Học lịch sử qua biển tên đường phố
08:39 10/02/2012 2676
Xây dựng Đoàn Những ngày gần đây, dưới những tấm biển tên đường phố ở Thủ đô có thêm dòng chữ chú giải, nêu những nét chính về tiểu sử, công trạng của những vị danh nhân, anh hùng dân tộc được đặt cho đường, phố đó. Ðây là một cách làm hay, nhằm khơi gợi, tuyên truyền về truyền thống văn hóa, lịch sử của dân tộc cho người dân Thủ đô, nhất là cho thế hệ trẻ...
Tấm biển nhỏ, ý nghĩa lớn
"Phố Lê Thái Tổ - Lê Thái Tổ (1385 - 1435): Miếu hiệu của Lê Lợi, Anh hùng Dân tộc, lãnh đạo cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh, lên ngôi vua năm 1428", đây là nội dung của tấm biển tên phố mới được gắn dưới biển phố Lê Thái Tổ trong những ngày đầu năm 2012. Qua tấm biển này, người đi đường đã được cung cấp những thông tin tóm tắt về công trạng, sự nghiệp của Vua Lê Thái Tổ. Tương tự như thế, các biển tên phố như:
Lê Thạch, Lê Lai, Ðinh Tiên Hoàng, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh... đều được ghi thêm phụ đề về những nhân vật lịch sử này. Chị Bùi Hoàng Yến, ở khu chung cư Linh Ðàm (quận Hoàng Mai) cho biết: "Chúng tôi rất vui khi thấy thành phố có sáng kiến đặt phụ đề dưới tấm biển tên phố. Thông tin tuy ngắn gọn, nhưng giúp người dân được bổ sung kiến thức lịch sử ở bất cứ nơi đâu".
Các tên phố của Hà Nội gồm hai dạng chính: tên danh nhân hoặc tên địa danh. Trên thực tế, có nhiều tên tuyến đường, phố ở Hà Nội mà chính bản thân người dân Thủ đô cũng không nắm được thông tin về danh nhân, hoặc ý nghĩa của địa danh được đặt tên cho các đường phố. Những vị anh hùng dân tộc như: Lý Thái Tổ, Trần Hưng Ðạo, Lý Thường Kiệt... thì được phần lớn người dân nắm rõ công trạng, tiểu sử. Nhưng có những tên phố mới và cả phố cũ mang tên những nhân vật ít người biết tới như Phan Bá Vành, Vũ Thạnh, Ðoàn Nhữ Hài... Ngoài tên danh nhân, có những tên phố mang tên địa danh cũng gây sự khó hiểu cho người dân. Chẳng hạn, Hoa Lâm là tên cũ của làng cổ Trường Lâm (quận Long Biên). Khi ngôi làng này trở thành phường, con đường chính chạy qua làng được đặt tên là Hoa Lâm. Cả khu vực đó, chỉ một số người cao tuổi mới biết cái tên cổ này, còn hầu hết trung niên và những người trẻ đều ngỡ ngàng khi thấy biển tên Hoa Lâm được cắm trên con đường. Phải mất một thời gian sau, người dân mới dần dần hiểu ra, theo con đường... truyền miệng. Nhiều người cũng không biết vì sao Hà Nội có các tên phố như Ðông Bộ Ðầu, Hòe Nhai...
Xuất phát từ thực tế này, năm 2007, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đã đề xuất và được UBND thành phố Hà Nội giao chủ trì xây dựng đề án "Tuyên truyền giới thiệu lịch sử đường phố và địa danh văn hóa Hà Nội". Theo lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, việc tưởng như đơn giản, nhưng khi triển khai thì khá phức tạp. Một số ý kiến cho rằng tại đầu mỗi con phố, cạnh biển tên phố cũ, nên có hẳn một tấm bảng giới thiệu về danh nhân được đặt tên, hoặc về lai lịch con phố, di tích... Tuy nhiên, khi dựng thử mô hình này, thì thấy rất phức tạp, vì tấm biển chiếm nhiều không gian, mặt khác, chỉ phù hợp tại những phố cổ. Cũng có chuyên gia cho rằng nên treo các biển quảng bá như pa-nô, áp-phích... Sau nhiều lần bàn bạc, phương án thông tin tuyên truyền về lịch sử đường phố và địa danh văn hóa được thống nhất đưa vào ngay trong các biển tên đường phố. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm về nội dung, Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm lắp đặt. Tính đến nay, đã có 30 tuyến phố trên địa bàn hai quận Hoàn Kiếm và Ba Ðình được thí điểm ghi phụ đề trên biển ghi tên phố.
Cách làm hay cần nhân rộng
Hiện tại, việc giới thiệu lịch sử các con phố, danh nhân được đặt tên phố đang được thí điểm để tham khảo ý kiến của các nhà khoa học và người dân. Nếu dư luận ủng hộ, thành phố sẽ cho triển khai trên tất cả các đường, phố. Theo ghi nhận của phóng viên, nhìn chung dư luận rất ủng hộ chủ trương này. Anh Lương Hồng Tân ở phố Ngọc Lâm (quận Long Biên) cho biết: "Có lúc tôi đưa con đi chơi, bọn trẻ hỏi tôi: Bố ơi, tại sao phố này lại được đặt tên thế. Thực tình, không phải lúc nào tôi cũng trả lời được. Nếu có phần giải thích về tên phố, tôi thấy rất tiện dụng. Ðôi khi, chỉ mấy chục giây dừng đèn đỏ ở ngã tư cũng có thêm thông tin bổ ích. Tuy nhiên, theo tôi, ở những con phố đông đúc, chỉ nên giới thiệu một cách ngắn gọn, chữ viết to hơn. Vì nếu người đi đường mải đọc các thông tin trên biển tên phố, rất có thể lại ảnh hưởng đến giao thông".
Vào những ngày đầu năm 2012, có 29 tuyến phố của thành phố chính thức được đặt tên mới. Thực tế là trong số những người dân sinh sống tại các đường phố mới này, có rất nhiều người không biết rõ lai lịch, tiểu sử, gốc tích của tên người, tên địa danh đặt cho đường phố đó. Việc giới thiệu lịch sử các con phố, lý lịch của danh nhân được đặt tên phố càng trở nên cần thiết. Nhiều người cho rằng, trước đây, mỗi khi có phố mới được đặt tên, chính quyền thường hay tuyên truyền qua hệ thống loa phát thanh công cộng. Nhưng lâu nay, công tác này không được chú trọng. Vì vậy, cần thay đổi phương thức tuyên truyền. Nhân dịp đặt tên phố mới, hoặc cắm biển tên phố có phụ đề như hiện nay, nên tổ chức những buổi thuyết trình tới nhân dân. Có thể gắn hoạt động này với những hoạt động văn hóa mang tính cộng đồng khác... Nội dung chú giải tên các tuyến phố cũng phải khác biệt với các công trình công cộng khác. Chẳng hạn như các công viên cần được giới thiệu về diện tích, năm xây dựng, những loài thực vật có giá trị sinh thái, giá trị lịch sử được trồng trong đó...
Hiện nay, không chỉ ở Hà Nội, mà ở nhiều địa phương khác, vẫn khá lúng túng trong việc đặt tên đường phố và các công trình công cộng, còn người dân thì thiếu hiểu biết về nguồn gốc, lịch sử tên gọi đường, phố. Cách làm ở Hà Nội là hình thức hay để các địa phương tham khảo, thực hiện.
Tweet
"Phố Lê Thái Tổ - Lê Thái Tổ (1385 - 1435): Miếu hiệu của Lê Lợi, Anh hùng Dân tộc, lãnh đạo cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh, lên ngôi vua năm 1428", đây là nội dung của tấm biển tên phố mới được gắn dưới biển phố Lê Thái Tổ trong những ngày đầu năm 2012. Qua tấm biển này, người đi đường đã được cung cấp những thông tin tóm tắt về công trạng, sự nghiệp của Vua Lê Thái Tổ. Tương tự như thế, các biển tên phố như:
Lê Thạch, Lê Lai, Ðinh Tiên Hoàng, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh... đều được ghi thêm phụ đề về những nhân vật lịch sử này. Chị Bùi Hoàng Yến, ở khu chung cư Linh Ðàm (quận Hoàng Mai) cho biết: "Chúng tôi rất vui khi thấy thành phố có sáng kiến đặt phụ đề dưới tấm biển tên phố. Thông tin tuy ngắn gọn, nhưng giúp người dân được bổ sung kiến thức lịch sử ở bất cứ nơi đâu".
Các tên phố của Hà Nội gồm hai dạng chính: tên danh nhân hoặc tên địa danh. Trên thực tế, có nhiều tên tuyến đường, phố ở Hà Nội mà chính bản thân người dân Thủ đô cũng không nắm được thông tin về danh nhân, hoặc ý nghĩa của địa danh được đặt tên cho các đường phố. Những vị anh hùng dân tộc như: Lý Thái Tổ, Trần Hưng Ðạo, Lý Thường Kiệt... thì được phần lớn người dân nắm rõ công trạng, tiểu sử. Nhưng có những tên phố mới và cả phố cũ mang tên những nhân vật ít người biết tới như Phan Bá Vành, Vũ Thạnh, Ðoàn Nhữ Hài... Ngoài tên danh nhân, có những tên phố mang tên địa danh cũng gây sự khó hiểu cho người dân. Chẳng hạn, Hoa Lâm là tên cũ của làng cổ Trường Lâm (quận Long Biên). Khi ngôi làng này trở thành phường, con đường chính chạy qua làng được đặt tên là Hoa Lâm. Cả khu vực đó, chỉ một số người cao tuổi mới biết cái tên cổ này, còn hầu hết trung niên và những người trẻ đều ngỡ ngàng khi thấy biển tên Hoa Lâm được cắm trên con đường. Phải mất một thời gian sau, người dân mới dần dần hiểu ra, theo con đường... truyền miệng. Nhiều người cũng không biết vì sao Hà Nội có các tên phố như Ðông Bộ Ðầu, Hòe Nhai...
Xuất phát từ thực tế này, năm 2007, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đã đề xuất và được UBND thành phố Hà Nội giao chủ trì xây dựng đề án "Tuyên truyền giới thiệu lịch sử đường phố và địa danh văn hóa Hà Nội". Theo lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, việc tưởng như đơn giản, nhưng khi triển khai thì khá phức tạp. Một số ý kiến cho rằng tại đầu mỗi con phố, cạnh biển tên phố cũ, nên có hẳn một tấm bảng giới thiệu về danh nhân được đặt tên, hoặc về lai lịch con phố, di tích... Tuy nhiên, khi dựng thử mô hình này, thì thấy rất phức tạp, vì tấm biển chiếm nhiều không gian, mặt khác, chỉ phù hợp tại những phố cổ. Cũng có chuyên gia cho rằng nên treo các biển quảng bá như pa-nô, áp-phích... Sau nhiều lần bàn bạc, phương án thông tin tuyên truyền về lịch sử đường phố và địa danh văn hóa được thống nhất đưa vào ngay trong các biển tên đường phố. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm về nội dung, Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm lắp đặt. Tính đến nay, đã có 30 tuyến phố trên địa bàn hai quận Hoàn Kiếm và Ba Ðình được thí điểm ghi phụ đề trên biển ghi tên phố.
Cách làm hay cần nhân rộng
Hiện tại, việc giới thiệu lịch sử các con phố, danh nhân được đặt tên phố đang được thí điểm để tham khảo ý kiến của các nhà khoa học và người dân. Nếu dư luận ủng hộ, thành phố sẽ cho triển khai trên tất cả các đường, phố. Theo ghi nhận của phóng viên, nhìn chung dư luận rất ủng hộ chủ trương này. Anh Lương Hồng Tân ở phố Ngọc Lâm (quận Long Biên) cho biết: "Có lúc tôi đưa con đi chơi, bọn trẻ hỏi tôi: Bố ơi, tại sao phố này lại được đặt tên thế. Thực tình, không phải lúc nào tôi cũng trả lời được. Nếu có phần giải thích về tên phố, tôi thấy rất tiện dụng. Ðôi khi, chỉ mấy chục giây dừng đèn đỏ ở ngã tư cũng có thêm thông tin bổ ích. Tuy nhiên, theo tôi, ở những con phố đông đúc, chỉ nên giới thiệu một cách ngắn gọn, chữ viết to hơn. Vì nếu người đi đường mải đọc các thông tin trên biển tên phố, rất có thể lại ảnh hưởng đến giao thông".
Vào những ngày đầu năm 2012, có 29 tuyến phố của thành phố chính thức được đặt tên mới. Thực tế là trong số những người dân sinh sống tại các đường phố mới này, có rất nhiều người không biết rõ lai lịch, tiểu sử, gốc tích của tên người, tên địa danh đặt cho đường phố đó. Việc giới thiệu lịch sử các con phố, lý lịch của danh nhân được đặt tên phố càng trở nên cần thiết. Nhiều người cho rằng, trước đây, mỗi khi có phố mới được đặt tên, chính quyền thường hay tuyên truyền qua hệ thống loa phát thanh công cộng. Nhưng lâu nay, công tác này không được chú trọng. Vì vậy, cần thay đổi phương thức tuyên truyền. Nhân dịp đặt tên phố mới, hoặc cắm biển tên phố có phụ đề như hiện nay, nên tổ chức những buổi thuyết trình tới nhân dân. Có thể gắn hoạt động này với những hoạt động văn hóa mang tính cộng đồng khác... Nội dung chú giải tên các tuyến phố cũng phải khác biệt với các công trình công cộng khác. Chẳng hạn như các công viên cần được giới thiệu về diện tích, năm xây dựng, những loài thực vật có giá trị sinh thái, giá trị lịch sử được trồng trong đó...
Hiện nay, không chỉ ở Hà Nội, mà ở nhiều địa phương khác, vẫn khá lúng túng trong việc đặt tên đường phố và các công trình công cộng, còn người dân thì thiếu hiểu biết về nguồn gốc, lịch sử tên gọi đường, phố. Cách làm ở Hà Nội là hình thức hay để các địa phương tham khảo, thực hiện.