi nghiệp cho thanh niên, đặc biệt là thanh niên nông thôn luôn là vấn đề được quan tâm. Hiện nay, lực lượng thanh niên nông thôn chiếm tỷ lệ khá lớn, đóng góp không nhỏ công sức trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Tuy nhiên, để khởi nghiệp, đặc biệt khởi nghiệp bằng chính nghề nông gắn bó với họ qua bao đời không phải là chuyện đơn giản. Ngoài vốn, kinh nghiệm còn khá nhiều vấn đề khiến không ít bạn trẻ nản lòng. Chẳng hạn vấn đề đất để làm chuồng trại. Nguyễn Thanh Tuyền (xã Đông Thạnh, Hóc Môn) tâm sự: “Nhìn mô hình này ham quá nhưng để làm được thật không dễ. Nhiều nơi, dù là nông thôn nhưng đất nông nghiệp không còn nhiều. Như xã mình, nhiều hộ bỏ ruộng vườn, cất nhà trọ cho thuê kiếm tiền để không lo vất vả. Thanh niên lớp bỏ quê đi làm ăn xa, lớp ở lại lập nghiệp nhưng cũng bấp bênh…”.
Tuy vậy, vẫn còn những thanh niên kiên quyết bám trụ và làm giàu trên mảnh đất quê hương. Nhìn cơ ngơi của họ, nhiều bạn trẻ không những khâm phục mà còn hy vọng mình có thể làm được như vậy - đổi đời và thay đổi diện mạo quê hương. Anh Trương Văn Thành (huyện Nhà Bè) chia sẻ: “Tại mỗi nơi dừng chân, chúng tôi được tham quan, học thêm kinh nghiệm từ các mô hình hiệu quả của các anh chị đi trước từ nuôi rắn, lươn, ốc hương và trồng xoài... Cuộc hành trình đã tiếp thêm “lửa” cho các bạn trẻ tại các xã nông thôn mới như tôi. Dù khó khăn nhưng nếu có quyết tâm và chịu khó, thanh niên nông thôn vẫn có cơ hội làm giàu” .
Từ ngày 11 đến 13-10, 120 thanh niên thuộc 5 huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ cùng tham gia “Hành trình chung tay xây dựng nông thôn mới” bằng xe máy đến các xã nông thôn mới tham quan, học tập kinh nghiệm các mô hình kinh tế hiệu quả… Dịp này, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam TPHCM trao hơn 2,3 tỷ đồng giúp thanh niên tại 5 huyện ngoại thành khởi nghiệp; tặng 50 phần quà cho thanh niên khó khăn; bàn giao 1 khu vui chơi cho trẻ em tại xã Tam Thôn Hiệp (Cần Giờ); 2 nhà tình bạn tại huyện Bình Chánh, Nhà Bè…