Bàn về dạy nghề cho thanh niên
14:41 27/03/2013 1982
Xây dựng Đoàn Mỗi bạn trẻ cần xác định rõ không có con đường nào bằng phẳng, nhưng hãy lựa chọn cho bản thân mình một nghề phù hợp.
ảnh minh họa |
Những ngày này, có thể nhắc tới nhiều việc làm có ý nghĩa của thanh niên cả nước, nhưng có một thông tin mà mỗi lần nhắc đến chúng ta lại thấy tự hào và thêm tin tưởng vào khả năng, sức sáng tạo của tuổi trẻ. Đó là thành tích thứ 2 toàn đoàn của các bạn trẻ khi tham gia kỳ thi tay nghề ASEAN vào cuối năm 2012. Học nghề và việc làm là nhu cầu thiết yếu của cả xã hội, đặc biệt quan trọng đối với thanh niên. Tuy nhiên, hiện nay, việc dạy nghề cho thanh niên chưa gắn sát với nhu cầu thực tiễn.
Không nổi trội như 10 gương mặt trẻ tiêu biểu vừa được bầu chọn, song những cái tên như: Trương Quốc Vương, Phạm Văn Linh, Bùi Ngọc Thụy, Lưu Đình Hải và Bùi Thọ Tiến một lần nữa đã khẳng định thương hiệu nghề thiết kế trang web, ốp lát, xây gạch và nấu ăn của Việt Nam trong thời hội nhập. Cùng với họ, hơn chục bạn trẻ khác cũng đoạt được giải cao tại kỳ thi tay nghề ASEAN diễn ra ở Indonesia vào cuối năm 2012, với những nghề đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ như mộc dân dụng, đường ống nước, và cả những nghề đòi hỏi trình độ khoa học công nghệ cao như điện lanh, tự động hóa công nghiệp, cơ điện tử,... Tất cả họ đều chưa qua tuổi 22.
Các bạn thanh niên cần chọn cho mình một nghề nghiệp phù hợp với khả năng
(Ảnh: Sở TT&TT Hải Dương)
Thành tích của họ thực sự xứng đáng với Huy chương Tuổi trẻ sáng tạo và bằng khen mà Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh vừa trao tặng. Chúng tôi nhắc tới tên tuổi những bạn trẻ ấy trong những ngày này bởi có sự liên quan đến học nghề, dạy nghề và việc làm của thanh niên hiện nay.
Theo số liệu thống kê, mỗi năm nước ta có trên dưới 1,5 triệu người tham gia thị trường lao động, đa số là thanh niên, nhưng chỉ có khoảng 1/3 số này được đào tạo nghề. Cả nước hiện có gần 500 trường cao đẳng, trung cấp nghề, gần 1.300 trung tâm dạy nghề, vậy mà mỗi năm vẫn có hàng chục vạn bạn trẻ không chọn được nghề để lập thân lập nghiệp. Có nhiều cách lý giải, nhưng nguyên nhân chung nhất là dạy nghề chưa gắn sát với nhu cầu thực tiễn. Cũng giống như tốt nghiệp đại học, có rất nhiều bạn học nghề ở các trường cao đẳng, trung cấp, hay học ngắn hạn ở những trung tâm dạy nghề ra trường không tìm được việc làm.
Vẫn biết lao động và việc làm là một bài toán lớn mang tính tổng hợp, nhưng đào tạo nghề, nhất là dạy cho thanh niên mà không phù hợp với nhu cầu sử dụng thì đó là một sự lãng phí rất lớn nguồn lực của xã hội. Hiện nay, mỗi năm Nhà nước dành hàng nghìn tỉ đồng cho các chương trình dạy nghề, song song với đó là hàng loạt chính sách hỗ trợ vốn, miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp nhằm tạo thêm công ăn việc làm.
Từ đầu năm nay, lao động đã qua đào tạo được trả lương cao hơn mức tối thiểu ít nhất 7%. Tạo việc làm cho thanh niên là vấn đề được Trung ương Đoàn đặc biệt quan tâm trong những năm qua bằng nhiều đề án, chương trình cụ thể,... có cả Cổng thông tin điện tử giới thiệu việc làm Mywork.
Ở nông thôn, miền núi có những mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác thanh niên. Ở đô thị là các đội nhóm kinh doanh dịch vụ thanh niên. Hỗ trợ các bạn trẻ còn có nhiều hội chợ, phiên chợ, điểm hẹn, sàn giao dịch việc làm,... được các doanh nghiệp và địa phương liên tục tổ chức. Đài Tiếng nói Việt Nam từ năm 2009 đã thực hiện chương trình Ngày hội việc làm trên sóng phát thanh, và sau đó đều đặn một tuần có 2 chương trình tư vấn việc làm, góp phần đưa thông tin đến lao động trẻ ở mọi miền đất nước, giúp họ tìm được việc làm phù hợp.
Kể ra như vậy để thấy rõ ràng là cách dạy nghề của chúng ta chưa gắn sát với thực tiễn, nên được hỗ trợ nhiều như thế mà mỗi năm vẫn có hàng chục vạn thanh niên chưa qua đào tạo đã tham gia thị trường lao động. Một vấn đề nữa là chất lượng đào tạo nghề. Trong số hàng trăm trường cao đẳng, trung cấp nghề, hàng nghìn trung tâm dạy nghề, đâu phải nơi nào cũng có những tên tuổi như Trương Quốc Vương, Phạm Văn Linh, Bùi Ngọc Thụy, Lưu Đình Hải hay Bùi Thọ Tiến?
Và vấn đề cuối cùng thuộc về chính mỗi bạn trẻ. Tuổi trẻ có sức khỏe, ý chí, khả năng sáng tạo và cơ hội lựa chọn, nhưng chớ đứng núi này trong núi nọ, hay làm gì cũng chỉ thích phô trương hình thức. Mỗi bạn trẻ cần xác định rõ mình đang ở đâu, cần làm gì cho bản thân và những người xung quanh, cho cộng đồng, xã hội. Không có con đường nào bằng phẳng, nhưng hãy cố gắng lựa chọn cho bản thân mình một nghề phù hợp. Thành công chỉ đến với những người nỗ lực học tập, lao động, dám đương đầu với khó khăn để vươn lên không ngừng.
Ông bà cha mẹ ta dạy rằng: “ruộng bề bề không bằng nghề trong tay”, “một nghề cho chín hơn 9 nghề”, “nhất nghệ tinh nhất thân vinh”. Con đường học nghề cần sự kiên trì, bền bỉ, quyết tâm khổ luyện, cần cả sự hy sinh nữa, mới mong có ngày gặt hái được thành quả xứng đáng./.
Tweet
Không nổi trội như 10 gương mặt trẻ tiêu biểu vừa được bầu chọn, song những cái tên như: Trương Quốc Vương, Phạm Văn Linh, Bùi Ngọc Thụy, Lưu Đình Hải và Bùi Thọ Tiến một lần nữa đã khẳng định thương hiệu nghề thiết kế trang web, ốp lát, xây gạch và nấu ăn của Việt Nam trong thời hội nhập. Cùng với họ, hơn chục bạn trẻ khác cũng đoạt được giải cao tại kỳ thi tay nghề ASEAN diễn ra ở Indonesia vào cuối năm 2012, với những nghề đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ như mộc dân dụng, đường ống nước, và cả những nghề đòi hỏi trình độ khoa học công nghệ cao như điện lanh, tự động hóa công nghiệp, cơ điện tử,... Tất cả họ đều chưa qua tuổi 22.
Các bạn thanh niên cần chọn cho mình một nghề nghiệp phù hợp với khả năng
(Ảnh: Sở TT&TT Hải Dương)
Thành tích của họ thực sự xứng đáng với Huy chương Tuổi trẻ sáng tạo và bằng khen mà Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh vừa trao tặng. Chúng tôi nhắc tới tên tuổi những bạn trẻ ấy trong những ngày này bởi có sự liên quan đến học nghề, dạy nghề và việc làm của thanh niên hiện nay.
Theo số liệu thống kê, mỗi năm nước ta có trên dưới 1,5 triệu người tham gia thị trường lao động, đa số là thanh niên, nhưng chỉ có khoảng 1/3 số này được đào tạo nghề. Cả nước hiện có gần 500 trường cao đẳng, trung cấp nghề, gần 1.300 trung tâm dạy nghề, vậy mà mỗi năm vẫn có hàng chục vạn bạn trẻ không chọn được nghề để lập thân lập nghiệp. Có nhiều cách lý giải, nhưng nguyên nhân chung nhất là dạy nghề chưa gắn sát với nhu cầu thực tiễn. Cũng giống như tốt nghiệp đại học, có rất nhiều bạn học nghề ở các trường cao đẳng, trung cấp, hay học ngắn hạn ở những trung tâm dạy nghề ra trường không tìm được việc làm.
Vẫn biết lao động và việc làm là một bài toán lớn mang tính tổng hợp, nhưng đào tạo nghề, nhất là dạy cho thanh niên mà không phù hợp với nhu cầu sử dụng thì đó là một sự lãng phí rất lớn nguồn lực của xã hội. Hiện nay, mỗi năm Nhà nước dành hàng nghìn tỉ đồng cho các chương trình dạy nghề, song song với đó là hàng loạt chính sách hỗ trợ vốn, miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp nhằm tạo thêm công ăn việc làm.
Từ đầu năm nay, lao động đã qua đào tạo được trả lương cao hơn mức tối thiểu ít nhất 7%. Tạo việc làm cho thanh niên là vấn đề được Trung ương Đoàn đặc biệt quan tâm trong những năm qua bằng nhiều đề án, chương trình cụ thể,... có cả Cổng thông tin điện tử giới thiệu việc làm Mywork.
Ở nông thôn, miền núi có những mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác thanh niên. Ở đô thị là các đội nhóm kinh doanh dịch vụ thanh niên. Hỗ trợ các bạn trẻ còn có nhiều hội chợ, phiên chợ, điểm hẹn, sàn giao dịch việc làm,... được các doanh nghiệp và địa phương liên tục tổ chức. Đài Tiếng nói Việt Nam từ năm 2009 đã thực hiện chương trình Ngày hội việc làm trên sóng phát thanh, và sau đó đều đặn một tuần có 2 chương trình tư vấn việc làm, góp phần đưa thông tin đến lao động trẻ ở mọi miền đất nước, giúp họ tìm được việc làm phù hợp.
Kể ra như vậy để thấy rõ ràng là cách dạy nghề của chúng ta chưa gắn sát với thực tiễn, nên được hỗ trợ nhiều như thế mà mỗi năm vẫn có hàng chục vạn thanh niên chưa qua đào tạo đã tham gia thị trường lao động. Một vấn đề nữa là chất lượng đào tạo nghề. Trong số hàng trăm trường cao đẳng, trung cấp nghề, hàng nghìn trung tâm dạy nghề, đâu phải nơi nào cũng có những tên tuổi như Trương Quốc Vương, Phạm Văn Linh, Bùi Ngọc Thụy, Lưu Đình Hải hay Bùi Thọ Tiến?
Và vấn đề cuối cùng thuộc về chính mỗi bạn trẻ. Tuổi trẻ có sức khỏe, ý chí, khả năng sáng tạo và cơ hội lựa chọn, nhưng chớ đứng núi này trong núi nọ, hay làm gì cũng chỉ thích phô trương hình thức. Mỗi bạn trẻ cần xác định rõ mình đang ở đâu, cần làm gì cho bản thân và những người xung quanh, cho cộng đồng, xã hội. Không có con đường nào bằng phẳng, nhưng hãy cố gắng lựa chọn cho bản thân mình một nghề phù hợp. Thành công chỉ đến với những người nỗ lực học tập, lao động, dám đương đầu với khó khăn để vươn lên không ngừng.
Ông bà cha mẹ ta dạy rằng: “ruộng bề bề không bằng nghề trong tay”, “một nghề cho chín hơn 9 nghề”, “nhất nghệ tinh nhất thân vinh”. Con đường học nghề cần sự kiên trì, bền bỉ, quyết tâm khổ luyện, cần cả sự hy sinh nữa, mới mong có ngày gặt hái được thành quả xứng đáng./.