Trường học lớn của thanh niên
09:27 16/01/2015 1544
3 Phong trào Phong trào thanh niên tình nguyện là trường học lớn của thanh niên, tạo môi trường sinh động để trải nghiệm, trưởng thành, mang lại kiến thức, vốn sống và kỹ năng xã hội...
Anh Nguyễn Mạnh Dũng, Bí thư thường trực T.Ư Đoàn (ảnh), trả lời phỏng vấn Báo Thanh Niên về chặng đường 15 năm triển khai phong trào này.
Nhiều công trình ấn tượng
Anh có thể đánh giá những dấu ấn nổi bật của phong trào thanh niên tình nguyện?
Phong trào được cộng đồng ghi nhận khi để lại nhiều công trình, sản phẩm cụ thể. Đầu tiên là chương trình xóa cầu khỉ, xây cầu mới ở đồng bằng sông Cửu Long, hay xây dựng đảo thanh niên Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), các làng thanh niên lập nghiệp...
Ở các tỉnh miền núi phía bắc và một số địa phương có nhiều công trình làm đường giao thông nông thôn. Tôi đặc biệt ấn tượng và muốn kể về câu chuyện năm 2004, hàng nghìn thanh niên Yên Bái treo mình ở núi cao hiểm trở, đào đẽo hàng chục nghìn mét khối đất đá, mở đường dài 15 km vào Tà Xi Láng - xã đặc biệt khó khăn - giúp đồng bào dân tộc có đường đi thực sự là công trình ấn tượng, ngay cả bây giờ vẫn gợi lên tình cảm xúc động.
Nhiều công trình ấn tượng
Anh có thể đánh giá những dấu ấn nổi bật của phong trào thanh niên tình nguyện?
Phong trào được cộng đồng ghi nhận khi để lại nhiều công trình, sản phẩm cụ thể. Đầu tiên là chương trình xóa cầu khỉ, xây cầu mới ở đồng bằng sông Cửu Long, hay xây dựng đảo thanh niên Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), các làng thanh niên lập nghiệp...
Ở các tỉnh miền núi phía bắc và một số địa phương có nhiều công trình làm đường giao thông nông thôn. Tôi đặc biệt ấn tượng và muốn kể về câu chuyện năm 2004, hàng nghìn thanh niên Yên Bái treo mình ở núi cao hiểm trở, đào đẽo hàng chục nghìn mét khối đất đá, mở đường dài 15 km vào Tà Xi Láng - xã đặc biệt khó khăn - giúp đồng bào dân tộc có đường đi thực sự là công trình ấn tượng, ngay cả bây giờ vẫn gợi lên tình cảm xúc động.
Hằng năm, thanh niên tình nguyện hỗ trợ hàng trăm ngàn thí sinh đi lại, ăn nghỉ trong các mùa thi - Ảnh: T.T.Duyên |
"Sẽ xây dựng các đội hình tình nguyện chuyên để giúp thanh niên sáng tạo, ứng dụng tri thức được học vào thực tiễn".
Anh Nguyễn Mạnh Dũng, Bí thư thường trực T.Ư Đoàn |
Tiếp sức mùa thi cũng là điểm sáng, mỗi năm hỗ trợ hàng trăm ngàn thí sinh đi lại, ăn nghỉ trong các mùa thi…
Gần đây nhất là sinh viên cùng nhau chung sức xây dựng cột cờ ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), hành động khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc…
Có một điều từ thực tế là khi phát động ra quân thì lực lượng rầm rộ nhưng sau đó cứ vơi dần đi, anh nghĩ gì về điều này?
Những năm đầu tổ chức, phong trào chỉ tập trung vào các dịp cao điểm như: Tháng thanh niên, chiến dịch tình nguyện hè. Sau đó, Đoàn có thêm các hoạt động Ngày thứ bảy tình nguyện, Ngày chủ nhật xanh, Tình nguyện mùa đông, Xuân tình nguyện.
Cũng từ nhu cầu của thanh niên và mong muốn duy trì tình nguyện thường xuyên, Năm thanh niên tình nguyện 2014, Đoàn đã tổ chức hoạt động liên tục theo các chặng thi đua, có chủ đề riêng. Cụ thể, tháng 1, 2 là tình nguyện hưởng ứng tết trồng cây. Tháng 3 xây dựng văn minh đô thị. Tháng 4, 5 chào mừng ngày thống nhất đất nước, 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ là các hoạt động tình nguyện về nguồn. Tháng 6, 7, 8 là tiếp sức mùa thi, tham gia xây dựng nông thôn mới. Tháng 9 là các hoạt động tiếp sức đến trường. Các tháng còn lại thì làm tình nguyện mùa đông, xuân tình nguyện hướng về biên giới hải đảo.
Tôi không phủ nhận, phong trào có lúc có nơi còn hình thức. Điều này thể hiện ở chỗ, một số hoạt động đi xa thành phố chỉ có văn hóa, văn nghệ, chưa thấy để lại cho cộng đồng công trình, sản phẩm cụ thể. Công việc dù không nhiều nhưng huy động quá đông lực lượng… “Bắt” đúng bệnh hình thức ảnh hưởng phong trào chung, chúng tôi sẽ có giải pháp khắc phục dần dần trong thời gian tới, hướng đến duy trì thường xuyên các hoạt động tình nguyện trong năm.
Kết nối các nhóm tình nguyện
Thực tế có nhiều cá nhân, tổ chức khởi xướng tổ chức các chương trình tình nguyện, theo anh có nên kết nối các nhóm tình nguyện này?
Tình nguyện đang là nhu cầu rất lớn của thanh niên, cộng đồng xã hội, đối tượng tham gia tình nguyện đa dạng, phong phú. Về mặt tình cảm, những việc làm ấy đáng ủng hộ, cổ vũ và chứng tỏ giá trị phong trào của Đoàn có sức lan tỏa. Trên thực tế, tình nguyện tự phát nếu được định hướng sẽ không nảy sinh các vấn đề phức tạp.
Đoàn cần thiết phải liên kết và kết nối các đội, nhóm tình nguyện tự phát định hướng về nội dung, địa bàn hoạt động. Trung tâm thông tin nguồn lực tình nguyện VN ra đời sau 2 năm kết nối được 248 câu lạc bộ, đội, nhóm với trên 12.000 thành viên.
Ở các tỉnh, thành đoàn đều có cán bộ tiếp cận với thủ lĩnh các đội, nhóm để kết nối, định hướng hoạt động. Tinh thần tình nguyện là phẩm chất tốt đẹp của người thanh niên, chúng tôi luôn cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho các đội, nhóm này tổ chức các hoạt động được thuận lợi, đạt hiệu quả cao.
Cá nhân tôi cho rằng để phong trào tình nguyện của Đoàn thực sự hấp dẫn thanh niên thì phải đổi mới về phương pháp tiếp cận xây dựng chương trình và kỹ năng tổ chức. Kinh nghiệm cho thấy, mỗi hoạt động khi có mục tiêu cụ thể, đối tượng địa bàn rõ ràng, cách thức tổ chức linh hoạt chắc chắn khơi dậy sự đồng cảm và có sức hút thanh niên.
Chính sách cho tình nguyện
Để hướng đến phát triển bền vững, trong những năm tới phong trào tình nguyện được T.Ư Đoàn đổi mới ra sao, thưa anh?
Đến thời điểm này có thể khẳng định, phong trào có sức sống lâu bền và còn nhiều dư địa khai thác. Để phong trào phát triển bền vững, ngoài khơi dậy tinh thần tự nguyện của thanh niên cần phải có cơ chế, chính sách động viên, khuyến khích họ tham gia. Trên cơ sở đề xuất của T.Ư Đoàn và Bộ Nội vụ, Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương xây dựng chính sách dành riêng cho thanh niên tình nguyện, dự kiến trình Chính phủ phê duyệt trong năm nay.
T.Ư Đoàn xác định đổi mới thiết kế nội dung tình nguyện, bám sát nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, giải quyết các vấn đề bức xúc của cộng đồng. Trong giai đoạn hiện nay là xây dựng nông thôn mới, văn minh đô thị, đảm bảo an sinh xã hội, ứng phó thiên tai lũ lụt, gìn giữ trật tự an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, chăm sóc sức khỏe nhân dân...
Phương thức tình nguyện tiến tới đa dạng có tình nguyện thường xuyên, ngắn hạn và dài hạn, khuyến khích các hoạt động tình nguyện tại chỗ. T.Ư Đoàn chủ trương xây dựng các đội hình tình nguyện chuyên ngành gắn với chuyên môn, nghiệp vụ để thanh niên phát huy được trí tuệ, sức sáng tạo, ứng dụng tri thức được học vào thực tiễn. Khơi dậy sự tham gia tình nguyện của thanh niên, người dân địa phương.
Mỗi chuyến đi tình nguyện về vùng sâu, vùng xa chỉ giới hạn ở lực lượng nhất định, cần sự vào cuộc của thanh niên, người dân địa phương ở nơi đến tình nguyện. Bởi lẽ nếu không có sự tham gia của lực lượng tại chỗ, giá trị và thành quả của tình nguyện không được giữ vững và phát huy cũng là sự lãng phí lớn.
Xuân tình nguyện
Thành đoàn TP.HCM triển khai chiến dịch Xuân tình nguyện 2015 diễn ra từ ngày 25.1 đến 18.2, dự kiến thu hút 15.000 sinh viên, học sinh tình nguyện tham gia. Nội dung hoạt động gồm: Tết bạn bè, Xuân chia sẻ, Xuân chiến sĩ, Tết trẻ thơ diễn ra đồng loạt tại TP.HCM và một số tỉnh, thành khác.
Tweet
Gần đây nhất là sinh viên cùng nhau chung sức xây dựng cột cờ ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), hành động khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc…
Có một điều từ thực tế là khi phát động ra quân thì lực lượng rầm rộ nhưng sau đó cứ vơi dần đi, anh nghĩ gì về điều này?
Những năm đầu tổ chức, phong trào chỉ tập trung vào các dịp cao điểm như: Tháng thanh niên, chiến dịch tình nguyện hè. Sau đó, Đoàn có thêm các hoạt động Ngày thứ bảy tình nguyện, Ngày chủ nhật xanh, Tình nguyện mùa đông, Xuân tình nguyện.
Cũng từ nhu cầu của thanh niên và mong muốn duy trì tình nguyện thường xuyên, Năm thanh niên tình nguyện 2014, Đoàn đã tổ chức hoạt động liên tục theo các chặng thi đua, có chủ đề riêng. Cụ thể, tháng 1, 2 là tình nguyện hưởng ứng tết trồng cây. Tháng 3 xây dựng văn minh đô thị. Tháng 4, 5 chào mừng ngày thống nhất đất nước, 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ là các hoạt động tình nguyện về nguồn. Tháng 6, 7, 8 là tiếp sức mùa thi, tham gia xây dựng nông thôn mới. Tháng 9 là các hoạt động tiếp sức đến trường. Các tháng còn lại thì làm tình nguyện mùa đông, xuân tình nguyện hướng về biên giới hải đảo.
Tôi không phủ nhận, phong trào có lúc có nơi còn hình thức. Điều này thể hiện ở chỗ, một số hoạt động đi xa thành phố chỉ có văn hóa, văn nghệ, chưa thấy để lại cho cộng đồng công trình, sản phẩm cụ thể. Công việc dù không nhiều nhưng huy động quá đông lực lượng… “Bắt” đúng bệnh hình thức ảnh hưởng phong trào chung, chúng tôi sẽ có giải pháp khắc phục dần dần trong thời gian tới, hướng đến duy trì thường xuyên các hoạt động tình nguyện trong năm.
Kết nối các nhóm tình nguyện
Thực tế có nhiều cá nhân, tổ chức khởi xướng tổ chức các chương trình tình nguyện, theo anh có nên kết nối các nhóm tình nguyện này?
Tình nguyện đang là nhu cầu rất lớn của thanh niên, cộng đồng xã hội, đối tượng tham gia tình nguyện đa dạng, phong phú. Về mặt tình cảm, những việc làm ấy đáng ủng hộ, cổ vũ và chứng tỏ giá trị phong trào của Đoàn có sức lan tỏa. Trên thực tế, tình nguyện tự phát nếu được định hướng sẽ không nảy sinh các vấn đề phức tạp.
Đoàn cần thiết phải liên kết và kết nối các đội, nhóm tình nguyện tự phát định hướng về nội dung, địa bàn hoạt động. Trung tâm thông tin nguồn lực tình nguyện VN ra đời sau 2 năm kết nối được 248 câu lạc bộ, đội, nhóm với trên 12.000 thành viên.
Ở các tỉnh, thành đoàn đều có cán bộ tiếp cận với thủ lĩnh các đội, nhóm để kết nối, định hướng hoạt động. Tinh thần tình nguyện là phẩm chất tốt đẹp của người thanh niên, chúng tôi luôn cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho các đội, nhóm này tổ chức các hoạt động được thuận lợi, đạt hiệu quả cao.
Cá nhân tôi cho rằng để phong trào tình nguyện của Đoàn thực sự hấp dẫn thanh niên thì phải đổi mới về phương pháp tiếp cận xây dựng chương trình và kỹ năng tổ chức. Kinh nghiệm cho thấy, mỗi hoạt động khi có mục tiêu cụ thể, đối tượng địa bàn rõ ràng, cách thức tổ chức linh hoạt chắc chắn khơi dậy sự đồng cảm và có sức hút thanh niên.
Chính sách cho tình nguyện
Để hướng đến phát triển bền vững, trong những năm tới phong trào tình nguyện được T.Ư Đoàn đổi mới ra sao, thưa anh?
Đến thời điểm này có thể khẳng định, phong trào có sức sống lâu bền và còn nhiều dư địa khai thác. Để phong trào phát triển bền vững, ngoài khơi dậy tinh thần tự nguyện của thanh niên cần phải có cơ chế, chính sách động viên, khuyến khích họ tham gia. Trên cơ sở đề xuất của T.Ư Đoàn và Bộ Nội vụ, Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương xây dựng chính sách dành riêng cho thanh niên tình nguyện, dự kiến trình Chính phủ phê duyệt trong năm nay.
T.Ư Đoàn xác định đổi mới thiết kế nội dung tình nguyện, bám sát nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, giải quyết các vấn đề bức xúc của cộng đồng. Trong giai đoạn hiện nay là xây dựng nông thôn mới, văn minh đô thị, đảm bảo an sinh xã hội, ứng phó thiên tai lũ lụt, gìn giữ trật tự an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, chăm sóc sức khỏe nhân dân...
Phương thức tình nguyện tiến tới đa dạng có tình nguyện thường xuyên, ngắn hạn và dài hạn, khuyến khích các hoạt động tình nguyện tại chỗ. T.Ư Đoàn chủ trương xây dựng các đội hình tình nguyện chuyên ngành gắn với chuyên môn, nghiệp vụ để thanh niên phát huy được trí tuệ, sức sáng tạo, ứng dụng tri thức được học vào thực tiễn. Khơi dậy sự tham gia tình nguyện của thanh niên, người dân địa phương.
Mỗi chuyến đi tình nguyện về vùng sâu, vùng xa chỉ giới hạn ở lực lượng nhất định, cần sự vào cuộc của thanh niên, người dân địa phương ở nơi đến tình nguyện. Bởi lẽ nếu không có sự tham gia của lực lượng tại chỗ, giá trị và thành quả của tình nguyện không được giữ vững và phát huy cũng là sự lãng phí lớn.
Xuân tình nguyện
Thành đoàn TP.HCM triển khai chiến dịch Xuân tình nguyện 2015 diễn ra từ ngày 25.1 đến 18.2, dự kiến thu hút 15.000 sinh viên, học sinh tình nguyện tham gia. Nội dung hoạt động gồm: Tết bạn bè, Xuân chia sẻ, Xuân chiến sĩ, Tết trẻ thơ diễn ra đồng loạt tại TP.HCM và một số tỉnh, thành khác.