Một số nhiệm vụ ưu tiên trong xây dựng nông thôn mới
22:13 25/12/2011 2275
Xây dựng Đoàn Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã nhấn mạnh một số nhiệm vụ ưu tiên trong thực hiện trong năm 2012.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh lưu ý, công tác chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cần quyết liệt, bài bản nhưng không nóng vội. |
Ngày 25/12, Bộ NN&PTNT, Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tổ chức Hội nghị Triển khai kế hoạch năm 2012.
Nghị quyết của Đảng về “Tam nông” đã đi vào cuộc sống
Theo báo cáo của các địa phương, chỉ sau chưa đầy 1 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, trở thành phong trào rộng khắp, được người dân hết sức quan tâm và kỳ vọng.
Đến nay cả 63 tỉnh, thành phố đều đã hoàn thành việc đánh giá sơ bộ thực trạng nông thôn mới theo 19 tiêu chí. Kết quả là đã có 1,2% số xã đạt 15 - 16 tiêu chí; 3,3% số xã đạt từ 11 - 14 tiêu chí; 13% số xã đạt từ 7 - 10 tiêu chí; 82,5% số xã đạt dưới 7 tiêu chí.
Sau khi thực hiện việc rà soát, đánh giá thực trạng nông thôn, đến nay mới có khoảng 45% số xã đang tiến hành lập đề án xây dựng nông thôn mới, trong đó có 700 xã (chiếm 7,6%) đã phê duyệt xong. Tất cả các tỉnh/thành phố đã hoàn thành công tác điều tra, trong đó 35 tỉnh đã tổng hợp nhu cầu học nghề, danh mục nghề đào tạo.
Trong năm 2011, cả nước đã đào tạo nghề cho trên 350.000 lao động nông thôn (trong đó 48,6% học các nghề nông nghiệp; 51,4% học các nghề phi nông nghiệp), tỷ lệ có việc làm sau học nghề đạt khoảng 70%.
Các điều kiện để nâng cao năng lực đào tạo nghề như: đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề; phát triển chương trình, giáo trình; phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề tiếp tục được tăng cường.
Về xây dựng cơ sở hạ tầng, đến nay các địa phương đã giải ngân 307 tỷ đồng vốn xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu. Trong đó chủ yếu tập trung cho xây dựng các trường học đạt chuẩn, kiên cố hoá đường giao thông, hệ thống kênh mương, xây dựng trụ sở xã, củng cố hệ thống điện, xoá nhà tạm...
Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch tăng thêm khoảng 4%.
Các địa phương đều chú trọng tới lồng ghép các nguồn vốn để phát triển cơ sở vật chất trường học. So với năm 2009 thì đến năm 2011, số trường mầm non đạt chuẩn quốc gia tăng 4,9% (từ 2.010 trường tăng lên 2.109 trường); số trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia tăng từ 5.548 trường lên 5.974 trường; tỷ lệ trường THCS đạt chuẩn quốc gia so với tổng số trường THCS trên toàn quốc tăng hiện là 21,6%.
Nhiệm vụ ưu tiên trong năm 2012
Trên cơ sở những kết quả đã đạt được, Ban Chỉ đạo Trung ương đề ra một số mục tiêu chủ yếu trong năm 2012 là có trên 90% số xã có quy hoạch chung (trong đó có 30% quy hoạch chi tiết) được phê duyệt; trên 90% số xã có đề án nông thôn mới được phê duyệt; đẩy mạnh một bước phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá, tăng thu nhập, phát triển giáo dục, y tế, vệ sinh môi trường, hạ tầng nông thôn; phấn đấu xóa cơ bản nhà tạm, nhà dột nát.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhấn mạnh, chương trình xây dựng nông thôn mới là một chương trình tổng thể, dài hạn, phát huy sức mạnh tổng lực, do vậy nếu nóng vội sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong triển khai thực hiện.
Nhất trí với những nhiệm vụ trọng tâm năm 2012 đã được Bộ NN&PTNT đề ra, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhấn mạnh một số nhiệm vụ cần được ưu tiên chỉ đạo thực hiện tốt trong thời gian tới.
Trước hết, các địa phương ngay trong năm 2012 phải hoàn thành phê duyệt quy hoạch, trong đó đặc biệt chú ý đến quy hoạch đất đai, quy hoạch dân cư và quy hoạch sản xuất. Phó Thủ tướng nhấn mạnh, quy hoạch phải dài hạn, ngay cả những quy hoạch đã được phê duyệt cũng cần thường xuyên được rà soát lại để đảm bảo chất lượng, tầm nhìn và sự phù hợp với từng địa bàn, gắn với sự phát triển chung của cả huyện, tỉnh và của cả vùng.
Về công tác xây dựng chính sách, Phó Thủ tướng đề nghị các Bộ, ngành cần sớm ban hành chính sách còn thiếu, rà soát để kịp thời điều chỉnh những chính sách đã ban hành. Khi ban hành chính sách, cần xác định rõ phần việc nào là nhà nước thực hiện, phần việc nào huy động từ tỉnh, huyện, xã và người dân.
Đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực, Phó Thủ tướng đề nghị cần tạo điều kiện cho bà con ở vùng sâu, vùng xa và chú trọng tính hiệu quả, phù hợp, gắn với thực tế lao động sản xuất.
Về huy động nguồn lực, Phó Thủ tướng đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương cùng các địa phương tiếp tục nghiên cứu, kiến nghị phương thức phù hợp nhất để vừa đạt được mục tiêu chung đến năm 2015 có 20% số xã trên cả nước đạt chuẩn nông thôn mới, đồng thời không đặt ra yêu cầu đóng góp quá sức đối với người dân.
Tweet
Nghị quyết của Đảng về “Tam nông” đã đi vào cuộc sống
Theo báo cáo của các địa phương, chỉ sau chưa đầy 1 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, trở thành phong trào rộng khắp, được người dân hết sức quan tâm và kỳ vọng.
Đến nay cả 63 tỉnh, thành phố đều đã hoàn thành việc đánh giá sơ bộ thực trạng nông thôn mới theo 19 tiêu chí. Kết quả là đã có 1,2% số xã đạt 15 - 16 tiêu chí; 3,3% số xã đạt từ 11 - 14 tiêu chí; 13% số xã đạt từ 7 - 10 tiêu chí; 82,5% số xã đạt dưới 7 tiêu chí.
Sau khi thực hiện việc rà soát, đánh giá thực trạng nông thôn, đến nay mới có khoảng 45% số xã đang tiến hành lập đề án xây dựng nông thôn mới, trong đó có 700 xã (chiếm 7,6%) đã phê duyệt xong. Tất cả các tỉnh/thành phố đã hoàn thành công tác điều tra, trong đó 35 tỉnh đã tổng hợp nhu cầu học nghề, danh mục nghề đào tạo.
Trong năm 2011, cả nước đã đào tạo nghề cho trên 350.000 lao động nông thôn (trong đó 48,6% học các nghề nông nghiệp; 51,4% học các nghề phi nông nghiệp), tỷ lệ có việc làm sau học nghề đạt khoảng 70%.
Các điều kiện để nâng cao năng lực đào tạo nghề như: đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề; phát triển chương trình, giáo trình; phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề tiếp tục được tăng cường.
Về xây dựng cơ sở hạ tầng, đến nay các địa phương đã giải ngân 307 tỷ đồng vốn xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu. Trong đó chủ yếu tập trung cho xây dựng các trường học đạt chuẩn, kiên cố hoá đường giao thông, hệ thống kênh mương, xây dựng trụ sở xã, củng cố hệ thống điện, xoá nhà tạm...
Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch tăng thêm khoảng 4%.
Các địa phương đều chú trọng tới lồng ghép các nguồn vốn để phát triển cơ sở vật chất trường học. So với năm 2009 thì đến năm 2011, số trường mầm non đạt chuẩn quốc gia tăng 4,9% (từ 2.010 trường tăng lên 2.109 trường); số trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia tăng từ 5.548 trường lên 5.974 trường; tỷ lệ trường THCS đạt chuẩn quốc gia so với tổng số trường THCS trên toàn quốc tăng hiện là 21,6%.
Nhiệm vụ ưu tiên trong năm 2012
Trên cơ sở những kết quả đã đạt được, Ban Chỉ đạo Trung ương đề ra một số mục tiêu chủ yếu trong năm 2012 là có trên 90% số xã có quy hoạch chung (trong đó có 30% quy hoạch chi tiết) được phê duyệt; trên 90% số xã có đề án nông thôn mới được phê duyệt; đẩy mạnh một bước phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá, tăng thu nhập, phát triển giáo dục, y tế, vệ sinh môi trường, hạ tầng nông thôn; phấn đấu xóa cơ bản nhà tạm, nhà dột nát.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhấn mạnh, chương trình xây dựng nông thôn mới là một chương trình tổng thể, dài hạn, phát huy sức mạnh tổng lực, do vậy nếu nóng vội sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong triển khai thực hiện.
Nhất trí với những nhiệm vụ trọng tâm năm 2012 đã được Bộ NN&PTNT đề ra, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhấn mạnh một số nhiệm vụ cần được ưu tiên chỉ đạo thực hiện tốt trong thời gian tới.
Trước hết, các địa phương ngay trong năm 2012 phải hoàn thành phê duyệt quy hoạch, trong đó đặc biệt chú ý đến quy hoạch đất đai, quy hoạch dân cư và quy hoạch sản xuất. Phó Thủ tướng nhấn mạnh, quy hoạch phải dài hạn, ngay cả những quy hoạch đã được phê duyệt cũng cần thường xuyên được rà soát lại để đảm bảo chất lượng, tầm nhìn và sự phù hợp với từng địa bàn, gắn với sự phát triển chung của cả huyện, tỉnh và của cả vùng.
Về công tác xây dựng chính sách, Phó Thủ tướng đề nghị các Bộ, ngành cần sớm ban hành chính sách còn thiếu, rà soát để kịp thời điều chỉnh những chính sách đã ban hành. Khi ban hành chính sách, cần xác định rõ phần việc nào là nhà nước thực hiện, phần việc nào huy động từ tỉnh, huyện, xã và người dân.
Đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực, Phó Thủ tướng đề nghị cần tạo điều kiện cho bà con ở vùng sâu, vùng xa và chú trọng tính hiệu quả, phù hợp, gắn với thực tế lao động sản xuất.
Về huy động nguồn lực, Phó Thủ tướng đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương cùng các địa phương tiếp tục nghiên cứu, kiến nghị phương thức phù hợp nhất để vừa đạt được mục tiêu chung đến năm 2015 có 20% số xã trên cả nước đạt chuẩn nông thôn mới, đồng thời không đặt ra yêu cầu đóng góp quá sức đối với người dân.