Thanh niên với kết quả thực hiện chính sách pháp luật
08:07 25/07/2012 2609
Xây dựng Đoàn Ngày 24-7, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã tổ chức hội thảo đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện giai đoạn 2009 – 2011.
Thanh niên tình nguyện tham gia đảm bảo trật tự ATGT. ảnh minh họa |
Tại Hội thảo, các đại biểu trong nước và nước ngoài đã cùng chia sẻ những kinh nghiệm về thiết kế luật pháp và chính sách thúc đẩy hoạt động tình nguyện của quốc tế cũng như đề xuất một số giải pháp thực hiện chế độ, chính sách đối với cựu thanh niên xung phong, thanh niên xung phong và thanh niên tình nguyện.
Nhiều ý kiến đề nghị Quốc hội sửa đổi Pháp lệnh ưu đãi người có công, trong đó bổ sung đối tượng cựu thanh niên xung phong tham gia kháng chiến vào đối tượng người có công; sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thanh niên cho phù hợp với tình hình mới. Các đại biểu cũng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành sớm rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn liên quan đến thực hiện chính sách đối với cựu thanh niên xung phong; sớm ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định số 12/2011/NĐ-CP về tổ chức và chính sách đối với thanh niên xung phong; có các chính sách ưu tiên, khuyến khích nhằm thu hút và bảo đảm điều kiện làm việc của thanh niên xung phong; ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định về tổ chức và chính sách đối với thanh niên tình nguyện.
Đến nay, cả nước có 25 Tổng đội thanh niên xung phong xây dựng kinh tế, trong đó có 18 đơn vị hoạt động dưới dạng đơn vị sự nghiệp kinh tế, 7 đơn vị hoạt động dưới loại hình doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, gắn với thực hiện các chương trình, dự án như xây dựng vùng kinh tế mới, di dân tái định cư các dự án trọng điểm… Một số địa phương đã chủ động ban hành các văn bản vận dụng các chế độ, chính sách để tập hợp, thu hút thanh niên vào tổ chức thanh niên xung phong, giao nhiều nhiệm vụ, các chương trình, dự án trên các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động công ích cho lực lượng này thực hiện, từng bước nâng dần vai trò, vị trí của thanh niên xung phong trong sự nghiệp xây dựng và phát triển địa phương, đất nước.
Từ năm 2009 – 2012, ngân sách Trung ương đã bố trí 229,982 tỷ đồng và ngân sách địa phương bố trí 35 tỷ đồng cho các hoạt động của thanh niên xung phong. Tổng số vốn ngân sách Trung ương đã bố trí để đầu tư xây dựng làng thanh niên lập nghiệp tính đến hết năm 2012 là trên 300 tỷ đồng.
Theo số liệu tổng hợp, số thanh niên xung phong tham gia kháng chiến, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc sau năm 1975 còn 350.190 người, trong đó 187.089 người được giải quyết trợ cấp một lần, 16.734 người hưởng trợ cấp hàng tháng, trên 5.600 người được giải quyết chế độ liệt sỹ, 42.687 người hưởng chế độ thương binh, trên 137.170 người được hưởng trợ cáp bảo hiểm y tế, trên 13.400 người được xem xét giải quyết chế độ trợ cấp nhiễm chất độc hóa học. Hiện có 11.793 thanh niên xung phong, 6.194 con đẻ bị nhiễm chất độc hóa học; số hội cựu thanh niên xung phong nghèo là 25.385 hộ, cận nghèo 27.965 hộ.
Đánh giá về hoạt động và kết quả thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên tình nguyện của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng cho thấy các bộ, ngành, đoàn thể đã tổ chức thực hiện nhiều dự án đưa 2.368 trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi. Kết thúc dự án, có 1.415 trí thức trẻ tình nguyện có nguyện vọng ở lại công tác lâu dài tại các địa phương được bố trí, tuyển dụng trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện chính sách, pháp luật đối với cựu thanh niên xung phong, thanh niên xung phong và thanh niên tình nguyện vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra. Chỉ ra những bất cập, mâu thuẫn trong một số văn bản, trong đó có Quyết định số 104/1999/QĐ-TTg về chế độ, chính sách cho thanh niên xung phong, Phó Chủ tịch Hội cựu thanh niên xung phong Việt Nam Nguyễn Cao Vãng cho rằng đối tượng cụ thể và mức trợ cấp quy định quá khắt khe, mức trợ cấp đối với thanh niên xung phong quá thấp, trên thực tế, thanh niên xung phong không được ưu tiên vay vốn từ hai Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm, Quỹ xóa đói giảm nghèo. Một số điểm trong Thông tư hướng dẫn thực hiện Quyết định số 104/1999/QĐ-TTg quá chặt chẽ khiến cho hiện nay còn tồn đọng tới 1.030 người chưa được xác định là liệt sỹ, 12.126 người chưa được giám định thương tật để giải quyết chế độ thương binh.
Tweet
Nhiều ý kiến đề nghị Quốc hội sửa đổi Pháp lệnh ưu đãi người có công, trong đó bổ sung đối tượng cựu thanh niên xung phong tham gia kháng chiến vào đối tượng người có công; sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thanh niên cho phù hợp với tình hình mới. Các đại biểu cũng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành sớm rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn liên quan đến thực hiện chính sách đối với cựu thanh niên xung phong; sớm ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định số 12/2011/NĐ-CP về tổ chức và chính sách đối với thanh niên xung phong; có các chính sách ưu tiên, khuyến khích nhằm thu hút và bảo đảm điều kiện làm việc của thanh niên xung phong; ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định về tổ chức và chính sách đối với thanh niên tình nguyện.
Đến nay, cả nước có 25 Tổng đội thanh niên xung phong xây dựng kinh tế, trong đó có 18 đơn vị hoạt động dưới dạng đơn vị sự nghiệp kinh tế, 7 đơn vị hoạt động dưới loại hình doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, gắn với thực hiện các chương trình, dự án như xây dựng vùng kinh tế mới, di dân tái định cư các dự án trọng điểm… Một số địa phương đã chủ động ban hành các văn bản vận dụng các chế độ, chính sách để tập hợp, thu hút thanh niên vào tổ chức thanh niên xung phong, giao nhiều nhiệm vụ, các chương trình, dự án trên các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động công ích cho lực lượng này thực hiện, từng bước nâng dần vai trò, vị trí của thanh niên xung phong trong sự nghiệp xây dựng và phát triển địa phương, đất nước.
Từ năm 2009 – 2012, ngân sách Trung ương đã bố trí 229,982 tỷ đồng và ngân sách địa phương bố trí 35 tỷ đồng cho các hoạt động của thanh niên xung phong. Tổng số vốn ngân sách Trung ương đã bố trí để đầu tư xây dựng làng thanh niên lập nghiệp tính đến hết năm 2012 là trên 300 tỷ đồng.
Theo số liệu tổng hợp, số thanh niên xung phong tham gia kháng chiến, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc sau năm 1975 còn 350.190 người, trong đó 187.089 người được giải quyết trợ cấp một lần, 16.734 người hưởng trợ cấp hàng tháng, trên 5.600 người được giải quyết chế độ liệt sỹ, 42.687 người hưởng chế độ thương binh, trên 137.170 người được hưởng trợ cáp bảo hiểm y tế, trên 13.400 người được xem xét giải quyết chế độ trợ cấp nhiễm chất độc hóa học. Hiện có 11.793 thanh niên xung phong, 6.194 con đẻ bị nhiễm chất độc hóa học; số hội cựu thanh niên xung phong nghèo là 25.385 hộ, cận nghèo 27.965 hộ.
Đánh giá về hoạt động và kết quả thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên tình nguyện của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng cho thấy các bộ, ngành, đoàn thể đã tổ chức thực hiện nhiều dự án đưa 2.368 trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi. Kết thúc dự án, có 1.415 trí thức trẻ tình nguyện có nguyện vọng ở lại công tác lâu dài tại các địa phương được bố trí, tuyển dụng trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện chính sách, pháp luật đối với cựu thanh niên xung phong, thanh niên xung phong và thanh niên tình nguyện vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra. Chỉ ra những bất cập, mâu thuẫn trong một số văn bản, trong đó có Quyết định số 104/1999/QĐ-TTg về chế độ, chính sách cho thanh niên xung phong, Phó Chủ tịch Hội cựu thanh niên xung phong Việt Nam Nguyễn Cao Vãng cho rằng đối tượng cụ thể và mức trợ cấp quy định quá khắt khe, mức trợ cấp đối với thanh niên xung phong quá thấp, trên thực tế, thanh niên xung phong không được ưu tiên vay vốn từ hai Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm, Quỹ xóa đói giảm nghèo. Một số điểm trong Thông tư hướng dẫn thực hiện Quyết định số 104/1999/QĐ-TTg quá chặt chẽ khiến cho hiện nay còn tồn đọng tới 1.030 người chưa được xác định là liệt sỹ, 12.126 người chưa được giám định thương tật để giải quyết chế độ thương binh.