Xây dựng “trận địa thông tin” an toàn ở mỗi đơn vị
22:54 14/12/2015 2498
Xây dựng Đoàn Nhu cầu sử dụng internet và mạng xã hội phục vụ học tập, nghiên cứu, công tác và giải trí trong xã hội ngày nay ngày càng gia tăng. Nhưng đối với quân đội, do đặc thù nhiệm vụ quân sự, việc sử dụng internet và mạng xã hội phải tuân thủ những quy định chặt chẽ, bảo đảm bí mật quân sự và phù hợp với đặc điểm, tình hình nhiệm vụ của mỗi đơn vị.
Làm thế nào để xây dựng “trận địa thông tin” an toàn ở mỗi đơn vị là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng. Chúng tôi đã ghi nhận một số ý kiến về vấn đề này.
Đại tá NGUYỄN VĂN TÍN, Trưởng phòng Tuyên truyền cổ động, Cục Tuyên huấn (Tổng cục Chính trị):
Xây luôn đi đôi với chống
Các đơn vị quân đội cần tập trung giáo dục làm rõ vị trí, ý nghĩa Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 24-4-2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng "Về tăng cường cuộc đấu tranh chống âm mưu, hoạt động “Diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa", Chỉ thị số 46-CT/TW ngày 27-7-2010 của Ban Bí thư "Về chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội”; âm mưu chống phá mới của các thế lực thù địch; nâng cao nhận thức về sự nguy hiểm của chiến lược “Diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng-văn hóa; về “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; rõ về đối tượng và đối tác. Trong tuyên truyền đấu tranh, phải thực hiện nhất quán chủ trương: Lấy cái đẹp dẹp cái xấu, dùng tích cực để đẩy lùi tiêu cực, lấy “xây” để “chống”. Mặt khác, không để các thế lực phản động, thù địch tạo cớ xuyên tạc, chống phá, phải làm tốt hơn nữa việc quản lý phát ngôn, quân nhân không tự ý đưa clip và những hình ảnh không đúng quy định lên internet; giữ gìn hình ảnh cao đẹp của Bộ đội Cụ Hồ; thận trọng trong cổ động trực quan, tổ chức các sự kiện và thực hiện các nhiệm vụ...
Đại tá NGUYỄN VĂN TÍN, Trưởng phòng Tuyên truyền cổ động, Cục Tuyên huấn (Tổng cục Chính trị):
Xây luôn đi đôi với chống
Các đơn vị quân đội cần tập trung giáo dục làm rõ vị trí, ý nghĩa Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 24-4-2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng "Về tăng cường cuộc đấu tranh chống âm mưu, hoạt động “Diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa", Chỉ thị số 46-CT/TW ngày 27-7-2010 của Ban Bí thư "Về chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội”; âm mưu chống phá mới của các thế lực thù địch; nâng cao nhận thức về sự nguy hiểm của chiến lược “Diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng-văn hóa; về “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; rõ về đối tượng và đối tác. Trong tuyên truyền đấu tranh, phải thực hiện nhất quán chủ trương: Lấy cái đẹp dẹp cái xấu, dùng tích cực để đẩy lùi tiêu cực, lấy “xây” để “chống”. Mặt khác, không để các thế lực phản động, thù địch tạo cớ xuyên tạc, chống phá, phải làm tốt hơn nữa việc quản lý phát ngôn, quân nhân không tự ý đưa clip và những hình ảnh không đúng quy định lên internet; giữ gìn hình ảnh cao đẹp của Bộ đội Cụ Hồ; thận trọng trong cổ động trực quan, tổ chức các sự kiện và thực hiện các nhiệm vụ...
Trong phòng học công nghệ thông tin ở Trường Sĩ quan Thông tin. Ảnh: THÁI TUẤN. |
* Thượng tá PHẠM HẢI AN, Giám đốc Trung tâm Tác chiến mạng (Cục Công nghệ Thông tin, Bộ Quốc phòng):
Mỗi cá nhân phải tự bảo đảm an toàn
Trong thời gian gần đây, khi thực hiện các cuộc “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố” và chiến lược “Diễn biến hòa bình”, không gian mạng (đặc biệt là internet) được lợi dụng triệt để. Ở Việt Nam, có khoảng hơn 700 trang web, blog đăng tải hàng trăm nghìn lượt bài viết có nội dung xấu, phản động. Nhiều mạng xã hội vào Việt Nam nhưng còn thiếu biện pháp ngăn chặn thông tin xấu độc hiệu quả. Chỉ riêng trong năm 2014, kẻ địch đã có nhiều đợt “tấn công”, trong đó có 3 “chiến dịch” phá hoại về tư tưởng trên không gian mạng. Trên internet xuất hiện nhiều trang mạng mạo danh lãnh đạo cao cấp của quân đội, đặt máy chủ tại nước ngoài thường xuyên đưa tin tức sai lệch. Một số cán bộ, chiến sĩ đã tham gia vào mạng xã hội và đăng tải các thông tin liên quan đến hoạt động của cơ quan, đơn vị, cá biệt có trường hợp còn đăng tải thông tin phản cảm làm ảnh hưởng đến hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ. Cục Công nghệ thông tin đã xác định được danh sách nhiều phần tử phản động chuyên sử dụng mạng xã hội để đưa thông tin xấu độc.
Để đấu tranh với những thông tin xấu trên, mỗi người sử dụng mạng xã hội phải bảo đảm an toàn khi thiết lập, sử dụng và bình luận trên mạng xã hội. Khi lập tài khoản phải đặt mật khẩu đủ mạnh và thường xuyên thay đổi mật khẩu, nên giới hạn người xem, bình luận, đăng tin và tìm kiếm trang cá nhân. Người dùng mạng xã hội không chia sẻ những thông tin cá nhân nhạy cảm, không đăng, chia sẻ, bình luận những thông tin sai trái, xấu độc. Cảnh giác với những bẫy cài đặt trên mạng xã hội, không click vào những đường link hoặc tệp đính kèm lạ, không rõ nguồn gốc trên trang và tin nhắn...
* Trung tá LƯƠNG ĐÌNH CHUNG, Phó trưởng Phòng Tuyên huấn (Quân khu 5):
Câu lạc bộ internet - một mô hình hiệu quả
Trung đoàn 1, Sư đoàn 2, Quân khu 5 là một trong những đơn vị đã xây dựng được mô hình Câu lạc bộ internet hoạt động khá hiệu quả trong đấu tranh phòng, chống thông tin xấu độc. Ngoài ra, ở đơn vị, hều hết sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng sử dụng điện thoại smartphone có kết nối 3G; nhu cầu học tập, giải trí, khai thác, sử dụng internet ngày càng tăng.
Để hạn chế tối đa các tác động tiêu cực của internet, Đảng ủy, chỉ huy trung đoàn đã đề ra nhiều biện pháp, đặc biệt đã xây dựng mô hình Câu lạc bộ internet của trung đoàn, do cơ quan chính trị chủ trì; đối với cấp tiểu đoàn do đồng chí Chính trị viên tiểu đoàn phụ trách, tiến hành lựa chọn những cán bộ, chiến sĩ có bản lĩnh chính trị vững vàng; có kiến thức chính trị-xã hội và công nghệ thông tin, am hiểu về thông tin mạng, có kỹ năng viết... để thành lập các tổ tuyên truyền. Định kỳ hằng tuần, qua sinh hoạt “tổ tuyên truyền”, cấp ủy, chỉ huy nắm thông tin tình hình bộ đội sử dụng mạng xã hội; kịp thời nhắc nhở, phê phán, chấn chỉnh những hiện tượng sử dụng mạng xã hội chưa phù hợp. Đồng thời, thông qua hệ thống truyền thanh nội bộ, kịp thời đưa đến cán bộ, chiến sĩ những thông tin mới về an ninh mạng, các thủ đoạn chống phá của thế lực thù địch thông qua internet, định hướng tư tưởng để đấu tranh với những luận điệu sai trái, phản động. Các bài viết trong mục “Làm thất bại chiến lược Diễn biến hòa bình” đăng trên Báo Quân đội nhân dân là nội dung thường xuyên được tuyên truyền.
Trung đoàn đã xây dựng được 4 câu lạc bộ internet, hoạt động chủ yếu vào ngày nghỉ, giờ nghỉ, trong đó có một câu lạc bộ ở Trung đoàn bộ, 3 câu lạc bộ ở các tiểu đoàn, mỗi câu lạc bộ có 10 máy vi tính để bàn. Nhờ có các câu lạc bộ này, nhu cầu sử dụng internet của bộ đội được đáp ứng tốt hơn và bảo đảm tính định hướng, kịp thời ngăn ngừa, đấu tranh hiệu quả với những hiện tượng sai trái.