Giúp nhau làm giàu - Động lực phát triển nông thôn mới
11:04 01/01/2013 1931
Xây dựng Đoàn Sau 2 năm triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, tính đến cuối tháng 12-2012, cả nước đã đầu tư gần 42.000 tỷ đồng cho chương trình, thêm hàng chục xã có tên trong danh sách “xã nông thôn mới”.
Hệ thống giao thông và tường rào theo tiêu chí NTM ở xã Tùng Ảnh. Nguồn ảnh hatinh.gov.vn |
5.000 mô hình sản xuất
Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn mới Tăng Minh Lộc cho biết, sau 2 năm, ngoài 11 xã điểm do Ban Bí thư chọn và chỉ đạo đã đạt được 15 - 19 tiêu chí của “nông thôn mới”, đến nay đã có thêm 32 xã khác cũng hoàn thành được 16 - 18 tiêu chí. Trong đó, xã đạt đủ 19 tiêu chí là Tân Thông Hội của TPHCM, 3 xã đạt được 18 tiêu chí là Tam Phước (Quảng Nam), Tân Hội (Lâm Đồng) và Mỹ Long Nam (Trà Vinh). Các xã nông thôn mới của Hà Nội, Bắc Giang, Kiên Giang… cũng đang nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu để về đích.
Tại các xã đã triển khai, những công trình nông thôn mới đã đem lại sự thay đổi rõ rệt cho bức tranh làng quê. Mỗi xã đều đã có ít nhất một công trình hạ tầng mới, nhiều xã có tới 4-5 công trình. Trong đó, nổi bật là phong trào kiên cố hóa đường giao thông nông thôn, với khoảng 64.000km đường được trải bê tông nhựa (tính đến cuối tháng 12-2012). Đặc biệt, để đạt tiêu chí nâng cao thu nhập cho người dân, các xã đều chú trọng việc phát triển sản xuất, giúp nhau làm giàu, một trong những động lực để thúc đẩy phong trào xây dựng nông thôn mới.
Tại tỉnh Thái Bình, ngoài việc dồn điển đổi thửa để xây dựng cánh đồng mẫu lớn, hướng tới sản xuất hàng hóa tập trung, còn có chính sách hỗ trợ lãi suất tín dụng cho nông dân mua sắm máy cày, máy gặt đập liên hợp, nhằm cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp.
Mô hình “cánh đồng mẫu lớn” của tỉnh An Giang cũng là “mẫu” cho các địa phương khác học tập, triển khai. TPHCM còn có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hộ tư nhân đầu tư xây dựng khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đến nay, các địa phương trong cả nước đã hỗ trợ hơn 1.200 tỷ đồng thực hiện 5.000 mô hình sản xuất cho bà con ở các xã nông thôn mới, và đều góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất thêm 15-20%.
“Tính đến thời điểm hiện tại, cả nước đã có 2.377 xã (chiếm 26,3%) đăng ký xây dựng và đạt tiêu chí nông thôn mới vào năm 2015”, ông Tăng Minh Lộc cho biết.
Cần linh hoạt, sáng tạo
Tuy nhiên, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn cho rằng, hiện nay ở nhiều nơi vẫn còn triển khai chậm. Mới có 68% xã trong cả nước làm xong quy hoạch nông thôn mới. Các tỉnh vẫn còn khá “lề mề” như Sơn La, Điện Biên, Bắc Kạn, Quảng Trị, Đồng Nai, Khánh Hòa, Tây Ninh, Bình Phước… Tại nhiều địa phương mặc dù đã xong quy hoạch nhưng cũng chưa có đề án, chưa biết triển khai những nội dung như thế nào để có những xã nông thôn mới. Nhiều đề án chỉ nặng về việc đầu tư cơ sở hạ tầng, tư duy theo kiểu “dự án”.
Theo tìm hiểu từ nhiều địa phương, hiện nay tiến độ xây dựng nông thôn mới chậm thường được đổ cho… thiếu kinh phí đầu tư nên chính quyền các xã loay hoay không biết triển khai ra sao. Tại nhiều xã thuộc Hà Nội, Hưng Yên, Thanh Hóa, Quảng Bình, Kon Tum, Long An… chính quyền xã đều than thở rằng, nguồn thu rất eo hẹp, trông đợi vào một vài nguồn như thu thuế chợ, cho thuê kho bãi, đất làm trang trại, khai thác sản xuất vật liệu xây dựng... Có xã một năm chỉ thu được 18-20 triệu đồng, không đủ chi. Tại nhiều xã còn không có nguồn thu nào. Bởi thế, tâm lý của nhiều xã trông chờ nguồn vốn ở “trên” rót xuống, có vốn mới triển khai.
Trong khi đó, Tuyên Quang mặc dù là một tỉnh nghèo nhưng đã có chính sách cứ 1km đường bê tông sẽ hỗ trợ 200 tấn xi măng và toàn bộ cống qua đường (bằng 50% chi phí), nhờ vậy đã động viên bà con đóng góp, làm đường giao thông nông thôn. “Chỉ sau 2 năm, Tuyên Quang đã làm được 1.064km đường nông thôn, bằng chiều dài đoạn đường từ Hà Nội vào tới Quảng Ngãi. Có xã còn làm được 70km đường nông thôn, bằng từ Hà Nội xuống Phủ Lý (Hà Nam)” - Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát cho biết.
Tại tỉnh An Giang cũng có chính sách kêu gọi doanh nhân và người hảo tâm đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn, trường học mang tên của họ nên đã có nhiều công trình hoàn thành mà không cần sự hỗ trợ của ngân sách.
Tweet
Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn mới Tăng Minh Lộc cho biết, sau 2 năm, ngoài 11 xã điểm do Ban Bí thư chọn và chỉ đạo đã đạt được 15 - 19 tiêu chí của “nông thôn mới”, đến nay đã có thêm 32 xã khác cũng hoàn thành được 16 - 18 tiêu chí. Trong đó, xã đạt đủ 19 tiêu chí là Tân Thông Hội của TPHCM, 3 xã đạt được 18 tiêu chí là Tam Phước (Quảng Nam), Tân Hội (Lâm Đồng) và Mỹ Long Nam (Trà Vinh). Các xã nông thôn mới của Hà Nội, Bắc Giang, Kiên Giang… cũng đang nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu để về đích.
Tại các xã đã triển khai, những công trình nông thôn mới đã đem lại sự thay đổi rõ rệt cho bức tranh làng quê. Mỗi xã đều đã có ít nhất một công trình hạ tầng mới, nhiều xã có tới 4-5 công trình. Trong đó, nổi bật là phong trào kiên cố hóa đường giao thông nông thôn, với khoảng 64.000km đường được trải bê tông nhựa (tính đến cuối tháng 12-2012). Đặc biệt, để đạt tiêu chí nâng cao thu nhập cho người dân, các xã đều chú trọng việc phát triển sản xuất, giúp nhau làm giàu, một trong những động lực để thúc đẩy phong trào xây dựng nông thôn mới.
Tại tỉnh Thái Bình, ngoài việc dồn điển đổi thửa để xây dựng cánh đồng mẫu lớn, hướng tới sản xuất hàng hóa tập trung, còn có chính sách hỗ trợ lãi suất tín dụng cho nông dân mua sắm máy cày, máy gặt đập liên hợp, nhằm cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp.
Mô hình “cánh đồng mẫu lớn” của tỉnh An Giang cũng là “mẫu” cho các địa phương khác học tập, triển khai. TPHCM còn có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hộ tư nhân đầu tư xây dựng khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đến nay, các địa phương trong cả nước đã hỗ trợ hơn 1.200 tỷ đồng thực hiện 5.000 mô hình sản xuất cho bà con ở các xã nông thôn mới, và đều góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất thêm 15-20%.
“Tính đến thời điểm hiện tại, cả nước đã có 2.377 xã (chiếm 26,3%) đăng ký xây dựng và đạt tiêu chí nông thôn mới vào năm 2015”, ông Tăng Minh Lộc cho biết.
Cần linh hoạt, sáng tạo
Tuy nhiên, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn cho rằng, hiện nay ở nhiều nơi vẫn còn triển khai chậm. Mới có 68% xã trong cả nước làm xong quy hoạch nông thôn mới. Các tỉnh vẫn còn khá “lề mề” như Sơn La, Điện Biên, Bắc Kạn, Quảng Trị, Đồng Nai, Khánh Hòa, Tây Ninh, Bình Phước… Tại nhiều địa phương mặc dù đã xong quy hoạch nhưng cũng chưa có đề án, chưa biết triển khai những nội dung như thế nào để có những xã nông thôn mới. Nhiều đề án chỉ nặng về việc đầu tư cơ sở hạ tầng, tư duy theo kiểu “dự án”.
Theo tìm hiểu từ nhiều địa phương, hiện nay tiến độ xây dựng nông thôn mới chậm thường được đổ cho… thiếu kinh phí đầu tư nên chính quyền các xã loay hoay không biết triển khai ra sao. Tại nhiều xã thuộc Hà Nội, Hưng Yên, Thanh Hóa, Quảng Bình, Kon Tum, Long An… chính quyền xã đều than thở rằng, nguồn thu rất eo hẹp, trông đợi vào một vài nguồn như thu thuế chợ, cho thuê kho bãi, đất làm trang trại, khai thác sản xuất vật liệu xây dựng... Có xã một năm chỉ thu được 18-20 triệu đồng, không đủ chi. Tại nhiều xã còn không có nguồn thu nào. Bởi thế, tâm lý của nhiều xã trông chờ nguồn vốn ở “trên” rót xuống, có vốn mới triển khai.
Trong khi đó, Tuyên Quang mặc dù là một tỉnh nghèo nhưng đã có chính sách cứ 1km đường bê tông sẽ hỗ trợ 200 tấn xi măng và toàn bộ cống qua đường (bằng 50% chi phí), nhờ vậy đã động viên bà con đóng góp, làm đường giao thông nông thôn. “Chỉ sau 2 năm, Tuyên Quang đã làm được 1.064km đường nông thôn, bằng chiều dài đoạn đường từ Hà Nội vào tới Quảng Ngãi. Có xã còn làm được 70km đường nông thôn, bằng từ Hà Nội xuống Phủ Lý (Hà Nam)” - Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát cho biết.
Tại tỉnh An Giang cũng có chính sách kêu gọi doanh nhân và người hảo tâm đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn, trường học mang tên của họ nên đã có nhiều công trình hoàn thành mà không cần sự hỗ trợ của ngân sách.