Ngày xuân mạn đàm về sức trẻ

20:39 07/01/2012     1987

Xây dựng Đoàn   Huyền thoại trong quá khứ xa xưa và huyền thoại hình thành ngay trong đời sống hiện đại luôn chọn người trẻ làm iểu tượng chung cho lịch sử. Sự tin cậy và trao truyền sự nghiệp của các thế hệ cho giới trẻ cùng thời luôn diễn ra như ột lẽ thường tình, một giá trị trong tâm thức dân tộc. Nhà sử học Dương Trung Quốc tâm huyết chia sẻ về những vấn đề này.
q
Nhà sử học Dương Trung Quốc
Lịch sử của dân tộc ta, người trẻ tuổi được xã hội đặt ở vị trí nào trong sự phát triển của đất nước? Với một dân tộc chịu đựng nhiều thử thách như dân tộc Việt Nam, ý thức về sự giao phó thế hệ có từ rất sớm. Đó là ý thức phải tiếp nối nhau trong một sự nghiệp lâu dài, trước hết là sự nghiệp chống chọi với thiên nhiên.

Từ câu chuyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” đến mãi về sau này ta đều thấy rõ việc đối phó với thiên nhiên của một xứ sản xuất nông nghiệp lúa nước đòi hỏi tính cộng đồng rất cao và không ngưng nghỉ như việc đắp đê, đào mương dẫn nước và đương nhiên sức trẻ luôn là một nhân tố mang tính chất quyết định bên cạnh lớp người đi trước, nay đã già nhưng đã được trao truyền và tích tụ kinh nghiệm ngay khi còn trẻ. Cũng như vậy đối với sự nghiệp giữ nước, đương đầu thường trực với những nguy cơ xâm lăng từ bên ngoài. Đó là hai yếu tố quan trọng, mặc dù dân tộc ta cũng hết sức tôn trọng người già với truyền thống trọng xỉ, trọng lão.

Một nét đặc sắc nữa khi ta nhắc đến chế độ “Thái thượng hoàng” của nhà Trần gắn liền với một thời đại lịch sử nhiều thử thách với ba cuộc xâm lăng của Nguyên-Mông, cũng là ba cuộc kháng chiến giữ nước của vua tôi nhà Trần. Không giống như “Thái thượng hoàng” của Trung Hoa, ở Đại Việt thời Trần, vua cha rời ngôi làm Thái thượng hoàng nhưng không lui về ở ẩn mà tiếp tục sát cánh với vua (con). Trở thành Vua cha để đào luyện được một thế hệ kế tục, đủ sức gánh vác gánh nặng quốc gia, đó là biểu hiện sự ủy thác rất rõ trên phương diện chính trị.

Cũng thời Trần, bên cạnh hình tượng Trần Quốc Toản bóp nát trái cam thể hiện lòng hăng hái muốn tham gia đánh giặc từ tuổi thiếu niên thì Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn có thể được xem như một biểu tượng của sự trưởng thành. Có mặt trong cả ba lần đánh quân Nguyên-Mông xâm lược, từ trận đầu đến trận cuối cách nhau 30 năm. Trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất (1258), ở tuổi 26, Trần Quốc Tuấn đã giữ chức Tiết chế chỉ huy một đạo quân. Đến lần thứ hai (1282) ông đã là Quốc công Tiết chế thống lĩnh toàn quân. Đến lần thứ ba (1288), khi đã trở thành vị lão tướng lập chiến công vang dội ở Bạch Đằng, ông mới 56 tuổi.

Đến thời cận hiện đại, từ giữa thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, sứ mệnh bao trùm lịch sử giai đoạn này là giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân Pháp thì lớp trẻ càng trở nên có vai trò quan trọng. Họ không những phải có sức đương đầu với sức mạnh thực dân mà còn phải có năng lực tiếp nhận cái mới của thời đại, trong đó có cả những giá trị văn minh từ quốc gia của kẻ xâm lược đưa đến. Vai trò lãnh đạo chuyển dần từ các sĩ phu già sang các nhà cách mạng trẻ tuổi đủ năng lực tiếp nhận những nhân tố mới của thời đại, trong đó có cả những lý luận về dân chủ và cách mạng...

Trong lịch sử cách mạng Việt Nam, Bác Hồ là tấm gương của một vĩ nhân biết tập hợp và sử dụng người trẻ, người hiền. Câu nói của Người vẫn còn nguyên giá trị: “Một năm mới khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội…”. Ông có thể nói cách dùng người trẻ của Bác Hồ?

Câu đó được nói ra khi Bác đã có tuổi, Bác muốn gửi gắm tầng lớp thanh niên những trải nghiệm của chính mình. Trong khi trả lời phỏng vấn nhà báo Xô-viết Ô-xip Man-đen-xtam (1924), Bác có nói đại ý rằng, ngay khi mới 13 tuổi đã có ý định đi sang Pháp để xem đằng sau cái lý tưởng cao đẹp Bình đẳng-Tự do-Bác ái, biểu trưng ba mầu của lá cờ tam tài, thực chất là cái gì? Khi rời bến cảng Sài Gòn bắt đầu cuộc đời hoạt động cách mạng thực sự, mới 21 tuổi (1911) và trở thành đảng viên cộng sản, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, Người mới bước vào tuổi “tam thập nhi lập” (1920-1921). Đến khi đã trưởng thành và trở thành một nhà lãnh đạo, Bác luôn quan tâm gây dựng và phát triển lực lượng cách mạng vào lớp trẻ. Tên gọi tổ chức Hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng, tờ báo “Thanh Niên”, tổ chức Thanh niên Cộng sản Đoàn với thế hệ như Lý Tự Trọng, Lý Quý (Trần Phú)... đều tập hợp những người rất trẻ.

Không chỉ tổ chức của Bác, có thể nói, hầu như ở thời đại ấy, giới trẻ thực sự đóng vai trò chủ lực. Phong trào Đông Du chiêu tập toàn những người trẻ tuổi khắp ba miền vượt biển sang học hỏi nước Nhật Duy Tân; Lãnh tụ Việt Nam Quốc dân Đảng Nguyễn Thái Học đến lúc hy sinh (1930) mới 26 tuổi. Những nhà yêu nước nổi tiếng khác như Phạm Hồng Thái, Đoàn Trần Nghiệp, hy sinh khi còn rất trẻ...

Trong khi đó lớp người già đầy uy tín như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, sau những bước thăng trầm cũng dần nhận thấy sự bất cập của mình sẵn lòng đặt lòng tin vào lớp kế cận. Trong bức thư viết cho Nguyễn Ái Quốc (1922), cụ Phan Chu Trinh tự nhận rằng mình như con ngựa già hết nước kiệu pha nước tế... cảnh phận như chim lồng cá chậu, cây già thì gió dễ lay, người già thì trí dễ lẫn, cảnh mình như hoa sắp tàn... và chân thành cho rằng, Nguyễn Ái Quốc với sức trẻ của mình “như cây đương lộc” dày công học hành, lý thuyết tinh thông... Cũng giống như Phan Bội Châu lúc này đang bị thực dân an trí ở Huế, các vị đều gửi gắm tương lai đất nước vào Nguyễn Ái Quốc. Cũng vì thế mà hai cụ Phan mãi mãi được lịch sử tôn vinh. Theo tôi, “nhân tài” trong quan niệm của Bác là “tài của con.