Chiến dịch hè tình nguyện 2014: “Niềm vui nhân đôi”
14:43 24/07/2014 1978
3 Phong trào Web.ĐTN: Cánh phượng hồng đỏ rực sân trường cũng là lúc nhiều bạn trẻ tạm biệt mái trường lên đường đi tình nguyện, quăng mình vào những nơi gian khó, nghèo khổ để có những trải nghiệm, để được khẳng định chính bản thân mình.
Trải nghiệm
Tình nguyện thì đâu ngại việc gì. Nhiều việc đã làm và nhiều việc chưa từng làm nhưng vẫn có hào hứng để thực hiện. Phạm Minh Phương – cán bộ Tỉnh đoàn lần đầu tiên đảm nhiệm chức vụ đội phó và đây cũng là lần đầu đi tình nguyện cười tươi trong sự e thẹn kể: “Đi cấy lần đầu nên vừa làm vừa ngắm sao cho thẳng hàng rồi mới cắm, như dò mìn ý. Cứ tưởng chậm sẽ đẹp kết quả không được như ý muốn. Nhưng dù sao e cũng đã hiểu được nỗi vất vả của bà con để làm ra hạt thóc. Mệt nhưng vui lắm anh à”.
Khác với Phương, Nông Thị Thức – Sinh viên trường Cao đẳng Sư Phạm Yên Bái lần thứ hai được tham gia đội tình nguyện cấp tỉnh nhưng trong lòng vẫn bao háo hức chờ đợi đến ngày lên đường.
Nếu như năm trước, Thức tham gia xóa mù chữ cho bà con ở La Pán Tẩn thì năm nay lại được trực tiếp giúp bà con làm đường, thu hoạch mùa…“Hai năm mình đi tình nguyện, giờ việc gì cũng biết. Có thể nhóm bếp, nấu ăn, chặt củi giống như bà con đang làm; hiểu được đôi nét phong tục và có thể giao tiếp với bà con bằng ngôn ngữ riêng của đồng bào trong quá trình vận động” - Thức cho biết.
Tình nguyện thì đâu ngại việc gì. Nhiều việc đã làm và nhiều việc chưa từng làm nhưng vẫn có hào hứng để thực hiện. Phạm Minh Phương – cán bộ Tỉnh đoàn lần đầu tiên đảm nhiệm chức vụ đội phó và đây cũng là lần đầu đi tình nguyện cười tươi trong sự e thẹn kể: “Đi cấy lần đầu nên vừa làm vừa ngắm sao cho thẳng hàng rồi mới cắm, như dò mìn ý. Cứ tưởng chậm sẽ đẹp kết quả không được như ý muốn. Nhưng dù sao e cũng đã hiểu được nỗi vất vả của bà con để làm ra hạt thóc. Mệt nhưng vui lắm anh à”.
Khác với Phương, Nông Thị Thức – Sinh viên trường Cao đẳng Sư Phạm Yên Bái lần thứ hai được tham gia đội tình nguyện cấp tỉnh nhưng trong lòng vẫn bao háo hức chờ đợi đến ngày lên đường.
Nếu như năm trước, Thức tham gia xóa mù chữ cho bà con ở La Pán Tẩn thì năm nay lại được trực tiếp giúp bà con làm đường, thu hoạch mùa…“Hai năm mình đi tình nguyện, giờ việc gì cũng biết. Có thể nhóm bếp, nấu ăn, chặt củi giống như bà con đang làm; hiểu được đôi nét phong tục và có thể giao tiếp với bà con bằng ngôn ngữ riêng của đồng bào trong quá trình vận động” - Thức cho biết.
Sinh viên tình nguyện cùng ĐVTN địa phương tham gia tu sửa đường nông thôn |
Rất nhiều bạn trẻ khác tôi đã gặp cùng chung tâm sự khi được chọn tham gia tình nguyện tại vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn của 5 xã thuộc ba huyện: Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải. Các bạn đang cố gắng rất nhiều, tận dụng quãng thời gian ngắn ngủi của mình để được cảm nhận, được cống hiến một phần công sức bé nhỏ cho bà con và các em nơi đây.
“Những gì mình cũng như các thành viên trong đội đã và đang làm là kiến thức thực tiễn bổ sung vào hành trang cuộc sống sau này. Trải nghiệm lần này là thực tế vô cùng quý giá” - Trịnh Văn Hải – Đội trưởng đội tình nguyện khoa kinh tế và quản trị kinh doanh trường Đại học Phương đông cho biết.
Hòa chung niềm vui cùng bà con
Mười hai ngày trải nghiệm là khoảng thời gian không dài để những chàng trai, cô gái hàng ngày gắn bó với bục giảng, trang giấy được trực tiếp khoác lên mình mầu áo xanh tình nguyện. Mầu áo mang đặc trưng của tuổi trẻ đẻ được cầm cuốc, cầm liềm trực tiếp lao động cùng bà con…
Giữa cái nắng, cái gió và những cơn mưa rừng bất chợt, chúng tôi đã vượt qua 180 km đường để đến với đội tình nguyện số 3 tại bản La Phu Khơ, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải. 14h chiều, bữa cơm vội của đội tình nguyện với lạc rang, rau rừng mới được tiến hành. Tất cả lại chuẩn bị lên đường thực hiện công việc theo kế hoạch đề ra.
Chia tay đội tình nguyện số 3, chúng tôi ngược lên thăm đội tình nguyện số 4 đang đóng quân ở xã Mồ Dề. Đường đi không xa, nhưng chiếc xe chở tôi cùng đoàn công tác chỉ chạy duy nhất số 1. Tiếng máy nổ như gào thét để rồi lọt thỏm trong không gian của núi rừng mênh mông.
Mặt trời gần khuất sau ngọn núi, chiều Mồ Dề đẹp hơn những bức tranh, tôi đã được xem do các nhiếp ảnh gia ghi lại. Khung cảnh đó càng đẹp hơn khi những mầu áo xanh tình nguyện hòa chung sắc mầu của đồng bào dân tộc đang hăng say sửa chữa và làm mới những con đường nối những niềm vui giúp bà con.
Đội trưởng Lương Xuân Hải hồ hởi nói: “Biết các anh lên nhưng không thể về được vì từ chỗ tập kết lên đây mất gần 2h đi bộ. Bà con lại ủng hộ nhiệt tình nên anh em quyết tâm hoàn thành phần việc trong ngày hôm nay để ngày mai di chuyển sang thôn khác”.
Sau nụ cười tươi và lời chào đón nồng nhiệt, những cánh tay lại thoăn thoắt làm việc như chạy đua với thời gian, quyết tâm hoàn thành phần việc trước khi ông mặt trời xuống núi.
Theo cha tham gia hoạt động tình nguyện |
Hút vào mắt tôi cũng như các thành viên trong đoàn công tác đó là hình ảnh của người cha địu đứa con thơ nhiệt tình tham gia lao động. Thấm những giọt mồ hôi đang lăn trên má, Giàng A Trừ - Bí thư chi Đoàn thôn Mý Háng cười cho biết: “Nghe tin đội tình nguyện lên giúp bà con mình vui lắm, cả đêm qua đến từng nhà vận động đoàn viên và bà con hôm nay tham gia giúp thanh niên. Nhà mình đang thu hoạch mùa, không ai chăm con nên địu con tham gia tình nguyện luôn. Hướng con theo Đoàn sớm mà”.
Năm đội tình nguyện cấp tỉnh nói riêng và các đội tình nguyện đến từ các trường đại học nói chung ngoài làm đường, đào hố rác, tuyên truyền chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; vận động bà con ăn ở hợp vệ sinh, tổ chức sinh hoạt hè cho các cháu thiếu nhi còn tặng quà, giúp đỡ gia đình khó khăn, người già neo đơn. Những món quà tuy nhỏ, nhiều công việc chưa lớn nhưng đã để lại hình ảnh đẹp trong suy nghĩ của người dân.
“Cán bộ Đoàn nhiệt tình lắm! Ruộng nhà mình chưa biết khi nào cấy xong vậy mà chỉ gần buổi đã cấy hết, lại còn giúp đỡ gia đình bà Xầy thu hoạch xong mùa tránh được cơn mưa chiều qua. Cảm ơn cán bộ Đoàn nhiều” - ông Giàng Vảng Su cho biết.
Phùng Thị Ngọc Lan – Sinh viên năm thứ 2 trường Đại học Phương Đông khẳng định: "Những nụ cười trẻ thơ vô tư hồn nhiên át đi cái khó khăn thiếu thốn về vật chất và tinh thần khiến chúng tôi quên đi mệt nhọc. Chúng tôi tin hình ảnh mầu áo xanh đẫm mồ hôi sẽ còn mãi trong kí ức của các em, nhen nhóm ngọn lửa nhiệt huyết trong những tâm hồn trong sáng ấy”.
Tiếp nối truyền thống của thế hệ cha anh đi trước, tuổi trẻ hôm nay luôn xung kích đi đầu tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng. Họ sẵn sàng lên đường để cảm nhận, sẻ chia, hoàn thiện mình và sẵn sàng cống hiến sức trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.