TP.HCM: Mang công nghệ kết nối cộng đồng
10:03 01/10/2014 1324
3 Phong trào Cuối tuần này sẽ là hai lớp học cuối cùng trong 10 lớp phổ cập tin học một vòng qua năm huyện ngoại thành, vùng ven TP.HCM trong hơn một tháng qua.
Công nhân đang làm việc tại các khu chế xuất - khu công nghiệp, người lớn tuổi được chọn làm đối tượng chính tham gia những lớp học này.
Bài tập gõ bàn phím
75 tuổi, lần đầu tiên ông Đoàn Văn Thọ (P.Phước Bình, Q.9) lọ mọ lần tìm từng chữ cái trên bàn phím máy vi tính, lạch cạch gõ tên mình.
Bài tập gõ bàn phím
75 tuổi, lần đầu tiên ông Đoàn Văn Thọ (P.Phước Bình, Q.9) lọ mọ lần tìm từng chữ cái trên bàn phím máy vi tính, lạch cạch gõ tên mình.
Nhiều học viên lớn tuổi lần đầu tiên làm quen với máy tính và các kỹ năng cơ bản về truy cập mạng |
Biết được gì trên máy tính từ trước đến giờ toàn do cháu chỉ cho chứ ông chưa bao giờ dùng một mình. Tắt - mở máy thế nào ông cũng không biết vì “toàn mấy đứa cháu mở sẵn cho coi”. Công tác ở hội người cao tuổi, mỗi lần gõ công văn giấy tờ ông lại nhờ mấy bạn trẻ ở phường gõ giúp.
Nhớ vị trí từng chữ cái trên bàn phím đã khó, còn phải nhớ cách gõ chữ tiếng Việt nên “cũng
Phổ biến khoa học, công nghệ
Ngoài chương trình “Tin học kết nối cộng đồng”, Trung tâm Phát triển khoa học và công nghệ trẻ còn phối hợp cùng Cẩm nang web Bắc Đẩu thực hiện một số chương trình, hoạt động khác trong năm 2014. Đó là chuyến xe tri thức, giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka, liên hoan tuổi trẻ sáng tạo. Cạnh đó, sẽ có các chương trình phổ biến kiến thức khoa học, công nghệ, kiến thức xã hội... giúp thiếu nhi, thanh niên có điều kiện khó khăn tiếp cận với kiến thức và thiết bị khoa học, công nghệ cơ bản nhất. |
vất vả dữ lắm” như ông tự nhận.
“Phải học chứ, mình già không học được nhiều thì cũng cố mà nhớ mấy cái dễ đặng còn biết dùng lúc cần. Công nghệ thay đổi hằng ngày mà mình không biết thì vừa già vừa lạc hậu” - ông Thọ cười nói.
Ngồi gần bên, bà Nguyễn Thị Nên (P.Tân Phú, Q.9) thao tác có phần nhanh hơn.
“Cô đã gõ máy đánh chữ mười mấy năm rồi, cũng quen với bàn phím nên không vất vả lắm, bàn phím máy tính gõ nhanh và nhẹ hơn nhiều nữa mà” - bà Nên chia sẻ.
Bà nói nghe có lớp dạy tin học nên đăng ký đi liền vì còn được hướng dẫn cách tìm kiếm thông tin trên mạng, chứ trước giờ chủ yếu chỉ đánh văn bản và đọc mấy trang báo mạng thôi.
Sau một hồi được hướng dẫn, bà đã biết vào Google, biết vị trí nhập địa chỉ trang web. Bà cẩn thận ghi lại tên một số trang web vào sổ tay.
Tại một lớp học khác, bạn Lê Thị Vui (công nhân Khu công nghiệp Hiệp Phước, Nhà Bè) do còn trẻ nên tiếp thu nhanh hơn. Sau khi nghe hướng dẫn, Vui dò theo tài liệu và đã nhớ được vị trí các phím gõ dấu tiếng Việt.
“Lần đầu tiên tự tay ấn bàn phím viết tên mình trên màn hình cảm giác thích thích chứ trước giờ có máy tính đâu mà xài” - Vui thật thà.
Ông Đoàn, bà Nên, bạn Vui chỉ là ba trong số hàng trăm người lớn tuổi, các bạn công nhân đến với chương trình “Tin học kết nối cộng đồng” do Trung tâm Phát triển khoa học và công nghệ trẻ (Thành đoàn TP.HCM) phối hợp cùng Cẩm nang web Bắc Đẩu tổ chức.
Những lớp học chỉ mở vào thứ bảy cho người lớn tuổi và chủ nhật cho công nhân vì lúc đó họ mới được nghỉ làm.
Kết nối cộng đồng
Chương trình bắt nguồn từ những lớp tin học cho người già mà trung tâm vẫn đang tổ chức.
Giám đốc Trung tâm Phát triển khoa học và công nghệ trẻ Đoàn Kim Thành cho biết những lớp học thu hút đông học viên nhưng chỉ các cô chú khu vực quận nội thành, trung tâm mới đến học được, trong khi người ở các quận vùng ven, ngoại thành không thể đến vì đường xa quá.
“Chúng tôi khảo sát và thấy nhu cầu ở những khu vực này cũng nhiều, chưa kể còn có rất đông công nhân nên quyết tâm thực hiện chương trình này” - anh Thành thông tin.
Ý tưởng ấy được Cẩm nang web Bắc Đẩu chia sẻ và hai bên cùng bắt tay nhau làm. Vậy là các lớp học vào những ngày cuối tuần hình thành tại Q.9 và bốn huyện: Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè, Hóc Môn.
Tận dụng phòng máy có sẵn tại những nơi này và số lượng học viên nhiều ít tùy lượng máy mỗi nơi nhưng ít nhất phải có 20 học viên/lớp. Hai bên cùng biên soạn tài liệu với những kiến thức, thao tác cơ bản nhất về tin học, máy tính và kỹ năng tìm kiếm thông tin trên mạng.
“Người lớn tuổi nếu đến các trung tâm tin học sẽ khó có thể tiếp cận nhanh bằng bạn trẻ, chúng tôi cũng chọn cách truyền đạt khác tại những lớp học này” - anh Đoàn Kim Thành cho biết.
Một buổi học lý thuyết, một buổi dành cho thực hành trên máy, học viên được lo cả bữa ăn trưa nên có trọn một ngày “sống với tin học”.
Ông Nguyễn Quang Hưng, đại diện Cẩm nang web Bắc Đẩu, cho biết: “Hợp tác thực hiện chương trình, chúng tôi mong các cô chú học viên sẽ thấy thoải mái làm quen với tin học và có thể tiếp cận, biết cách tìm kiếm thông tin tốt nhất phục vụ chính cuộc sống của mình mỗi ngày”.
Sau chuỗi 10 lớp học qua năm quận huyện, hai bên sẽ ngồi lại cùng nhau để đánh giá ưu, khuyết trước khi tính đến những hoạt động tiếp theo.
"Tinh thần là sẽ cố gắng làm tiếp, mở rộng ở nhiều khu vực hơn và chắc vẫn ưu tiên cho người lớn tuổi, các bạn thanh niên công nhân đang sinh sống, học tập tại thành phố. Làm sao để tin học đến được với nhiều đối tượng, các chương trình hướng đến phục vụ cộng đồng càng nhiều càng tốt” - anh Kim Thành bày tỏ.
Tweet
“Phải học chứ, mình già không học được nhiều thì cũng cố mà nhớ mấy cái dễ đặng còn biết dùng lúc cần. Công nghệ thay đổi hằng ngày mà mình không biết thì vừa già vừa lạc hậu” - ông Thọ cười nói.
Ngồi gần bên, bà Nguyễn Thị Nên (P.Tân Phú, Q.9) thao tác có phần nhanh hơn.
“Cô đã gõ máy đánh chữ mười mấy năm rồi, cũng quen với bàn phím nên không vất vả lắm, bàn phím máy tính gõ nhanh và nhẹ hơn nhiều nữa mà” - bà Nên chia sẻ.
Bà nói nghe có lớp dạy tin học nên đăng ký đi liền vì còn được hướng dẫn cách tìm kiếm thông tin trên mạng, chứ trước giờ chủ yếu chỉ đánh văn bản và đọc mấy trang báo mạng thôi.
Sau một hồi được hướng dẫn, bà đã biết vào Google, biết vị trí nhập địa chỉ trang web. Bà cẩn thận ghi lại tên một số trang web vào sổ tay.
Tại một lớp học khác, bạn Lê Thị Vui (công nhân Khu công nghiệp Hiệp Phước, Nhà Bè) do còn trẻ nên tiếp thu nhanh hơn. Sau khi nghe hướng dẫn, Vui dò theo tài liệu và đã nhớ được vị trí các phím gõ dấu tiếng Việt.
“Lần đầu tiên tự tay ấn bàn phím viết tên mình trên màn hình cảm giác thích thích chứ trước giờ có máy tính đâu mà xài” - Vui thật thà.
Ông Đoàn, bà Nên, bạn Vui chỉ là ba trong số hàng trăm người lớn tuổi, các bạn công nhân đến với chương trình “Tin học kết nối cộng đồng” do Trung tâm Phát triển khoa học và công nghệ trẻ (Thành đoàn TP.HCM) phối hợp cùng Cẩm nang web Bắc Đẩu tổ chức.
Những lớp học chỉ mở vào thứ bảy cho người lớn tuổi và chủ nhật cho công nhân vì lúc đó họ mới được nghỉ làm.
Kết nối cộng đồng
Chương trình bắt nguồn từ những lớp tin học cho người già mà trung tâm vẫn đang tổ chức.
Giám đốc Trung tâm Phát triển khoa học và công nghệ trẻ Đoàn Kim Thành cho biết những lớp học thu hút đông học viên nhưng chỉ các cô chú khu vực quận nội thành, trung tâm mới đến học được, trong khi người ở các quận vùng ven, ngoại thành không thể đến vì đường xa quá.
“Chúng tôi khảo sát và thấy nhu cầu ở những khu vực này cũng nhiều, chưa kể còn có rất đông công nhân nên quyết tâm thực hiện chương trình này” - anh Thành thông tin.
Ý tưởng ấy được Cẩm nang web Bắc Đẩu chia sẻ và hai bên cùng bắt tay nhau làm. Vậy là các lớp học vào những ngày cuối tuần hình thành tại Q.9 và bốn huyện: Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè, Hóc Môn.
Tận dụng phòng máy có sẵn tại những nơi này và số lượng học viên nhiều ít tùy lượng máy mỗi nơi nhưng ít nhất phải có 20 học viên/lớp. Hai bên cùng biên soạn tài liệu với những kiến thức, thao tác cơ bản nhất về tin học, máy tính và kỹ năng tìm kiếm thông tin trên mạng.
“Người lớn tuổi nếu đến các trung tâm tin học sẽ khó có thể tiếp cận nhanh bằng bạn trẻ, chúng tôi cũng chọn cách truyền đạt khác tại những lớp học này” - anh Đoàn Kim Thành cho biết.
Một buổi học lý thuyết, một buổi dành cho thực hành trên máy, học viên được lo cả bữa ăn trưa nên có trọn một ngày “sống với tin học”.
Ông Nguyễn Quang Hưng, đại diện Cẩm nang web Bắc Đẩu, cho biết: “Hợp tác thực hiện chương trình, chúng tôi mong các cô chú học viên sẽ thấy thoải mái làm quen với tin học và có thể tiếp cận, biết cách tìm kiếm thông tin tốt nhất phục vụ chính cuộc sống của mình mỗi ngày”.
Sau chuỗi 10 lớp học qua năm quận huyện, hai bên sẽ ngồi lại cùng nhau để đánh giá ưu, khuyết trước khi tính đến những hoạt động tiếp theo.
"Tinh thần là sẽ cố gắng làm tiếp, mở rộng ở nhiều khu vực hơn và chắc vẫn ưu tiên cho người lớn tuổi, các bạn thanh niên công nhân đang sinh sống, học tập tại thành phố. Làm sao để tin học đến được với nhiều đối tượng, các chương trình hướng đến phục vụ cộng đồng càng nhiều càng tốt” - anh Kim Thành bày tỏ.