Cột mốc chủ quyền của bạn trẻ Cần Thơ
14:34 09/04/2013 2044
Xây dựng Đoàn Chưa một lần ra Trường Sa nhưng các đoàn viên thanh niên (ĐVTN) Quận đoàn Thốt Nốt (TP Cần Thơ) đã mày mò, tìm kiếm thông tin về Trường Sa để tái hiện mô hình về cột mốc chủ quyền các đảo ở ngay tại khuôn viên các trường học, để vun đắp tình yêu quê hương biển đảo cho học sinh.
Học sinh Trường THCS Thốt Nốt tìm hiểu các thông tin về quần đảo Trường Sa tại cột mốc |
Cách đây hơn hai năm, từ chủ trương hướng về biển đảo quê hương do Trung ương Đoàn phát động, anh Phạm Huỳnh Anh Duy - bí thư Quận đoàn Thốt Nốt - đã có ý tưởng làm cột mốc chủ quyền Trường Sa di động. Anh Duy tập hợp ĐVTN làm ngay mô hình cột mốc này bằng tầm vông, mút xốp. Thế nhưng cột mốc này chỉ được khoảng sáu tháng thì mục, hư nên anh nghĩ đến việc làm cột mốc cố định và chọn các trường tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn quận làm nơi đặt.
Do chưa biết cột mốc chủ quyền trên thực tế thế nào nên anh Duy đã tìm hiểu, tra cứu thêm thông tin trên mạng, xây dựng cột mốc Trường Sa bằng bêtông cao 2m với kinh phí hơn 3 triệu đồng. Cột mốc này được xây bởi các “thợ tay ngang” là ĐVTN của quận đoàn và được đặt tại Trường THCS Thốt Nốt đúng dịp chào mừng đại hội Đoàn cấp quận (cuối tháng 4-2012). Có kinh nghiệm, đầu năm 2013 quận đoàn tiếp tục gợi ý để ĐVTN Trường tiểu học Thốt Nốt 2 thực hiện mô hình cột mốc hoành tráng hơn.
Thầy Phan Hoàng Hải - tổng phụ trách Đội của Trường tiểu học Thốt Nốt 2 - cho biết các em đội viên “có đá góp đá, có gạch góp gạch” để làm vật tư xây cột mốc của đảo Song Tử Tây. Với sự góp sức của thầy và trò, công trình này đã được khánh thành vào giữa tháng 3-2013 với chiều cao 2,2m, nền rộng 3m. Tại khu vực cột mốc còn được đặt thêm ảnh chụp thực tế công trình trên đảo Song Tử Tây cùng ảnh về hoạt động của chiến sĩ trên đảo, khiến nhiều học sinh háo hức tìm hiểu.
Cô Lê Thị Kim Quyên, hiệu trưởng Trường tiểu học Thốt Nốt 2, nói: “Từ khi có mô hình này, mình tìm hiểu rồi có thêm cảm xúc, tình cảm với biển đảo, với con người ngoài đó. Ngoài nói chuyện biển đảo với các em lúc chào cờ, trong tiết học chúng tôi cũng lồng ghép nội dung về biển đảo, lúc nào các em thắc mắc gì khi xem mô hình, hình ảnh thì thầy Hải giải thích ngay, vì vậy nhiều em rất thích thú”.
Anh Phạm Huỳnh Anh Duy cho biết thêm: “Sắp tới chúng tôi sẽ làm cột mốc ở hai trường THPT, mỗi cột mốc sẽ lấy tên đảo ở Trường Sa. Quận đoàn cũng sẽ đăng ký với Thành đoàn cho hai đồng chí đi ra Trường Sa để có thực tế về truyền lại cho các em sinh động hơn”.
Tweet
Do chưa biết cột mốc chủ quyền trên thực tế thế nào nên anh Duy đã tìm hiểu, tra cứu thêm thông tin trên mạng, xây dựng cột mốc Trường Sa bằng bêtông cao 2m với kinh phí hơn 3 triệu đồng. Cột mốc này được xây bởi các “thợ tay ngang” là ĐVTN của quận đoàn và được đặt tại Trường THCS Thốt Nốt đúng dịp chào mừng đại hội Đoàn cấp quận (cuối tháng 4-2012). Có kinh nghiệm, đầu năm 2013 quận đoàn tiếp tục gợi ý để ĐVTN Trường tiểu học Thốt Nốt 2 thực hiện mô hình cột mốc hoành tráng hơn.
Thầy Phan Hoàng Hải - tổng phụ trách Đội của Trường tiểu học Thốt Nốt 2 - cho biết các em đội viên “có đá góp đá, có gạch góp gạch” để làm vật tư xây cột mốc của đảo Song Tử Tây. Với sự góp sức của thầy và trò, công trình này đã được khánh thành vào giữa tháng 3-2013 với chiều cao 2,2m, nền rộng 3m. Tại khu vực cột mốc còn được đặt thêm ảnh chụp thực tế công trình trên đảo Song Tử Tây cùng ảnh về hoạt động của chiến sĩ trên đảo, khiến nhiều học sinh háo hức tìm hiểu.
Cô Lê Thị Kim Quyên, hiệu trưởng Trường tiểu học Thốt Nốt 2, nói: “Từ khi có mô hình này, mình tìm hiểu rồi có thêm cảm xúc, tình cảm với biển đảo, với con người ngoài đó. Ngoài nói chuyện biển đảo với các em lúc chào cờ, trong tiết học chúng tôi cũng lồng ghép nội dung về biển đảo, lúc nào các em thắc mắc gì khi xem mô hình, hình ảnh thì thầy Hải giải thích ngay, vì vậy nhiều em rất thích thú”.
Anh Phạm Huỳnh Anh Duy cho biết thêm: “Sắp tới chúng tôi sẽ làm cột mốc ở hai trường THPT, mỗi cột mốc sẽ lấy tên đảo ở Trường Sa. Quận đoàn cũng sẽ đăng ký với Thành đoàn cho hai đồng chí đi ra Trường Sa để có thực tế về truyền lại cho các em sinh động hơn”.