Thất nghiệp trong giới trẻ - Thách thức toàn cầu
13:05 07/09/2012 1909
Xây dựng Đoàn Cuộc khủng hoảng kinh tế chưa có hồi kết tại châu Âu đang kéo theo nhiều hệ lụy, trong đó có vấn đề thất nghiệp tăng cao trong giới trẻ. Báo cáo mới nhất của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) công bố ngày 4-9 cảnh báo, giới trẻ toàn cầu sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn trong nỗ lực tìm kiếm việc làm khi kinh tế châu Âu tiếp tục lao đao.
Hàng dài người thất nghiệp xin việc tại thủ đô Madrid, Tây Ban Nha. |
Thất nghiệp tăng cao ở “tâm bão”
Enea Gjoni cùng một số người bạn tụ tập tại một quán cà phê ngoài trời ở thủ đô Athens, Hy Lạp, nơi đã trở thành địa chỉ quen thuộc của những thanh niên không có việc làm ở Athens. Chẳng ai buồn nói với ai một câu. Họ cứ ngồi đó hết ngày này sang ngày khác trong nhiều tháng qua. Một năm trước, Gjoni khi đó 19 tuổi, vừa tốt nghiệp một trường trung học công nghệ ở Athens và mong muốn sẽ trở thành một người thợ máy. Nhưng ở một quốc gia rơi vào suy thoái năm thứ 5 liên tiếp, ước mơ nhỏ bé của Gjoni cũng khó trở thành hiện thực. “Sẽ chẳng có tương lai nào cho giới trẻ ở Hy Lạp”, Gjoni buồn bã chia sẻ.
Gjoni gia nhập hàng ngũ hơn 5,5 triệu người trẻ tuổi thất nghiệp tại châu Âu. Hy Lạp và Tây Ban Nha có tỷ lệ thanh niên thất nghiệp cao nhất (gần 53%), tiếp theo là Bồ Đào Nha (36%), Italia (34%), Pháp (23%)… Không một ai ngạc nhiên khi thấy tỷ lệ thất nghiệp tăng liên tiếp tại các quốc gia châu Âu, ngay cả ở Pháp, nền kinh tế lớn thứ hai châu Âu và thứ năm thế giới.
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, các hoạt động bị đình trệ, hàng loạt doanh nghiệp và các công ty lớn đã tạm ngưng hợp tác với những nhân viên đã ký hợp đồng lao động có thời hạn. Ngay cả những người làm việc theo hợp đồng vô thời hạn cũng bị đe dọa khi các công ty vẫn tiếp tục làm ăn thua lỗ.
Thomas Coutreaua, Phó Chủ tịch Hiệp hội Attac chuyên bảo vệ quyền lợi của các công dân, quy trách nhiệm cho chính sách tài chính của châu Âu. Theo ông Coutreaua, hiện trạng thất nghiệp là hậu quả của chính sách cắt giảm chi tiêu mà nhiều quốc gia trong khu vực đồng euro đang áp dụng. Châu Âu chủ trương giải quyết bội chi ngân sách nhà nước, giảm nợ công để lành mạnh hóa cỗ xe kinh tế, qua đó tìm lại tăng trưởng. Nhưng thực tế cho thấy tình hình kinh tế và lao động của châu Âu đang đi xuống một cách thảm hại. Nói cách khác, chính sách kinh tế của khối đồng tiền chung châu Âu chưa mang lại tăng trưởng, không đủ sức vực dậy các nền kinh tế của khu vực và đang đẩy tỷ lệ thất nghiệp lên cao.
Giới trẻ đang bị tác động nhiều hơn cả và chính phủ nhiều nước cũng đang hết sức quan tâm đến thực trạng này. Tổng thống Pháp Francois Hollande đã lên kế hoạch tạo 100.000 việc làm cho giới trẻ vào năm tới. Quốc hội Pháp sẽ xem xét kế hoạch nói trên vào ngày 10-9 và hy vọng ngay từ tháng 1-2013, “chính sách hướng tới tương lai” bắt đầu được áp dụng.
Cụ thể, Pháp muốn tạo thuận lợi cho thanh niên trong độ tuổi từ 16-25, không có bằng cấp hay tay nghề chuyên môn và nhất là đến từ những vùng kinh tế chậm phát triển. Tuyển dụng một thanh niên trong thành phần này dưới dạng hợp đồng dài hạn, chủ lao động được hỗ trợ quỹ lương tối đa 75% lương tối thiểu ở Pháp, tức khoảng trên 1.000 EUR/tháng. Để giải quyết việc làm cho 100.000 thanh niên vào năm tới, ngân sách Pháp sẽ phải chi 2,3 tỷ EUR.
Trong khi đó, theo chuyên gia kinh tế Eric Heyer thuộc Tổ chức Quan sát tình hình kinh tế Pháp (OFCE), để tìm lại tăng trưởng và duy trì việc làm cho người lao động, các quốc gia có thể học tập theo cách làm đang được áp dụng tại Đức: giảm bớt giờ lao động, đồng thời giảm tiền lương của nhân viên. Từ năm 2008 tới nay, 1,6 triệu người lao động ở Đức đã chấp nhận biện pháp này để duy trì việc làm. 35 % nhân viên tại Đức chấp nhận làm việc bán thời gian khi tình huống bắt buộc.
Ngoài ra, theo chuyên gia Heyer, các cơ quan nhà nước cũng cần tăng cường tuyển dụng nhân viên hay nói cách khác là khu vực nhà nước phải chia sẻ gánh nặng với khu vực tư nhân về vấn đề tạo công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, điều này sẽ khó thực hiện trong bối cảnh các quốc gia châu Âu đang thực hiện thắt lưng buộc bụng, giảm chi tiêu để giải quyết vấn đề nợ công.
Tác động dây chuyền
Tác động của khủng hoảng ở châu Âu cũng được các chuyên gia ILO cảnh báo đã vượt ra khỏi lục địa già và sẽ tác động tới các nền kinh tế châu Á và Mỹ Latinh do ảnh hưởng của việc giảm hoạt động xuất khẩu tới các nền kinh tế phát triển này. ILO ước tính tỷ lệ thất nghiệp tại Đông Á sẽ tăng từ 9,5% trong năm nay lên 10,4% trong năm 2017.
Tại Nhật Bản, cuối tháng 8 vừa qua, tập đoàn Sharp thông báo nhiều khả năng sẽ cắt giảm 8.000 lao động (tương đương với 15% lực lượng lao động toàn cầu). Con số này cao hơn 3.000 người so với kế hoạch được Sharp thông báo trước đó. Sau tuyên bố của Sharp 2 ngày, đến lượt Sony, một tập đoàn điện tử lớn khác của Nhật Bản, cũng tuyên bố cắt giảm 15% lực lượng lao động thuộc bộ phận sản xuất điện thoại di động. Nguyên nhân do hoạt động xuất khẩu sang các quốc gia phát triển như Mỹ, EU bị tụt giảm, buộc lãnh đạo các tập đoàn trên phải cắt giảm lao động để cân bằng tài chính cho doanh nghiệp.
Trong khi đó, tại Trung Quốc, nơi được ví như công xưởng của thế giới, chỉ số quản lý sức mua (PMI)-phản ảnh tình hình sản xuất-trong tháng 8 đã giảm xuống 47,6 điểm, mức thấp nhất kể từ tháng 3-2009. Việc thu hẹp sản xuất tại Trung Quốc xuất phát từ nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ các bạn hàng lớn của Trung Quốc như EU sụt giảm. Hàng triệu người lao động tại Trung Quốc đã bị mất việc làm, trong đó không ít thanh niên, sinh viên vừa tốt nghiệp đại học.
Trường hợp của sinh viên Liu Wei, 21 tuổi, tự tử vì không kiếm được việc làm hồi năm 2009 là sự kiện chứng tỏ cho thấy rõ sự bế tắc của những người trẻ tuổi khi phải chịu đựng áp lực tìm kiếm việc làm trong thời buổi khó khăn hiện nay.
Tweet
Enea Gjoni cùng một số người bạn tụ tập tại một quán cà phê ngoài trời ở thủ đô Athens, Hy Lạp, nơi đã trở thành địa chỉ quen thuộc của những thanh niên không có việc làm ở Athens. Chẳng ai buồn nói với ai một câu. Họ cứ ngồi đó hết ngày này sang ngày khác trong nhiều tháng qua. Một năm trước, Gjoni khi đó 19 tuổi, vừa tốt nghiệp một trường trung học công nghệ ở Athens và mong muốn sẽ trở thành một người thợ máy. Nhưng ở một quốc gia rơi vào suy thoái năm thứ 5 liên tiếp, ước mơ nhỏ bé của Gjoni cũng khó trở thành hiện thực. “Sẽ chẳng có tương lai nào cho giới trẻ ở Hy Lạp”, Gjoni buồn bã chia sẻ.
Gjoni gia nhập hàng ngũ hơn 5,5 triệu người trẻ tuổi thất nghiệp tại châu Âu. Hy Lạp và Tây Ban Nha có tỷ lệ thanh niên thất nghiệp cao nhất (gần 53%), tiếp theo là Bồ Đào Nha (36%), Italia (34%), Pháp (23%)… Không một ai ngạc nhiên khi thấy tỷ lệ thất nghiệp tăng liên tiếp tại các quốc gia châu Âu, ngay cả ở Pháp, nền kinh tế lớn thứ hai châu Âu và thứ năm thế giới.
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, các hoạt động bị đình trệ, hàng loạt doanh nghiệp và các công ty lớn đã tạm ngưng hợp tác với những nhân viên đã ký hợp đồng lao động có thời hạn. Ngay cả những người làm việc theo hợp đồng vô thời hạn cũng bị đe dọa khi các công ty vẫn tiếp tục làm ăn thua lỗ.
Thomas Coutreaua, Phó Chủ tịch Hiệp hội Attac chuyên bảo vệ quyền lợi của các công dân, quy trách nhiệm cho chính sách tài chính của châu Âu. Theo ông Coutreaua, hiện trạng thất nghiệp là hậu quả của chính sách cắt giảm chi tiêu mà nhiều quốc gia trong khu vực đồng euro đang áp dụng. Châu Âu chủ trương giải quyết bội chi ngân sách nhà nước, giảm nợ công để lành mạnh hóa cỗ xe kinh tế, qua đó tìm lại tăng trưởng. Nhưng thực tế cho thấy tình hình kinh tế và lao động của châu Âu đang đi xuống một cách thảm hại. Nói cách khác, chính sách kinh tế của khối đồng tiền chung châu Âu chưa mang lại tăng trưởng, không đủ sức vực dậy các nền kinh tế của khu vực và đang đẩy tỷ lệ thất nghiệp lên cao.
Giới trẻ đang bị tác động nhiều hơn cả và chính phủ nhiều nước cũng đang hết sức quan tâm đến thực trạng này. Tổng thống Pháp Francois Hollande đã lên kế hoạch tạo 100.000 việc làm cho giới trẻ vào năm tới. Quốc hội Pháp sẽ xem xét kế hoạch nói trên vào ngày 10-9 và hy vọng ngay từ tháng 1-2013, “chính sách hướng tới tương lai” bắt đầu được áp dụng.
Cụ thể, Pháp muốn tạo thuận lợi cho thanh niên trong độ tuổi từ 16-25, không có bằng cấp hay tay nghề chuyên môn và nhất là đến từ những vùng kinh tế chậm phát triển. Tuyển dụng một thanh niên trong thành phần này dưới dạng hợp đồng dài hạn, chủ lao động được hỗ trợ quỹ lương tối đa 75% lương tối thiểu ở Pháp, tức khoảng trên 1.000 EUR/tháng. Để giải quyết việc làm cho 100.000 thanh niên vào năm tới, ngân sách Pháp sẽ phải chi 2,3 tỷ EUR.
Trong khi đó, theo chuyên gia kinh tế Eric Heyer thuộc Tổ chức Quan sát tình hình kinh tế Pháp (OFCE), để tìm lại tăng trưởng và duy trì việc làm cho người lao động, các quốc gia có thể học tập theo cách làm đang được áp dụng tại Đức: giảm bớt giờ lao động, đồng thời giảm tiền lương của nhân viên. Từ năm 2008 tới nay, 1,6 triệu người lao động ở Đức đã chấp nhận biện pháp này để duy trì việc làm. 35 % nhân viên tại Đức chấp nhận làm việc bán thời gian khi tình huống bắt buộc.
Ngoài ra, theo chuyên gia Heyer, các cơ quan nhà nước cũng cần tăng cường tuyển dụng nhân viên hay nói cách khác là khu vực nhà nước phải chia sẻ gánh nặng với khu vực tư nhân về vấn đề tạo công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, điều này sẽ khó thực hiện trong bối cảnh các quốc gia châu Âu đang thực hiện thắt lưng buộc bụng, giảm chi tiêu để giải quyết vấn đề nợ công.
Tác động dây chuyền
Tác động của khủng hoảng ở châu Âu cũng được các chuyên gia ILO cảnh báo đã vượt ra khỏi lục địa già và sẽ tác động tới các nền kinh tế châu Á và Mỹ Latinh do ảnh hưởng của việc giảm hoạt động xuất khẩu tới các nền kinh tế phát triển này. ILO ước tính tỷ lệ thất nghiệp tại Đông Á sẽ tăng từ 9,5% trong năm nay lên 10,4% trong năm 2017.
Tại Nhật Bản, cuối tháng 8 vừa qua, tập đoàn Sharp thông báo nhiều khả năng sẽ cắt giảm 8.000 lao động (tương đương với 15% lực lượng lao động toàn cầu). Con số này cao hơn 3.000 người so với kế hoạch được Sharp thông báo trước đó. Sau tuyên bố của Sharp 2 ngày, đến lượt Sony, một tập đoàn điện tử lớn khác của Nhật Bản, cũng tuyên bố cắt giảm 15% lực lượng lao động thuộc bộ phận sản xuất điện thoại di động. Nguyên nhân do hoạt động xuất khẩu sang các quốc gia phát triển như Mỹ, EU bị tụt giảm, buộc lãnh đạo các tập đoàn trên phải cắt giảm lao động để cân bằng tài chính cho doanh nghiệp.
Trong khi đó, tại Trung Quốc, nơi được ví như công xưởng của thế giới, chỉ số quản lý sức mua (PMI)-phản ảnh tình hình sản xuất-trong tháng 8 đã giảm xuống 47,6 điểm, mức thấp nhất kể từ tháng 3-2009. Việc thu hẹp sản xuất tại Trung Quốc xuất phát từ nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ các bạn hàng lớn của Trung Quốc như EU sụt giảm. Hàng triệu người lao động tại Trung Quốc đã bị mất việc làm, trong đó không ít thanh niên, sinh viên vừa tốt nghiệp đại học.
Trường hợp của sinh viên Liu Wei, 21 tuổi, tự tử vì không kiếm được việc làm hồi năm 2009 là sự kiện chứng tỏ cho thấy rõ sự bế tắc của những người trẻ tuổi khi phải chịu đựng áp lực tìm kiếm việc làm trong thời buổi khó khăn hiện nay.