Chương trình hành động của Chính phủ về chính sách xã hội
07:27 03/11/2012 1543
Xây dựng Đoàn Chính phủ vừa ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 1/6/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020.
ảnh minh họa |
Chương trình xác định các nhiệm vụ chủ yếu để các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân thực hiện thành công mục tiêu của Nghị quyết 15 đã đề ra nhằm không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người có công với cách mạng và bảo đảm an sinh xã hội cho mọi người dân phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước từng thời kỳ.
Xây dựng, triển khai có hiệu quả Đề án tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ
Về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, theo Chương trình hành động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì xây dựng Nghị định hướng dẫn thi hành Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; Bộ Xây dựng chủ trì xây dựng Đề án hỗ trợ nhà ở cho người có công.
Đẩy mạnh thực hiện phong trào "đền ơn đáp nghĩa", "uống nước nhớ nguồn", "xã phường làm tốt công tác thương binh, liệt sỹ và người có công", huy động nguồn lực trong xã hội, cộng đồng cùng Nhà nước chăm sóc tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần của người có công với cách mạng và gia đình họ.
Nghiên cứu đa dạng hóa các hình thức bảo hiểm xã hội
Về bảo đảm an sinh xã hội, sẽ tiếp tục hoàn thiện Luật việc làm trình Quốc hội; rà soát, sửa đổi, bổ sung các chính sách hỗ trợ tạo việc làm, phát triển thị trường lao động; triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và Dạy nghề. Nghiên cứu thí điểm và tiến tới nhân rộng đề án chương trình việc làm công. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Luật dạy nghề; cơ chế, chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội.
Bên cạnh đó, tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 - 2020; Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2012 về Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững tại các huyện nghèo và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ đối với hộ cận nghèo.
Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật bảo hiểm xã hội theo hướng đa dạng hóa các hình thức bảo hiểm xã hội, mở rộng đối tượng tham gia các loại hình bảo hiểm xã hội, khuyến khích nông dân và người lao động trong khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội.
Triển khai thực hiện Chiến lược Phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 tầm nhìn 2030, chú trọng hỗ trợ nhà ở cho người nghèo, người có thu nhập thấp ở đô thị, người lao động tại các khu công nghiệp và học sinh, sinh viên.
Xây dựng mã số an sinh xã hội
Cũng theo Chương trình hành động này, nhiệm vụ còn là phải xây dựng mã số an sinh xã hội để phát triển hệ thống thông tin về chính sách an sinh xã hội; xây dựng bộ chỉ số an sinh xã hội quốc gia và bộ cơ sở dữ liệu hộ gia đình để phát triển hệ thống giám sát, đánh giá việc thực hiện chính sách an sinh xã hội; định kỳ hàng năm xây dựng báo cáo quốc gia về an sinh xã hội và báo cáo đối với các nhóm đặc thù, nhất là dân tộc thiểu số và giới,...
Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình sẽ được thành lập do một Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội làm Phó Trưởng ban Thường trực.
Tweet
Xây dựng, triển khai có hiệu quả Đề án tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ
Về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, theo Chương trình hành động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì xây dựng Nghị định hướng dẫn thi hành Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; Bộ Xây dựng chủ trì xây dựng Đề án hỗ trợ nhà ở cho người có công.
Đẩy mạnh thực hiện phong trào "đền ơn đáp nghĩa", "uống nước nhớ nguồn", "xã phường làm tốt công tác thương binh, liệt sỹ và người có công", huy động nguồn lực trong xã hội, cộng đồng cùng Nhà nước chăm sóc tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần của người có công với cách mạng và gia đình họ.
Nghiên cứu đa dạng hóa các hình thức bảo hiểm xã hội
Về bảo đảm an sinh xã hội, sẽ tiếp tục hoàn thiện Luật việc làm trình Quốc hội; rà soát, sửa đổi, bổ sung các chính sách hỗ trợ tạo việc làm, phát triển thị trường lao động; triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và Dạy nghề. Nghiên cứu thí điểm và tiến tới nhân rộng đề án chương trình việc làm công. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Luật dạy nghề; cơ chế, chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội.
Bên cạnh đó, tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 - 2020; Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2012 về Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững tại các huyện nghèo và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ đối với hộ cận nghèo.
Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật bảo hiểm xã hội theo hướng đa dạng hóa các hình thức bảo hiểm xã hội, mở rộng đối tượng tham gia các loại hình bảo hiểm xã hội, khuyến khích nông dân và người lao động trong khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội.
Triển khai thực hiện Chiến lược Phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 tầm nhìn 2030, chú trọng hỗ trợ nhà ở cho người nghèo, người có thu nhập thấp ở đô thị, người lao động tại các khu công nghiệp và học sinh, sinh viên.
Xây dựng mã số an sinh xã hội
Cũng theo Chương trình hành động này, nhiệm vụ còn là phải xây dựng mã số an sinh xã hội để phát triển hệ thống thông tin về chính sách an sinh xã hội; xây dựng bộ chỉ số an sinh xã hội quốc gia và bộ cơ sở dữ liệu hộ gia đình để phát triển hệ thống giám sát, đánh giá việc thực hiện chính sách an sinh xã hội; định kỳ hàng năm xây dựng báo cáo quốc gia về an sinh xã hội và báo cáo đối với các nhóm đặc thù, nhất là dân tộc thiểu số và giới,...
Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình sẽ được thành lập do một Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội làm Phó Trưởng ban Thường trực.