Nữ cán bộ Đoàn và lá cờ mang dấu ấn biển đảo
09:54 16/06/2014 2012
Thanh niên tình nguyện Không chỉ đến thăm và giao lưu với cán bộ chiến sĩ đang làm nhiệm vụ tại quần đảo Trường Sa, nhà giàn DK1, nữ cán bộ Đoàn trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh còn truyền hơi ấm và tinh thần tuổi trẻ giữa đất liền và hải đảo.
Lá cờ tuổi trẻ
Bí thư Đoàn trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Ngọc Cẩm (SN 1986) là thành viên của Hành trình Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2014 có chủ đề Tuổi trẻ vì chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Trong hành trang vượt sóng đến với người lính nơi hải đảo của Nguyễn Thị Ngọc Cẩm có cờ Tổ quốc và cờ Đoàn thanh niên. Tại những điểm đến của hành trình như: Đảo Đá Lớn, Sơn Ca, Nam Yết, Phan Vinh, Sinh Tồn Đông…, Ngọc Cẩm lưu dấu ấn bằng cách xin dấu đỏ và chữ ký các Chỉ huy trưởng của đảo lên lá cờ Đoàn.
Bí thư Đoàn trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Ngọc Cẩm (SN 1986) là thành viên của Hành trình Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2014 có chủ đề Tuổi trẻ vì chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Trong hành trang vượt sóng đến với người lính nơi hải đảo của Nguyễn Thị Ngọc Cẩm có cờ Tổ quốc và cờ Đoàn thanh niên. Tại những điểm đến của hành trình như: Đảo Đá Lớn, Sơn Ca, Nam Yết, Phan Vinh, Sinh Tồn Đông…, Ngọc Cẩm lưu dấu ấn bằng cách xin dấu đỏ và chữ ký các Chỉ huy trưởng của đảo lên lá cờ Đoàn.
Bí thư đoàn trường ĐH Sư phạm TPHCM Ngọc Cẩm khoe lá cờ Đoàn ghi dấu ấn Trường Sa |
.
Kết thúc chặng hành trình kéo dài 10 ngày, lá cờ Đoàn của chị Ngọc Cẩm ghi dấu ấn của 8 đảo và 2 nhà giàn. Chị Cẩm chia sẻ: “Việc ghi dấu lại hành trình đến với các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ tại Trường Sa, nhà giàn DK1 như sự xác thực mình đã đến, đã tiếp xúc và hiểu hơn cuộc sống nơi hải đảo.
Từ đó, những câu chuyện, những sẻ chia về biển đảo, về những người lính nơi đầu sóng có sức thuyết phục, lay động hơn đối với các đoàn viên sinh viên trong trường”. Chị Ngọc Cẩm nói: “Lá cờ sẽ được trưng bày trang trọng trong phòng truyền thống của trường để động viên các thế hệ đoàn viên sinh viên trường nỗ lực phấn đấu học tập, rèn luyện”.
Tại những điểm đến, Nguyễn Thị Ngọc Cẩm dành nhiều thời gian để hỏi thăm, sẻ chia với các cán bộ chiến sĩ công tác ở đảo. “Trong những lần lên đảo, mình trao đổi, liên hệ với những cán bộ chiến sỹ về chương trình giao lưu với đoàn viên thanh niên ĐH Sư phạm TPHCM.
Qua những câu chuyện nơi đầu sóng của Tổ quốc sẽ giúp ĐVTN trường mình hiểu thêm và có những cảm xúc, câu chuyện chân thực về biển đảo. Sau này khi đứng trên bục giảng, chúng mình sẽ có những bài giảng sinh động về tình yêu và chủ quyền biển đảo của Tổ quốc”.
Ngọc Cẩm cũng mang theo những tình cảm của các sinh viên Sư phạm gửi chiến sỹ nơi hải đảo đó là những chiếc khăn len tự tay các nữ sinh đan. “Dự định muốn gửi tặng khăn cho các chiến sĩ trên đảo được mình chia sẻ trên facebook. Không ngờ, dự định này được nhiều sinh viên trường hưởng ứng”, chị Cẩm nói.
Kết thúc chặng hành trình kéo dài 10 ngày, lá cờ Đoàn của chị Ngọc Cẩm ghi dấu ấn của 8 đảo và 2 nhà giàn. Chị Cẩm chia sẻ: “Việc ghi dấu lại hành trình đến với các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ tại Trường Sa, nhà giàn DK1 như sự xác thực mình đã đến, đã tiếp xúc và hiểu hơn cuộc sống nơi hải đảo.
Từ đó, những câu chuyện, những sẻ chia về biển đảo, về những người lính nơi đầu sóng có sức thuyết phục, lay động hơn đối với các đoàn viên sinh viên trong trường”. Chị Ngọc Cẩm nói: “Lá cờ sẽ được trưng bày trang trọng trong phòng truyền thống của trường để động viên các thế hệ đoàn viên sinh viên trường nỗ lực phấn đấu học tập, rèn luyện”.
Tại những điểm đến, Nguyễn Thị Ngọc Cẩm dành nhiều thời gian để hỏi thăm, sẻ chia với các cán bộ chiến sĩ công tác ở đảo. “Trong những lần lên đảo, mình trao đổi, liên hệ với những cán bộ chiến sỹ về chương trình giao lưu với đoàn viên thanh niên ĐH Sư phạm TPHCM.
Qua những câu chuyện nơi đầu sóng của Tổ quốc sẽ giúp ĐVTN trường mình hiểu thêm và có những cảm xúc, câu chuyện chân thực về biển đảo. Sau này khi đứng trên bục giảng, chúng mình sẽ có những bài giảng sinh động về tình yêu và chủ quyền biển đảo của Tổ quốc”.
Ngọc Cẩm cũng mang theo những tình cảm của các sinh viên Sư phạm gửi chiến sỹ nơi hải đảo đó là những chiếc khăn len tự tay các nữ sinh đan. “Dự định muốn gửi tặng khăn cho các chiến sĩ trên đảo được mình chia sẻ trên facebook. Không ngờ, dự định này được nhiều sinh viên trường hưởng ứng”, chị Cẩm nói.
Nụ cười lạc quan của chiến sĩ nơi hải đảo |
Truyền lửa
Trong hành trình, các thành viên có dịp viết thư gửi từ đảo về đất liền. Ngọc Cẩm đã viết ba bức thư, một gửi cho sinh viên của ĐH Sư phạm TPHCM, một bức gửi cho bản thân và bức còn lại gửi cho bí thư Đoàn một trường khác.
Trong bức thư gửi cho sinh viên trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh có tên là Lê Đặng Quốc Thái (SV năm 2), Ngọc Cẩm chia sẻ về sự kiên trì và quyết tâm của những chiến sĩ ở Trường Sa, nhà giàn DK1 trước những khó khăn, thử thách để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Ngọc Cẩm nói: “Là sinh viên năm hai, Thái vừa đi học vừa đi làm thêm ca đêm và tham gia các hoạt động Đoàn, Hội của trường. Trong quá trình học, có những lúc Thái có suy nghĩ bản thân không phù hợp với chuyên ngành đang học, muốn thi lại.
Mình không ủng hộ, nhưng cũng không phản bác quyết định này. Nhưng mình chỉ muốn nhắn nhủ Thái, hãy suy nghĩ thật kỹ, biết đối mặt và vượt qua những khó khăn”.
Bức thư viết cho bản thân, chị Cẩm nhắc nhở mình không ngừng rèn luyện, hoàn thiện bản thân. “Mình muốn viết để nhắc nhở bản thân rèn luyện và biết cống hiến. Tuổi trẻ trôi đi rất nhanh, đừng để khi nhìn lại, thấy mình chưa làm gì cho bản thân, gia đình, đất nước”.
Mang theo về đất liền không chỉ tinh thần kiên cường, lạc quan của những chiến sỹ nơi hải đảo, Ngọc Cẩm còn có những trăn trở. “Những lúc tâm sự với một số chiến sĩ phục vụ trên tàu, trên đảo thấy các anh có chút ưu tư về dự định nghề nghiệp khi về đất liền”, Ngọc Cẩm cho hay. Và Cẩm nảy ra ý tưởng tổ chức những buổi giao lưu, tư vấn định hướng nghề nghiệp cho chiến sỹ xuất ngũ.
“Việc ghi dấu lại hành trình đến với các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ tại Trường Sa, nhà giàn DK1 như sự xác thực mình đã đến, đã tiếp xúc và hiểu hơn cuộc sống nơi hải đảo. Từ đó, những câu chuyện, những sẻ chia về biển đảo, về những người lính nơi đầu sóng có sức thuyết phục, lay động hơn đối với các đoàn viên sinh viên trong trường.
Cùng với những câu chuyện về cán bộ chiến sỹ ở đảo Trường Sa, nhà giàn DK1, mình hy vọng lá cờ Đoàn sẽ tiếp thêm ngọn lửa tuổi trẻ cho học sinh, sinh viên; đồng thời, góp phần thúc đẩy những chương trình, hoạt động hướng về biển đảo”, Bí thư đoàn trường ĐH Sư phạm TPHCM Nguyễn Thị Ngọc Cẩm cho biết.