Bản tin Tình nguyện tuần II - tháng 11/2014: Trách nhiệm của thanh niên với an toàn giao thông
09:23 18/11/2014 1580
Thanh niên tình nguyện Web.ĐTN: Hướng tới kỷ niệm “Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng do tai nạn giao thông", nhiều đơn vị đã tổ chức thăm hỏi, trao quà các nạn nhân và thân nhân bị tai nạn giao thông, song song là các hoạt động giáo dục, tuyên truyền về an toàn giao thông thu hút hàng nghìn đoàn viên thanh niên tham gia.
*Hưởng ứng “Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng do TNGT"
Chương trình “An toàn giao thông – trách nhiệm của tuổi trẻ” do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp cùng Bộ giao thông Vận tải tổ chức tại tỉnh Gia Lai, đã thu hút trên 5.000 đoàn viên thanh niên tham dự với nhiều hoạt động, như: ký kết phối hợp đảm bảo an toàn giao thông; thi đua “4 Nhất”; trao phần quà cho các gia đình có nạn nhân bị tai nạn giao thông; tặng xe đạp cho các em học sinh giỏi vượt khó; tổ chức ngày hội “Thanh niên Tây Nguyên với văn hóa giao thông” tại TP. Pleiku với nhiều hoạt động như: lái xe và thi lái xe an toàn khi tham gia giao thông; tập huấn tuyên truyền an toàn giao thông cho hơn 100 đoàn viên niên là thành viên các đội hình sơ cứu, ứng cứu nhanh tai nạn giao thông; khánh thành Biển cảnh báo an toàn giao thông.
Chương trình “An toàn giao thông – trách nhiệm của tuổi trẻ” do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp cùng Bộ giao thông Vận tải tổ chức tại tỉnh Gia Lai, đã thu hút trên 5.000 đoàn viên thanh niên tham dự với nhiều hoạt động, như: ký kết phối hợp đảm bảo an toàn giao thông; thi đua “4 Nhất”; trao phần quà cho các gia đình có nạn nhân bị tai nạn giao thông; tặng xe đạp cho các em học sinh giỏi vượt khó; tổ chức ngày hội “Thanh niên Tây Nguyên với văn hóa giao thông” tại TP. Pleiku với nhiều hoạt động như: lái xe và thi lái xe an toàn khi tham gia giao thông; tập huấn tuyên truyền an toàn giao thông cho hơn 100 đoàn viên niên là thành viên các đội hình sơ cứu, ứng cứu nhanh tai nạn giao thông; khánh thành Biển cảnh báo an toàn giao thông.
|
Ủy ban ATGT Quốc gia đến thăm hỏi gia đình các nạn nhân thiệt mạng do TNGT ở các tỉnh Lào Cai và Yên Bái: trao 13 suất quà (mỗi suất 2 triệu đồng) nhằm chia sẻ, động viên gia đình, thân nhân các nạn nhân thiệt mạng do TNGT. Ngoài ra, Uỷ ban ATGT Quốc gia đã thành lập 5 đoàn thăm hỏi tại các tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, TP. Cần Thơ, Vĩnh Long, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.
Tại Thái Nguyên: tổ chức thăm hỏi và tặng quà các nạn nhân bị tai nạn giao thông có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh; tặng 20 suất quà với tổng trị giá 6 triệu đồng cho các gia đình có nạn nhân bị tai nạn giao thông.
Toàn tỉnh Hà Tĩnh trao tặng hơn 160 suất quà trị giá 83 triệu đồng cho thân nhân nạn nhân tử vong do TNGT, tổ chức 75 diễn đàn, sinh hoạt chuyên đề tuyên truyền pháp luật ATGT; diễu hành tuyên truyền; chiếu phim “Một ngày ở Bệnh viện Chợ rẫy”, trao tặng 70 mũ bảo hiểm an toàn, phát hơn 1.200 tờ rơi tuyên truyền tại các địa bàn thường xảy ra tai nạn giao thông.
Tại Nghệ An: Hơn 1.000 ngọn nến đã được các bạn trẻ thắp lên với hy vọng linh hồn của những người đã không may tử vong vì TNGT sẽ được siêu thoát. Cùng với đó là thông điệp mỗi người hãy tự giác chấp hành luật lệ giao thông, vì hạnh phúc, sự an toàn của chính bản thân, gia đình và toàn xã hội.
Tại TP.Hồ Chí Minh và Cà Mau ra mắt Đội Thanh niên tình nguyện sơ cứu, ứng cứu nhanh tai nạn giao thông trên tuyến Quốc lộ 1A .
*Sôi nổi các hoạt động tình nguyện
Tỉnh đoàn Lào Cai phối hợp với Hội cha mẹ giáo dục sớm tổ chức chương trình “Đông ấm chung tay cùng học sinh vùng cao” gồm mỗi suất quà trị giá 150.000 đồng gồm: áo phao mùa đông, ủng và tất được trao đến tay 200 em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại hai điểm trường THCS Dền Thàng và Tiểu học Tả Pa Cheo thuộc huyện Bát Xát; trao tặng 55 thùng mì tôm, sách vở đồ dùng học tập mới và 10 bao tải quần áo cũ; sách truyện cũ… trao cho các hộ gia đình và các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại hai xã: Dền Thàng và Pa Cheo với tổng giá trị quà trao 50 triệu đồng.
Tại Quảng Bình: Phát động chương trình "Tình nguyện mùa Đông năm 2014" và "Xuân tình nguyện năm 2015" trao 10 suất học bổng học sinh nghèo vượt khó ở trường THCS Hoa Thủy mỗi suất trị giá 500 ngàn đồng; trao 15 suất quà cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã mỗi suất trị giá 200 ngàn đồng và 01 chăn ấm; trao 500 khăn quàng đỏ và 50 bánh xà phòng cho Trường tiểu học Hoa Thủy; trao tặng 2.000 khăn quàng đỏ và 180 bánh xà phòng cho Hội LHTN Việt Nam huyện Lệ Thủy; làm đường giao thông nông thôn, phát quang đường làng, ngõ xóm và vệ sinh khu vực chợ Hoa Thủy; sửa chữa nhà Đại đoàn kết cho 02 hộ già neo đơn, hộ nghèo và khám và cấp phát thuốc miễn phí cho 200 người dân; tổ chức phát tờ rơi tuyên truyền về phòng, chống ma túy cho thanh niên trên địa bàn xã Hoa Thủy…
Các Bác sỹ trẻ tình nguyện khám và cấp phát thuốc miễn phí cho 200 người dân tại Quảng Bình |
Công trình thanh niên của tuổi trẻ Quảng Trị xây dựng khu nhà chòi và hệ thống khuôn viên CLB văn hóa cho chiến sỹ trẻ Tiểu đoàn 43- Trung đoàn 842 với mức đầu tư hơn 100 triệu đồng được đóng góp từ các cán bộ là đoàn viên thanh niên trong khối công nhân viên chức và lực lượng vũ trang trong toàn tỉnh.
Tỉnh đoàn Đắk Lắk trao 110 suất quà (300.000 đồng/suất) cho các gia đình chính sách, người có công với cách mạng tại hai xã Cư Pui, Yang Mao (huyện Krông Bông, Đắk Lắk); tặng 30 suất học bổng (500.000 đồng/suất) và 20 chiếc xe đạp cho các em học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn hai xã; khánh thành 02 sân bóng chuyền (25 triệu đồng/sân); khởi công xây dựng một nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách (trị giá 50 triệu đồng).
Tại TP.Hồ Chí Minh: Chương trình “Pru-Tình nguyện 2014: chung tay chắp cánh ước mơ” tập trung vào các hoạt động với mục tiêu đạt được khoảng 5.000 đơn vị máu; cấp phát thuốc 7.000 bệnh nhân nghèo, và đóng góp khoảng 1.600 suất ăn cho các bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn tại các bệnh viện; 5.000 người tham gia Chương trình Đi bộ đồng hành quyên góp 50 triệu đồng ủng hộ Chương trình “Tiếp sức đến trường”.
Tại Bình Dương: trao học bổng đầu năm học 2014-2015 cho 45 sinh viên Bình Dương đang theo học tại các trường Đại Học – Cao Đẳng trong và ngoài tỉnh; trao 40 suất học bổng, mỗi suất trị giá 1 triệu đồng và 5 suất học bổng, trị giá 2 triệu đồng/suất cho các bạn sinh viên; khánh thành Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên công nhân (TNCN) và lao động trẻ diện tích 15.446m2, tổng mức đầu tư công trình 95,7 tỷ đồng góp phần chăm lo tốt cho lao động trẻ trong tỉnh, trao 150 phần quà cho TNCN có hoàn cảnh khó khăn và con em của TNCN có hoàn cảnh khó khăn đang học tại trường mầm non Ngôi Sao Nhỏ trực thuộc trung tâm.
*Gương sáng tình nguyện Hồ Văn Thông (27 tuổi), bí thư chi đoàn thôn Trung, xã Trà Sơn, huyện Trà Bồng, Quảng Ngãi luôn trăn trở tạo việc làm, tạo nguồn thu nhập ổn định cho thanh niên địa phương. Thanh niên thôn Trung (hầu hết là người dân tộc Cor) ngoài thời gian đi rẫy chỉ biết nhậu nhẹt, thu nhập bấp bênh, nghèo đói mãi không có lối thoát. Sau mùa mưa lũ năm 2010, bà con đến vùng tái định cư, giữa mùa mưa thợ xây dựng nhà, ngủ trong lều bạt. Ý tưởng thành lập đội thợ xây dựng lóe lên trong đầu Thông. Thông đã đề xuất thanh niên đi học nghề thợ xây và đã có hơn 30 thanh niên đi học nghề. Hiện tại đội thợ xây dựng của Thông có chín người, đều ở tuổi Đoàn. Ngoài việc nhận làm nhà kiếm thu nhập, đội thợ xây còn giúp đỡ những gia đình khó khăn sửa chữa nhà cửa miễn phí. Đã có hơn chục căn nhà của người dân trong thôn được tu bổ từ đôi bàn tay của đội. Đội thợ xây của Thông vừa mới bỏ tiền và công gia cố lại ngôi nhà ông Hồ Văn Khải (50 tuổi), thôn Trung. Đồng thời, lớp thanh niên đi trước dạy nghề cho các bạn trẻ khác tạo nên hiệu ứng tích cực, các bạn đã tự tìm cách vươn lên trong cuộc sống. Lê Tiến Vĩ (35 tuổi), bị bại liệt từ năm 4 tuổi nhưng đã vượt qua bệnh tật để trở thành chủ một xưởng điêu khắc tạo công ăn việc làm và dạy nghề miễn phí cho các thiếu niên hư hỏng trong làng. Ở quê ít việc để làm, các thiếu niên trong làng bỏ học về nhà đều lêu lổng, suốt ngày phá làng phá xóm. Nhìn thấy cảnh đó, trong khi xưởng đang làm ăn được nên anh Vĩ đến từng nhà để cảm hóa rồi nhận dạy nghề miễn phí cho các em. Lúc đầu nhiều em quen cuộc sống lêu lổng với trò chơi điện tử, rượu chè… nên không chịu đựng được đòi bỏ học, vì vậy ngoài dạy nghề ra, Vĩ còn dạy thêm cho các em cả những kỹ năng sống. Ngoài các thanh thiếu niên hư hỏng trong làng, anh Vĩ còn nhận các em có hoàn cảnh khó khăn để dạy nghề miễn phí. Đến nay xưởng điêu khắc của anh có gần 20 người trong đó hơn một nửa đã trở thành thợ lành nghề với thu nhập ổn định. Sau khi học việc xong, nếu không muốn đi nơi khác làm việc, anh Vĩ lại nhận các em làm công tại đây với thu nhập từ 5 đến 7 triệu đồng mỗi tháng tùy theo tuổi nghề. Sắp tới Vĩ sẽ thuê đất mở rộng hoạt động của xưởng để tạo thêm công ăn việc làm cho con em trong vùng. |