Lá thư từ một người bạn Indonesia: Cố lên! Tôi yêu Việt Nam
15:02 28/05/2014 1343
Thanh niên tình nguyện Andreas Nathius là một trí thức Indonesia, anh tốt nghiệp cử nhân kinh tế Trường đại học Indonesia. Sau khi biết tin về tình hình căng thẳng trên biển Đông, Andreas đã viết một lá thư gửi đến bạn bè của anh ở Việt Nam. Thanh Niên Online xin chia sẻ lá thư này cùng bạn đọc.
Gần đây, những người bạn Việt Nam đã kể tôi nghe về căng thẳng trên biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc... Gần đây nhất, những ngày đầu tháng 5.2014, tôi lại nghe về câu chuyện giàn khoan Haiyang Shiyou-981.
... Chúng ta đang đối diện với những gì gọi là “lợi ích vị kỷ”. Điều cần làm là ngồi xuống, đàm phán, tìm ra giải pháp cho cả hai bên. Nếu một trong các bên không thể cam kết đàm phán thì xung đột sẽ tiếp tục diễn ra, và hòa bình không bao giờ đến.
... Chúng ta đang đối diện với những gì gọi là “lợi ích vị kỷ”. Điều cần làm là ngồi xuống, đàm phán, tìm ra giải pháp cho cả hai bên. Nếu một trong các bên không thể cam kết đàm phán thì xung đột sẽ tiếp tục diễn ra, và hòa bình không bao giờ đến.
Andreas Nathius và lời động viên các bạn Việt Nam của mình. Đây là tấm hình đại diện mà Andreas Nathius đã chọn cho trang Facebook cá nhân. Hành động này của Andreas Nathius giúp anh nhận được nhiều lời tán thưởng từ cộng đồng facabook Việt Nam. |
Tôi sinh ra ở Indonesia nhưng tổ tiên của tôi là người Trung Quốc. Tôi lớn lên trong môi trường văn hóa mạnh mẽ Trung Hoa mà nền văn hóa ấy ảnh hưởng mạnh mẽ từ Khổng Tử. Khổng Tử dạy rằng chúng ta phải có “Jen” nếu thế giới muốn hòa bình và hòa hợp. Jen được mô tả như sau:
"Hãy đối xử với người khác như những gì bạn mong chờ người khác làm cho bạn và không làm cho người khác những gì bạn không muốn người khác làm cho mình" (Lun Yu, 12,2).
Vì thế nếu bạn không muốn bị tấn công thì đừng tấn công người khác. Nếu không muốn kẻ thù thì đừng căm ghét hay đánh bất kỳ ai. Tất cả hành động diễn ra đều nhận lại phản ứng, đó là quy luật tự nhiên. Khi một bên tự mãn, cảm thấy mình mạnh hơn thì sự cân bằng pháp luật sẽ bị xáo trộn vì thiếu đi sự đồng cảm của mỗi bên.
Trung Quốc không nên đơn phương hành xử tiêu cực gây hại cho nước khác, không nên đe dọa bằng vũ lực. Tất cả cần tuân theo luật lệ. Chúng ta sẽ không sống lại thời đại man rợ nơi mà pháp luật không hề tồn tại. Nếu tiếp diễn, cuộc sống sẽ bị ảnh hưởng, và hòa bình không bao giờ được lập lại.
Hành động của Trung Quốc đã vi phạm luật quốc tế và làm tổn thương người Việt Nam, phá vỡ sự tin tưởng chính trị song phương giữa hai bên.
Tôi có nhiều bạn bè Việt Nam và với hành động hung hăng của Trung Quốc thời gian này, facebook của tôi tràn ngập những phản hồi của bạn bè phản đối hành động của Trung Quốc. Có người hoài nghi, có người thậm chí không quan tâm. Phải thôi, luôn có những ý kiến tích cực sau tiêu cực. Thực tế, không có gì sai. Đó là thái độ bình thường.
Khi người láng giềng đặt chân lên khu vườn của chúng ta, chúng ta dĩ nhiên sẽ hỏi “Bạn đang làm gì?”. Tuy nhiên, nếu người láng giềng ném đá vào nhà chúng ta, chắc chắn chúng ta sẽ nổi giận.
Phản ứng sẽ chỉ rõ chúng ta là ai? Liệu chúng ta nổi giận và ném đá lại hay đưa ra giải quyết với cái đầu lạnh và trái tim nóng “Tại sao bạn ném đá vào tôi?”
Trở lại Hoàng Sa và Trường Sa, bạn đã bao giờ tìm hiểu lý do Trung Quốc tuyên bố sở hữu và Việt Nam khẳng định chủ quyền? Tôi chắc rằng bạn bè tôi không hẹp hòi. Chúng ta nhìn vấn đề từ hai phía, và như thế chúng ta cao thượng hơn những kẻ ném đá mình...
Tôi đánh giá cao hành động hơn lời nói. Chúng ta hãy bày tỏ quan điểm của mình một cách thông minh. Dù so về tổng thể, Trung Quốc có vẻ mạnh hơn, nhưng David, người có cơ thể nhỏ bé với trí thông minh, lại có thể đánh bại Goliath, một gã khổng lồ.
Việc thế này là một vấn đề kinh điển. Như Indonesia đã tự nhiều lần đụng độ với Malaysia về chủ quyền các đảo. Chúng tôi đã dùng biện pháp ngoại giao thông qua tất cả các phương tiện truyền thông quốc tế... Chúng tôi thực sự đã từng rất thất vọng và tổn thương... Nhưng đó là một bài học quý giá để chúng ta biết rằng chúng ta nên chú ý và quan tâm hơn về khu vực biên giới và hải đảo.
Tôi tin rằng tất cả bạn bè Việt Nam đều rất yêu chuộng hòa bình. Tôi thực sự thích Việt Nam. Tôi đã đến đó vài lần và ngày càng thân thiện hơn với đất nước này. Sự hiếu khách của người dân địa phương cùng với nền văn hóa độc đáo của đất nước này làm tôi yêu sâu sắc Việt Nam. Nền văn hóa yêu chuộng hòa bình là những gì chúng ta nên trân trọng và giữ gìn.
Gửi đến tất cả bạn bè Việt Nam, hãy kiên nhẫn và giữ vững tinh thần vì sự thật mãi là chân lý.
Cố lên! Tôi yêu Việt Nam!
"Hãy đối xử với người khác như những gì bạn mong chờ người khác làm cho bạn và không làm cho người khác những gì bạn không muốn người khác làm cho mình" (Lun Yu, 12,2).
Vì thế nếu bạn không muốn bị tấn công thì đừng tấn công người khác. Nếu không muốn kẻ thù thì đừng căm ghét hay đánh bất kỳ ai. Tất cả hành động diễn ra đều nhận lại phản ứng, đó là quy luật tự nhiên. Khi một bên tự mãn, cảm thấy mình mạnh hơn thì sự cân bằng pháp luật sẽ bị xáo trộn vì thiếu đi sự đồng cảm của mỗi bên.
Trung Quốc không nên đơn phương hành xử tiêu cực gây hại cho nước khác, không nên đe dọa bằng vũ lực. Tất cả cần tuân theo luật lệ. Chúng ta sẽ không sống lại thời đại man rợ nơi mà pháp luật không hề tồn tại. Nếu tiếp diễn, cuộc sống sẽ bị ảnh hưởng, và hòa bình không bao giờ được lập lại.
Hành động của Trung Quốc đã vi phạm luật quốc tế và làm tổn thương người Việt Nam, phá vỡ sự tin tưởng chính trị song phương giữa hai bên.
Tôi có nhiều bạn bè Việt Nam và với hành động hung hăng của Trung Quốc thời gian này, facebook của tôi tràn ngập những phản hồi của bạn bè phản đối hành động của Trung Quốc. Có người hoài nghi, có người thậm chí không quan tâm. Phải thôi, luôn có những ý kiến tích cực sau tiêu cực. Thực tế, không có gì sai. Đó là thái độ bình thường.
Khi người láng giềng đặt chân lên khu vườn của chúng ta, chúng ta dĩ nhiên sẽ hỏi “Bạn đang làm gì?”. Tuy nhiên, nếu người láng giềng ném đá vào nhà chúng ta, chắc chắn chúng ta sẽ nổi giận.
Phản ứng sẽ chỉ rõ chúng ta là ai? Liệu chúng ta nổi giận và ném đá lại hay đưa ra giải quyết với cái đầu lạnh và trái tim nóng “Tại sao bạn ném đá vào tôi?”
Trở lại Hoàng Sa và Trường Sa, bạn đã bao giờ tìm hiểu lý do Trung Quốc tuyên bố sở hữu và Việt Nam khẳng định chủ quyền? Tôi chắc rằng bạn bè tôi không hẹp hòi. Chúng ta nhìn vấn đề từ hai phía, và như thế chúng ta cao thượng hơn những kẻ ném đá mình...
Tôi đánh giá cao hành động hơn lời nói. Chúng ta hãy bày tỏ quan điểm của mình một cách thông minh. Dù so về tổng thể, Trung Quốc có vẻ mạnh hơn, nhưng David, người có cơ thể nhỏ bé với trí thông minh, lại có thể đánh bại Goliath, một gã khổng lồ.
Việc thế này là một vấn đề kinh điển. Như Indonesia đã tự nhiều lần đụng độ với Malaysia về chủ quyền các đảo. Chúng tôi đã dùng biện pháp ngoại giao thông qua tất cả các phương tiện truyền thông quốc tế... Chúng tôi thực sự đã từng rất thất vọng và tổn thương... Nhưng đó là một bài học quý giá để chúng ta biết rằng chúng ta nên chú ý và quan tâm hơn về khu vực biên giới và hải đảo.
Tôi tin rằng tất cả bạn bè Việt Nam đều rất yêu chuộng hòa bình. Tôi thực sự thích Việt Nam. Tôi đã đến đó vài lần và ngày càng thân thiện hơn với đất nước này. Sự hiếu khách của người dân địa phương cùng với nền văn hóa độc đáo của đất nước này làm tôi yêu sâu sắc Việt Nam. Nền văn hóa yêu chuộng hòa bình là những gì chúng ta nên trân trọng và giữ gìn.
Gửi đến tất cả bạn bè Việt Nam, hãy kiên nhẫn và giữ vững tinh thần vì sự thật mãi là chân lý.
Cố lên! Tôi yêu Việt Nam!
( Andreas Nathius - Theo Nguyễn Hương Giang dịch - Nguồn TNO)