Giảm kỳ thị với trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trong trường học
08:19 04/04/2012 1984
Xây dựng Đoàn Ngày 3/4/2012, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội thảo “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyền trong việc giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trong trường học”.
Quang cảnh Hội thảo |
Theo ông Chu Văn Đạt, Phó trưởng ban Ban Tuyên giáo Trung ương, đến nay hầu hết các địa phương trong cả nước đều đã ban văn bản chỉ đạo và có nhiều nỗ lực thực hiện kế hoạch hành động vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS nhằm hướng đến mục tiêu đến năm 2020 sẽ đảm bảo đáp ứng các nhu cầu của phần lớn trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV, trong đó đáng chú ý là nhu cầu học tập, nhu cầu đến trường học của các em.
Tuy nhiên, nhiều trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS vẫn chưa được đến trường do sự kỳ thị từ phía cộng đồng còn rất nặng nề. Để giảm sự kỳ thị, ngành giáo dục đã đề ra nhiều biện pháp và nỗ lực thực hiện, tuy nhiên những cố gắng của riêng ngành là chưa đủ mà cần sự quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ hơn nữa từ cấp ủy, chính quyền, các ngành liên quan và các tổ chức, đoàn thể chính trị xã hội...
Đại diện Bộ GD&ĐT, bà Hà Dung, Phó Vụ trưởng, Vụ Công tác học sinh, sinh viên cho biết hiện nay, nội dung phòng, chống HIV/AIDS chính thức được đưa vào giảng dạy lồng ghép trong một số môn học. Ngoài ra, nội dung này còn được đưa vào các học phần như: Dân số, môi trường, HIV và ma túy trong các trường CĐ sư phạm. Tuy nhiên, do thời lượng hạn chế nên chương trình giáo dục chỉ có thể chuyển tải được những kiến thức cơ bản nhất về phòng, chống HIV/AIDS.
Bà Hà Dung đề xuất cần tăng cường sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền và sự tham gia của các ngành chức năng, các đoàn thể quần chúng và các tổ chức trong và ngoài nước nhằm hỗ trợ ngành giáo dục trong việc giảm kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trong trường học; tăng cường truyền thông giáo dục về phòng, chống HIV/AIDS cho học sinh, sinh viên; tăng cường phối hợp, kiểm tra, giám sát liên ngành và tổ chức kiểm tra chéo giữa các cơ sở giáo dục về công tác phòng, chống HIV/AIDS, trong đó có hoạt động về giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
Theo báo cáo của UNAIDS, tại Việt Nam, tính đến hết năm 2011, tổng số trường hợp nhiễm HIV còn sống là 197.335 người, trong số bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS còn sống là 48.720 người. Với tỷ lệ nhiễm 0,25% trong số 1,5 triệu bà mẹ sinh con mỗi năm, Việt Nam sẽ có khoảng 4.000 bà mẹ mang thai nhiễm HIV/năm.
Tweet
Tuy nhiên, nhiều trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS vẫn chưa được đến trường do sự kỳ thị từ phía cộng đồng còn rất nặng nề. Để giảm sự kỳ thị, ngành giáo dục đã đề ra nhiều biện pháp và nỗ lực thực hiện, tuy nhiên những cố gắng của riêng ngành là chưa đủ mà cần sự quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ hơn nữa từ cấp ủy, chính quyền, các ngành liên quan và các tổ chức, đoàn thể chính trị xã hội...
Đại diện Bộ GD&ĐT, bà Hà Dung, Phó Vụ trưởng, Vụ Công tác học sinh, sinh viên cho biết hiện nay, nội dung phòng, chống HIV/AIDS chính thức được đưa vào giảng dạy lồng ghép trong một số môn học. Ngoài ra, nội dung này còn được đưa vào các học phần như: Dân số, môi trường, HIV và ma túy trong các trường CĐ sư phạm. Tuy nhiên, do thời lượng hạn chế nên chương trình giáo dục chỉ có thể chuyển tải được những kiến thức cơ bản nhất về phòng, chống HIV/AIDS.
Bà Hà Dung đề xuất cần tăng cường sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền và sự tham gia của các ngành chức năng, các đoàn thể quần chúng và các tổ chức trong và ngoài nước nhằm hỗ trợ ngành giáo dục trong việc giảm kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trong trường học; tăng cường truyền thông giáo dục về phòng, chống HIV/AIDS cho học sinh, sinh viên; tăng cường phối hợp, kiểm tra, giám sát liên ngành và tổ chức kiểm tra chéo giữa các cơ sở giáo dục về công tác phòng, chống HIV/AIDS, trong đó có hoạt động về giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
Theo báo cáo của UNAIDS, tại Việt Nam, tính đến hết năm 2011, tổng số trường hợp nhiễm HIV còn sống là 197.335 người, trong số bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS còn sống là 48.720 người. Với tỷ lệ nhiễm 0,25% trong số 1,5 triệu bà mẹ sinh con mỗi năm, Việt Nam sẽ có khoảng 4.000 bà mẹ mang thai nhiễm HIV/năm.