“Tháng Công nhân” tập trung vào 5 nội dung lớn
08:44 02/05/2012 2160
Xây dựng Đoàn - Ngày Quốc tế lao động 1/5 năm nay cũng là ngày đầu tiên trong tháng thực hiện "Tháng Công nhân" năm 2012 theo chỉ đạo của Ban Bí thư. Và cũng trong tháng 5, dự kiến Luật Công đoàn (sửa đổi) sẽ được Quốc hội thông qua. Điều này thể hiện sự quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước đối với tổ chức công đoàn nói chung và giai cấp công nhân Việt Nam nói riêng.
Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Hoàng Ngọc Thanh thăm
công nhân lao động bị tai nạn lao động
Nhân dịp này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với đồng chí Hoàng Ngọc Thanh, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Phóng viên (PV): Thưa Phó Chủ tịch, việc Ban Bí thư công nhận “Tháng Công nhân” và yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị, xã hội phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức thực hiện tốt các hoạt động trong “Tháng Công nhân” có ý nghĩa như thế nào?
Đồng chí Hoàng Ngọc Thanh: Trong điều kiện tình hình kinh tế - xã hội còn khó khăn, đời sống của công nhân lao động còn nhiều vất vả, thiếu thốn, việc Ban Bí thư công nhận “Tháng Công nhân” thể hiện sự quan tâm của Đảng và toàn hệ thống chính trị cùng vào cuộc, chung tay với tổ chức Công đoàn chăm lo nhiều hơn, thiết thực, cụ thể hơn cho CNVCLĐ.
Bên cạnh đó, việc “Tháng Công nhân” được chính thức công nhận vào dịp cả hệ thống Công đoàn tích cực tham mưu cho các cấp uỷ Đảng chuẩn bị sơ kết 5 năm triển khai Nghị quyết 20-NQ/TW và đánh giá kết quả thực hiện Chương trình hành động của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện Nghị quyết sẽ càng có tác dụng nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền trong việc chăm lo xây dựng giai cấp công nhân, nhất là tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc, cấp bách của giai cấp công nhân theo tinh thần của Nghị quyết.
Đối với tổ chức Công đoàn Việt Nam, cùng với việc Luật Công đoàn (sửa đổi) và Bộ luật Lao động (sửa đổi) dự kiến cũng sẽ được thông qua vào tháng 5.2012, “Tháng Công nhân” được tổ chức theo chỉ đạo của Ban Bí thư sẽ càng khẳng định mạnh mẽ vị trí, vai trò của tổ chức Công đoàn Việt Nam là người đại diện bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho CNVCLĐ, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hoà, tiến bộ trong doanh nghiệp. Các hoạt động sôi nổi, thiết thực của “Tháng Công nhân” được tổ chức gắn với các đợt, các phong trào thi đua của các ngành, địa phương, cơ sở trong cả nước chào mừng đại hội công đoàn các cấp tiến tới Đại hội XI Công đoàn Việt Nam sẽ là yếu tố quan trọng thu hút, động viên đoàn viên công đoàn, CNVCLĐ hưởng ứng, tham gia vào đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng này.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sẽ chỉ đạo các cấp Công đoàn triển khai đồng bộ các hoạt động “Tháng Công nhân” năm 2012 với mục tiêu hướng về cơ sở, tổ chức chủ yếu tại cơ sở, chăm lo trực tiếp cho công nhân lao động, nhất là công nhân lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, trên các công trình trọng điểm và công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn.
PV: Phó Chủ tịch có thể cho biết các hoạt động cơ bản trong Tháng Công nhân là gì, trong đó hoạt động nào được chú trọng nhất?
Đồng chí Hoàng Ngọc Thanh: Các hoạt động chủ yếu trong “Tháng Công nhân” tập trung vào 5 nội dung lớn: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục CNVCLĐ; Tổ chức các hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện luật pháp chính sách liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ; Phát động và tổ chức phong trào hành động cách mạng và thi đua yêu nước trong CNVCLĐ, nòng cốt là phong trào “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, tổ chức bình chọn, tôn vinh tấm gương người thợ giỏi; Tổ chức gặp gỡ, giao lưu, đối thoại giữa lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp, người sử dụng lao động với đoàn viên công đoàn, CNVCLĐ, tổ chức thăm hỏi công nhân lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, công nhân lao động bị tai nạn lao động nặng; Đẩy mạnh phát triển đoàn viên đợt 1/5 và 19/5, tôn vinh cán bộ công đoàn cơ sở tiêu biểu, giới thiệu công nhân lao động, đoàn viên công đoàn ưu tú cho Đảng xem xét, kết nạp.
Các hoạt động đều được coi trọng triển khai đồng bộ, nhưng chú trọng nhất là tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện luật pháp chính sách có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNLĐ. Tùy tình hình, điều kiện cụ thể, mỗi năm có sự tập trung vào nội dung trọng tâm. Chẳng hạn, năm 2012, với việc Luật Công đoàn (sửa đổi) và Bộ luật Lao động (sửa đổi) dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua, hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn Việt Nam; tuyên truyền chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là tuyên truyền về Luật Công đoàn (sửa đổi) và Bộ luật Lao động (sửa đổi) cần được tập trung triển khai rộng rãi, đồng bộ, hiệu quả.
PV: Với các hoạt động kể trên, rõ ràng CNVCLĐ nói chung và người lao động nói riêng đã được quan tâm hơn, tuy nhiên, trong tình hình nhiều doanh nghiệp kinh doanh đang gặp khó khăn như hiện nay thì đời sống người lao động lại càng thêm vất vả … Trước tình hình hiện nay, tổ chức công đoàn đã làm gì để giúp người lao động, thưa Phó Chủ tịch?
Phó Chủ tịch Hoàng Ngọc Thanh: Đây luôn là trăn trở lớn của những người làm công tác công đoàn. Tuy thu nhập, tiền lương của công nhân đã được tăng lên theo lộ trình điều chỉnh tiền lương tối thiểu của Chính phủ nhưng chưa theo kịp với tốc độ tăng giá của các loại hàng hoá, dịch vụ.
Trong bối cảnh khó khăn đó, hệ thống công đoàn bằng sự nỗ lực, quyết tâm đã có những đổi mới về tổ chức, nội dung hoạt động, hướng mạnh về cơ sở. Công đoàn đã chủ động và có trách nhiệm trong việc tham gia với Chính phủ, các bộ, ngành liên quan xây dựng và kiểm tra thực hiện các chính sách, pháp luật liên quan đến CNVCLĐ và công đoàn. Đặc biệt, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tập trung chỉ đạo và thực hiện việc nghiên cứu, tham gia xây dựng Bộ luật Lao động (sửa đổi) và xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi). Hai dự thảo luật quan trọng này đã được kỳ họp thứ hai Quốc hội (khóa XIII) thảo luận cho ý kiến và dự kiến sẽ thông qua vào kỳ họp thứ ba (tháng 5/2012).
Để giúp người lao động vơi bớt khó khăn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã kịp thời kiến nghị Chính phủ ban hành chế độ hỗ trợ cho người lao động có thu nhập thấp. Công đoàn nhiều địa phương đã chủ động vận động chủ doanh nghiệp tăng tiền lương, tiền làm thêm giờ, tiền phụ cấp cho công nhân lao động... Tại các doanh nghiệp nhà nước phải sắp xếp lại (điển hình là Tập đoàn Vinashin), Công đoàn đã chủ động tham gia đảm bảo việc làm cho công nhân lao động và thực hiện đầy đủ chính sách với người lao động dôi dư. Hằng năm, công đoàn các cấp đã tổ chức hàng nghìn cuộc kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật của doanh nghiệp với người lao động. Công đoàn một số địa phương còn chủ động khởi kiện các doanh nghiệp cố tình trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, tham gia với chính quyền có biện pháp xử lý tình trạng chủ doanh nghiệp nước ngoài bỏ trốn, bỏ mặc người lao động...
PV: Đối với CNVCLĐ, Phó Chủ tịch có lời khuyên gì giúp họ yên tâm làm việc và cải thiện đời sống?
Đồng chí Hoàng Ngọc Thanh: Trong bối cảnh các doanh nghiệp đang gặp khó khăn, người lao động nên chung tay hiến kế cùng các doanh nghiệp vượt khó. Đồng thời, tự bản thân mỗi công nhân, lao động cần tự học, tự rèn luyện để nâng cao trình độ tay nghề, tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật để đáp ứng tốt yêu cầu công việc, góp phần ổn định và phát triển doanh nghiệp, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho chính mình.
PV: Cũng trong tháng 5 này, dự kiến Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) sẽ được thông qua, xin Phó Chủ tịch cho biết, nếu Luật được thông qua sẽ mang lại lợi ích như thế nào cho CNVCLĐ?
Đồng chí Hoàng Ngọc Thanh: Chúng tôi rất kỳ vọng vào Luật Công đoàn (sửa đổi) theo hướng những kiến nghị của tổ chức công đoàn cũng như nguyện vọng của CNVCLĐ được thông qua, nhất là những vấn đề liên quan đến vị trí, địa vị pháp lý của Công đoàn; liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn đã được quy định và phát huy hiệu quả trong nhiều năm qua và những điều kiện đảm bảo cho công đoàn hoạt động.
Tôi cho rằng nếu Luật Công đoàn (sửa đổi) được thông qua ở Quốc hội lần này đáp ứng được theo đúng yêu cầu, nguyện vọng của các cấp công đoàn và CNVCLĐ sẽ tạo ra hành lang pháp lý quan trọng để công đoàn phát huy được vai trò của mình trong việc tổ chức vận động CVNCLĐ thực hiện tốt đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cũng như tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết 20 của Đảng về “tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Đó chính là lực lượng quan trọng góp phần phát triển đất nước một cách bền vững, chống lại các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch đang muốn lợi dụng cơ hội này chống phá Đảng và Nhà nước ta.
PV: Xin cảm ơn đồng chí!
Tweet
Phóng viên (PV): Thưa Phó Chủ tịch, việc Ban Bí thư công nhận “Tháng Công nhân” và yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị, xã hội phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức thực hiện tốt các hoạt động trong “Tháng Công nhân” có ý nghĩa như thế nào?
Đồng chí Hoàng Ngọc Thanh: Trong điều kiện tình hình kinh tế - xã hội còn khó khăn, đời sống của công nhân lao động còn nhiều vất vả, thiếu thốn, việc Ban Bí thư công nhận “Tháng Công nhân” thể hiện sự quan tâm của Đảng và toàn hệ thống chính trị cùng vào cuộc, chung tay với tổ chức Công đoàn chăm lo nhiều hơn, thiết thực, cụ thể hơn cho CNVCLĐ.
Bên cạnh đó, việc “Tháng Công nhân” được chính thức công nhận vào dịp cả hệ thống Công đoàn tích cực tham mưu cho các cấp uỷ Đảng chuẩn bị sơ kết 5 năm triển khai Nghị quyết 20-NQ/TW và đánh giá kết quả thực hiện Chương trình hành động của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện Nghị quyết sẽ càng có tác dụng nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền trong việc chăm lo xây dựng giai cấp công nhân, nhất là tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc, cấp bách của giai cấp công nhân theo tinh thần của Nghị quyết.
Đối với tổ chức Công đoàn Việt Nam, cùng với việc Luật Công đoàn (sửa đổi) và Bộ luật Lao động (sửa đổi) dự kiến cũng sẽ được thông qua vào tháng 5.2012, “Tháng Công nhân” được tổ chức theo chỉ đạo của Ban Bí thư sẽ càng khẳng định mạnh mẽ vị trí, vai trò của tổ chức Công đoàn Việt Nam là người đại diện bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho CNVCLĐ, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hoà, tiến bộ trong doanh nghiệp. Các hoạt động sôi nổi, thiết thực của “Tháng Công nhân” được tổ chức gắn với các đợt, các phong trào thi đua của các ngành, địa phương, cơ sở trong cả nước chào mừng đại hội công đoàn các cấp tiến tới Đại hội XI Công đoàn Việt Nam sẽ là yếu tố quan trọng thu hút, động viên đoàn viên công đoàn, CNVCLĐ hưởng ứng, tham gia vào đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng này.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sẽ chỉ đạo các cấp Công đoàn triển khai đồng bộ các hoạt động “Tháng Công nhân” năm 2012 với mục tiêu hướng về cơ sở, tổ chức chủ yếu tại cơ sở, chăm lo trực tiếp cho công nhân lao động, nhất là công nhân lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, trên các công trình trọng điểm và công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn.
PV: Phó Chủ tịch có thể cho biết các hoạt động cơ bản trong Tháng Công nhân là gì, trong đó hoạt động nào được chú trọng nhất?
Đồng chí Hoàng Ngọc Thanh: Các hoạt động chủ yếu trong “Tháng Công nhân” tập trung vào 5 nội dung lớn: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục CNVCLĐ; Tổ chức các hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện luật pháp chính sách liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ; Phát động và tổ chức phong trào hành động cách mạng và thi đua yêu nước trong CNVCLĐ, nòng cốt là phong trào “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, tổ chức bình chọn, tôn vinh tấm gương người thợ giỏi; Tổ chức gặp gỡ, giao lưu, đối thoại giữa lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp, người sử dụng lao động với đoàn viên công đoàn, CNVCLĐ, tổ chức thăm hỏi công nhân lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, công nhân lao động bị tai nạn lao động nặng; Đẩy mạnh phát triển đoàn viên đợt 1/5 và 19/5, tôn vinh cán bộ công đoàn cơ sở tiêu biểu, giới thiệu công nhân lao động, đoàn viên công đoàn ưu tú cho Đảng xem xét, kết nạp.
Các hoạt động đều được coi trọng triển khai đồng bộ, nhưng chú trọng nhất là tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện luật pháp chính sách có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNLĐ. Tùy tình hình, điều kiện cụ thể, mỗi năm có sự tập trung vào nội dung trọng tâm. Chẳng hạn, năm 2012, với việc Luật Công đoàn (sửa đổi) và Bộ luật Lao động (sửa đổi) dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua, hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn Việt Nam; tuyên truyền chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là tuyên truyền về Luật Công đoàn (sửa đổi) và Bộ luật Lao động (sửa đổi) cần được tập trung triển khai rộng rãi, đồng bộ, hiệu quả.
PV: Với các hoạt động kể trên, rõ ràng CNVCLĐ nói chung và người lao động nói riêng đã được quan tâm hơn, tuy nhiên, trong tình hình nhiều doanh nghiệp kinh doanh đang gặp khó khăn như hiện nay thì đời sống người lao động lại càng thêm vất vả … Trước tình hình hiện nay, tổ chức công đoàn đã làm gì để giúp người lao động, thưa Phó Chủ tịch?
Phó Chủ tịch Hoàng Ngọc Thanh: Đây luôn là trăn trở lớn của những người làm công tác công đoàn. Tuy thu nhập, tiền lương của công nhân đã được tăng lên theo lộ trình điều chỉnh tiền lương tối thiểu của Chính phủ nhưng chưa theo kịp với tốc độ tăng giá của các loại hàng hoá, dịch vụ.
Trong bối cảnh khó khăn đó, hệ thống công đoàn bằng sự nỗ lực, quyết tâm đã có những đổi mới về tổ chức, nội dung hoạt động, hướng mạnh về cơ sở. Công đoàn đã chủ động và có trách nhiệm trong việc tham gia với Chính phủ, các bộ, ngành liên quan xây dựng và kiểm tra thực hiện các chính sách, pháp luật liên quan đến CNVCLĐ và công đoàn. Đặc biệt, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tập trung chỉ đạo và thực hiện việc nghiên cứu, tham gia xây dựng Bộ luật Lao động (sửa đổi) và xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi). Hai dự thảo luật quan trọng này đã được kỳ họp thứ hai Quốc hội (khóa XIII) thảo luận cho ý kiến và dự kiến sẽ thông qua vào kỳ họp thứ ba (tháng 5/2012).
Để giúp người lao động vơi bớt khó khăn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã kịp thời kiến nghị Chính phủ ban hành chế độ hỗ trợ cho người lao động có thu nhập thấp. Công đoàn nhiều địa phương đã chủ động vận động chủ doanh nghiệp tăng tiền lương, tiền làm thêm giờ, tiền phụ cấp cho công nhân lao động... Tại các doanh nghiệp nhà nước phải sắp xếp lại (điển hình là Tập đoàn Vinashin), Công đoàn đã chủ động tham gia đảm bảo việc làm cho công nhân lao động và thực hiện đầy đủ chính sách với người lao động dôi dư. Hằng năm, công đoàn các cấp đã tổ chức hàng nghìn cuộc kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật của doanh nghiệp với người lao động. Công đoàn một số địa phương còn chủ động khởi kiện các doanh nghiệp cố tình trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, tham gia với chính quyền có biện pháp xử lý tình trạng chủ doanh nghiệp nước ngoài bỏ trốn, bỏ mặc người lao động...
PV: Đối với CNVCLĐ, Phó Chủ tịch có lời khuyên gì giúp họ yên tâm làm việc và cải thiện đời sống?
Đồng chí Hoàng Ngọc Thanh: Trong bối cảnh các doanh nghiệp đang gặp khó khăn, người lao động nên chung tay hiến kế cùng các doanh nghiệp vượt khó. Đồng thời, tự bản thân mỗi công nhân, lao động cần tự học, tự rèn luyện để nâng cao trình độ tay nghề, tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật để đáp ứng tốt yêu cầu công việc, góp phần ổn định và phát triển doanh nghiệp, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho chính mình.
PV: Cũng trong tháng 5 này, dự kiến Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) sẽ được thông qua, xin Phó Chủ tịch cho biết, nếu Luật được thông qua sẽ mang lại lợi ích như thế nào cho CNVCLĐ?
Đồng chí Hoàng Ngọc Thanh: Chúng tôi rất kỳ vọng vào Luật Công đoàn (sửa đổi) theo hướng những kiến nghị của tổ chức công đoàn cũng như nguyện vọng của CNVCLĐ được thông qua, nhất là những vấn đề liên quan đến vị trí, địa vị pháp lý của Công đoàn; liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn đã được quy định và phát huy hiệu quả trong nhiều năm qua và những điều kiện đảm bảo cho công đoàn hoạt động.
Tôi cho rằng nếu Luật Công đoàn (sửa đổi) được thông qua ở Quốc hội lần này đáp ứng được theo đúng yêu cầu, nguyện vọng của các cấp công đoàn và CNVCLĐ sẽ tạo ra hành lang pháp lý quan trọng để công đoàn phát huy được vai trò của mình trong việc tổ chức vận động CVNCLĐ thực hiện tốt đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cũng như tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết 20 của Đảng về “tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Đó chính là lực lượng quan trọng góp phần phát triển đất nước một cách bền vững, chống lại các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch đang muốn lợi dụng cơ hội này chống phá Đảng và Nhà nước ta.
PV: Xin cảm ơn đồng chí!