Bước tiến dài trên hành trình hơn một thập kỷ Ngân hàng chính sách xã hội
14:34 04/10/2013 2072
Xây dựng Đoàn Web.ĐTN: Hoà chung niềm hân hoan Hà Nội chào mừng 59 năm giải phóng thủ đô, mỗi cán bộ Ngân hàng chính sách xã hội lại có một niềm vui riêng đó là chào mừng ngày kỷ niệm 11 năm ngày truyền thống của ngành (04/10/2002 - 04/10/2013).
Vạn sự khởi đầu nan
Cách đây 11 năm, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) - tiền thân là Ngân hàng Phục vụ người nghèo thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (NHNo&PTNT Việt Nam) đã được thành lập theo Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 4/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ với nhiệm vụ hoạt động trong lĩnh vực tín dụng ưu đãi dành cho người nghèo và các đối tượng chính sách theo chỉ định của Chính phủ.
Ra đời và hoạt động trong bối cảnh lần đầu tiên trong lịch sử phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam có mô hình Ngân hàng Chính sách thuộc sở hữu Nhà nước thực hiện nhiệm vụ đầu tư cho chính sách xóa đói, giảm nghèo, chính sách giáo dục - đào tạo nên NHCSXH đã gặp không ít khó khăn, thách thức. Ngân hàng chưa thực sự được tự chủ về nhiều mặt nên đứng trước nhiều thách thức tưởng chừng khó có thể vượt qua. Thêm vào đó là rất nhiều khó khăn từ trong nội tại như: nguồn vốn nhỏ, công nghệ lạc hậu, mọi tác nghiệp chủ yếu bằng phương pháp thủ công, cán bộ thiếu và yếu, ngoài một phần nhỏ được bàn giao từ NHNo&PTNT Việt Nam có kiến thức tài chính ngân hàng và có kinh nghiệm trong cho vay hộ nghèo, còn lại là tiếp nhận cán bộ ngoài ngành và tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp ra trường; các sản phẩm dịch vụ đơn điệu... là những khó khăn lớn trong thời gian đầu triển khai nhiệm vụ.
Khó khăn là vậy, nhưng tinh thần và ý chí từ tập thể Ban lãnh đạo đến cán bộ, viên chức và người lao động toàn hệ thống đều quyết tâm cao, vừa phải kiểm kê, đối chiếu nhận bàn giao, tiếp nhận, triển khai ngay các chương trình tín dụng để không làm gián đoạn, ảnh hưởng đến các đối tượng thụ hưởng chính sách, vừa nghiên cứu, thiết lập cơ chế chính sách về tài chính, tín dụng, tổ chức cán bộ, kiểm tra giám sát..., vừa phải tranh thủ xin hỗ trợ nguồn lực xây dựng trụ sở giao dịch, mua sắm trang thiết bị làm việc, phương tiện vận tải... với mong muốn mỗi người đóng góp một phần, đặt những viên gạch nền móng cho sự đi lên trong tương lai.
Cách đây 11 năm, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) - tiền thân là Ngân hàng Phục vụ người nghèo thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (NHNo&PTNT Việt Nam) đã được thành lập theo Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 4/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ với nhiệm vụ hoạt động trong lĩnh vực tín dụng ưu đãi dành cho người nghèo và các đối tượng chính sách theo chỉ định của Chính phủ.
Ra đời và hoạt động trong bối cảnh lần đầu tiên trong lịch sử phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam có mô hình Ngân hàng Chính sách thuộc sở hữu Nhà nước thực hiện nhiệm vụ đầu tư cho chính sách xóa đói, giảm nghèo, chính sách giáo dục - đào tạo nên NHCSXH đã gặp không ít khó khăn, thách thức. Ngân hàng chưa thực sự được tự chủ về nhiều mặt nên đứng trước nhiều thách thức tưởng chừng khó có thể vượt qua. Thêm vào đó là rất nhiều khó khăn từ trong nội tại như: nguồn vốn nhỏ, công nghệ lạc hậu, mọi tác nghiệp chủ yếu bằng phương pháp thủ công, cán bộ thiếu và yếu, ngoài một phần nhỏ được bàn giao từ NHNo&PTNT Việt Nam có kiến thức tài chính ngân hàng và có kinh nghiệm trong cho vay hộ nghèo, còn lại là tiếp nhận cán bộ ngoài ngành và tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp ra trường; các sản phẩm dịch vụ đơn điệu... là những khó khăn lớn trong thời gian đầu triển khai nhiệm vụ.
Khó khăn là vậy, nhưng tinh thần và ý chí từ tập thể Ban lãnh đạo đến cán bộ, viên chức và người lao động toàn hệ thống đều quyết tâm cao, vừa phải kiểm kê, đối chiếu nhận bàn giao, tiếp nhận, triển khai ngay các chương trình tín dụng để không làm gián đoạn, ảnh hưởng đến các đối tượng thụ hưởng chính sách, vừa nghiên cứu, thiết lập cơ chế chính sách về tài chính, tín dụng, tổ chức cán bộ, kiểm tra giám sát..., vừa phải tranh thủ xin hỗ trợ nguồn lực xây dựng trụ sở giao dịch, mua sắm trang thiết bị làm việc, phương tiện vận tải... với mong muốn mỗi người đóng góp một phần, đặt những viên gạch nền móng cho sự đi lên trong tương lai.
Người nghèo và các đối tượng chính sách nhận vốn vay tại Điểm giao dịch NHCSXH |
Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành ở Trung ương, cấp uỷ, chính quyền các địa phương; sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị nhận dịch vụ uỷ thác, NHCSXH đã nỗ lực vượt khó, khẩn trương triển khai đồng bộ nhiều nội dung công việc, đem lại kết quả trong quá trình hoạt động của mình.
Với hành trang ban đầu vẻn vẹn chỉ có 498 cán bộ, tổng giá trị tài sản bàn giao từ NHNo&PTNT Việt Nam trên sổ sách kế toán trên 7 nghìn tỷ đồng, trụ sở phải đi thuê, không có ô tô giao dịch, máy móc, trang thiết bị làm việc vô cùng thiếu thốn, lạc hậu, nhưng bằng sự quyết tâm của những cán bộ yêu nghề, trải qua chặng đường 11 năm, NHCSXH đã tiến một bước dài trong quá trình phát triển, tự hoàn thiện mình, để hôm nay có một diện mạo mới đáng tự hào mà các lớp cán bộ NHCSXH đã dày công vun đắp.
Những kết quả tự hào
Với nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước giao phó, đến nay nguồn vốn cho vay của NHCSXH là công cụ đắc lực trên mặt trận xoá đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội. Mỗi cán bộ NHCSXH đều có quyền tự hào về công việc của mình trên mặt trận đó.
Từ hoạt động cốt lõi là hoạt động tín dụng chính sách, đến hết tháng 9/2013 tổng nguồn vốn đạt trên 127 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 17 lần so với thời điểm mới bắt đầu hoạt động. Dư nợ không ngừng tăng trưởng về quy mô và cải thiện về chất lượng.
Nhờ nguồn vốn được tập trung khai thác với tốc độ tăng trưởng khá cao, hết tháng 8/2013 đã có trên 22,7 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách khác được vay vốn ưu đãi từ NHCSXH; góp phần giúp trên 2,9 triệu hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm cho hơn 2,6 triệu lao động; giúp hơn 3 triệu lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng gần 5 triệu công trình nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn, hơn 90 nghìn căn nhà cho hộ gia đình vượt lũ vùng đồng bằng sông Cửu Long, gần 500 nghìn căn nhà cho hộ nghèo và các hộ gia đình chính sách; hơn 99 nghìn lao động thuộc gia đình chính sách được vay vốn đi xuất khẩu lao động. Riêng chương trình tín dụng đối với hộ cận nghèo mới triển khai từ 16/4, sau hơn 4 tháng triển khai dư nợ đã tăng hơn 4.600 tỷ đồng trên 257 nghìn hộ vay vốn. Và hiện có trên 8 triệu khách hàng còn dư nợ tại NHCSXH.
Để có kết quả tự hào trên, đó là NHCSXH đã xây dựng thành công mạng lưới và mô hình tổ chức bộ máy quản trị, điều hành thống nhất gọn nhẹ từ Trung ương đến địa phương, được các cấp chính quyền và nhân dân tin tưởng. Với màng lưới hệ thống gồm Sở giao dịch, 63 chi nhánh cấp tỉnh, 01 Trung tâm đào tạo, 01Trung tâm Công nghệ thông tin và 618 Phòng giao dịch cấp huyện với hơn 9 nghìn cán bộ công nhân viên. Độ bao phủ rộng lớn của NHCSXH còn được thể hiện ở gần 11 nghìn Điểm giao dịch. Và tới thời điểm này, NHCSXH là đơn vị duy nhất trong hệ thống ngân hàng có mạng lưới Điểm giao dịch đến tất cả các xã, phường, thị trấn trong cả nước.
Để chuyển tải vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng, đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng, hỗ trợ tối đa cho người nghèo trong điều kiện phải tinh giảm biên chế, tiết giảm chi phí quản lý, NHCSXH đã thực hiện phương thức quản lý thông qua hình thức ủy thác từng phần cho các tổ chức hội, đoàn thể và tổ chức giao dịch trực tiếp tại xã phường. Hiện có hàng vạn “cán bộ ngân hàng tay trái” của các tổ chức hội là Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn TNCS HCM đang tham gia thực hiện dịch vụ ủy thác cho NHCSXH.
Ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của NHCSXH, Đảng và Nhà nước đã trao tặng cho NHCSXH nhiều danh hiệu và phần thưởng cao quý, tiêu biểu là Huân chương độc lập hạng Nhì của Chủ tịch nước. Song, đọng lại đằng sau tất cả những con số, những danh hiệu và phần thưởng cao quý ấy là những giá trị tinh thần đã được hình thành, đúc kết và bồi đắp trong mỗi cán bộ NHCSXH. Đó là tấm lòng yêu ngành, yêu nghề, tận tâm, tận tuỵ... vì sự nghiệp xóa đói giảm nghèo.
Trong bối cảnh có nhiều thời cơ thuận lợi và khó khăn thách thức đan xen, NHCSXH phải tiếp tục phấn đấu vươn lên nhiều hơn nữa để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, cùng với cả nước thực hiện thắng lợi mục tiêu đã được Đảng ta xác định là tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển nhanh, bền vững; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, xây dựng nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
Để góp phần cùng cả nước thực hiện thành công định hướng phát triển bền vững đất nước trong giai đoạn mới, NHCSXH sẽ thực hiện tốt các nhiệm vụ giải pháp đã đề ra trong Chiến lược phát triển NHCSXH giai đoạn 2011 - 2020, nhất là những giải pháp về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội theo tinh thần các Nghị quyết chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của Chính phủ; đồng thời NHCSXH tiếp tục sẽ là điểm tựa cho người nghèo và đối tượng chính sách trong thập kỷ tới.