Blouse trắng ân tình
16:01 27/06/2014 2479
Thanh niên tình nguyện Tại khu khám bệnh của Bệnh viện Q.10, TP.HCM nếu bệnh nhân là người lớn tuổi sẽ được ưu tiên vào phòng số 6 - phòng khám lão khoa. Đây chính là phòng khám thanh niên của đội ngũ y bác sĩ trẻ trực tiếp khám, kê toa, phát thuốc.</div>
“Phòng khám thanh niên” của chi đoàn bệnh viện Q.10 chuyên ưu tiên khám cho các cụ già. Mô hình này được Thành đoàn TP.HCM công nhận là công trình “làm theo lời Bác” năm 2010.
Quy trình nhanh
Đến vùng xa Không chỉ phát huy tinh thần tình nguyện tại chỗ, hằng năm các bạn trẻ trong chi đoàn còn có những đợt khoác blouse trắng, quảy balô tham gia các chuyến khám bệnh, phát thuốc cho bà con vùng sâu vùng xa. “Đi đến nơi xa mới thấy bà con mình còn khó khăn, thấy mình phải sống có trách nhiệm hơn” - y sĩ Nguyễn Thị Hà tâm sự. |
Bước vào phòng khám, thấy sự hỏi han ân cần của cô bác sĩ trẻ Lê Thị Quyên khiến ai cũng an tâm.
“Người lớn tuổi đôi khi cũng khó chịu vì bệnh tật làm họ mệt mỏi nhưng nếu mình hỏi han đàng hoàng, khám và tư vấn tận tình phần nào cũng giúp họ xua đi những lo sợ về bệnh tật” - bác sĩ Quyên bày tỏ.
Không chỉ được ưu tiên khám nhanh mà những toa thuốc cũng được đánh máy vi tính rõ ràng để người lớn tuổi dễ đọc. Bệnh nhân nào được chỉ định làm cận lâm sàng sẽ được các bạn trẻ nơi đây hướng dẫn đến các phòng chức năng để được ưu tiên. Ngay đến khâu nhận thuốc cũng được giải quyết nhanh chóng.
“Nói là phòng khám nhưng thật ra đây là quy trình khép kín giữa các bộ phận từ khâu nhận bệnh, khám bệnh đến khâu phát thuốc. Đa số các bạn đoàn viên khi tham gia quy trình này đều đeo huy hiệu Đoàn, được tập huấn kỹ năng giao tiếp và luôn nhắc nhở nhau thực hiện y đức thật tốt”- anh Nguyễn Ngọc Hoàng, bí thư chi đoàn bệnh viện Q.10, cho biết.
Bác Trần Văn Chẩn, 83 tuổi, đã nhiều năm khám bệnh tại đây, cho biết: “Người già tụi tôi được tụi nhỏ khám bệnh riêng một phòng nên nhanh hơn. Tôi thích tụi nhỏ lắm bởi nhiệt tình, cái gì cũng hướng dẫn. Già cả rồi, không đợi chờ vật vạ được”.
“Những năm gần đây, số lượng bệnh nhân khám bảo hiểm y tế tại tuyến quận tăng lên rất nhiều. Mỗi ngày có đến hơn 700 bệnh nhân tới khám, trong đó gần một phần ba là người lớn tuổi. Để người lớn tuổi chờ đợi rất vất vả nên phòng khám thanh niên ra đời từ đòi hỏi làm sao giúp các cụ không phải đợi lâu”- anh Hoàng giải thích.
Người bệnh như người thân
Tình trạng quá tải ở bệnh viện là căn bệnh kinh niên khó chữa nhưng để giảm tải phải làm sao? Trả lời câu hỏi này, chi đoàn Bệnh viện Q.10 đã làm bảng câu hỏi để khảo sát mức độ hài lòng của người bệnh.
“Kết quả về mức độ hài lòng của người bệnh mỗi năm đều có những bước chuyển biến tích cực. Do vậy chi đoàn luôn vận động các bạn phát huy hơn nữa tinh thần tình nguyện, nhiều hôm bác sĩ phải khám bệnh luôn cả buổi trưa thay vì hẹn người bệnh trở lại vào buổi chiều” - bạn Nguyễn Đặng Thanh Phương, phó bí thư chi đoàn, chia sẻ.
Là người khám cuối cùng của buổi sáng lúc gần 12g trưa, bệnh nhân Nguyễn Văn Bảo, 92 tuổi, lọng cọng ngồi vào ghế, bác sĩ Quyên vẫn niềm nở hỏi han bệnh tình. Đưa ống nghe khám xong, ra toa thuốc cô hướng dẫn người nhà bệnh nhân để dễ dàng chăm sóc cụ bởi cụ mắc nhiều chứng bệnh.
“Mỗi ngày phòng khám thanh niên khám khoảng 200 người, có hôm gần 300 người nên cũng căng thẳng lắm. Khi chọn đội ngũ cho phòng khám cũng phải “chọn mặt gửi vàng”, không chỉ giỏi chuyên môn mà còn giỏi cả giao tiếp, ứng xử”- bí thư chi đoàn Hoàng cho biết.
Để cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác” đi vào công việc hằng ngày của mỗi bạn trẻ khoác áo blouse trắng, chi đoàn luôn nhắc nhở lời Bác dạy đến với từng người: “Cán bộ, nhân viên y tế cả nước phải thương yêu, chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn như mình đau đớn, lương y phải như từ mẫu”.
xperia z2 wallpaper , love quotes , love quotes for him | love quotes for her