Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì diễn đàn Thanh niên khởi nghiệp

01:42 30/11/2018     2078

3 Chương trình   Chiều ngày 29/11, Diễn đàn Thanh niên khởi nghiệp 2018 do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Trung ương Hội LHTN Việt Nam tổ chức đã diễn ra tại Đà Nẵng.

 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì diễn đàn Thanh niên khởi nghiệp

 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến tham dự cùng các lãnh đạo các bộ, ban, ngành ở Trung ương

 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến tham dự cùng các lãnh đạo các bộ, ban, ngành ở Trung ương. Thủ tướng sẽ chủ trì diễn đàn này.

Tham dự có 250 đại biểu là các thanh niên, sinh viên, doanh nhân trẻ đang có các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, 50 đại biểu là thành viên của Câu lạc bộ Đầu tư Khởi nghiệp là những doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc đại diện cho hơn 300 doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc trong cả nước được Trung ương Đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam tuyên dương trong giai đoạn 2015-2018 và các đại biểu là các nhà đầu tư, chuyên gia về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Với chủ đề “Tìm giải pháp đột phá cho khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam”, các đại biểu sẽ đối thoại với thanh niên, sinh viên khởi nghiệp, các nhà đầu tư, các nhà tư vấn khởi nghiệp...

Đây là diễn đàn để các thanh niên, doanh nghiệp trẻ có các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, các nhà đầu tư, các chuyên gia đưa ra đề xuất, sáng kiến, giải pháp, đóng góp cho sự phát triển của Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia.

Diễn đàn sẽ dành thời lượng tập trung thảo luận, nhìn nhận thực trạng hoạt động khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam trong những năm qua, đánh giá từ cơ chế, chính sách tới diễn biến thực tiễn; so sánh với hướng đi, cách làm của những quốc gia được mệnh danh là khởi nghiệp thành công để tìm những giải pháp tạo sức bật thật sự cho khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam.

Theo kết quả của một khảo sát, ước tính Việt Nam có khoảng 1.000 dự án khởi nghiệp về công nghệ mỗi năm, trong đó bao gồm cả doanh nghiệp khởi nghiệp quy mô vừa và nhỏ (SMEs) và các mô hình khởi nghiệp (Startups).

 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến dự diễn đàn Thanh niên khởi nghiệp - ảnh 1

 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại diễn đàn

 

Buổi đối thoại tập trung thảo luận, nhìn nhận thực trạng hoạt động khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam trong những năm qua, đánh giá từ cơ chế, chính sách tới diễn biến thực tiễn; so sánh với hướng đi, cách làm của những quốc gia được coi là khởi nghiệp thành công để tìm những giải pháp đột phá cho khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến dự diễn đàn Thanh niên khởi nghiệp - ảnh 2

Hàng trăm đại biểu thanh niên có mặt tại diễn đàn rất sớm

 

Trên cơ sở đó, các đại biểu tham dự bàn rõ hơn vai trò từng chủ thể trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và tổng hợp. Đồng thời kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ những cơ chế, chính sách cần thiết để tạo sự đột phá. Đây cũng là cơ hội để thanh niên, doanh nhân trẻ có các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, các nhà đầu tư, các chuyên gia, cố vấn khởi nghiệp… đưa ra đề xuất, sáng kiến, hiến kế.

 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến dự diễn đàn Thanh niên khởi nghiệp - ảnh 3

Diễn đàn sẽ tìm ra giải pháp đột phá cho khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam

 

Giải pháp đột phá cho khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam

Chiều 29/11, tại Đà Nẵng, Trung ương Đoàn, Trung ương Hội LHTN Việt Nam tổ chức Diễn đàn Thanh niên khởi nghiệp 2018 với chủ đề “Tìm giải pháp đột phá cho khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam”. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo các bộ ngành đã đối thoại với đoàn viên, thanh niên.

Ngày 27/11, tại Đà Nẵng, 10 startup xuất sắc nhất bước tiếp vào vòng chung kết Cuộc thi Startup Funding Camp 2018 "Jumping to 4.0 - Tự động hoá và Dữ liệu thông minh". Tham dự chương trình có các startup, các nhà đầu tư, chuyên gia tư vấn, cùng đông đảo các thí sinh


Tại Diễn đàn Thanh niên khởi nghiệp 2018, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Lê Quốc Phong bày tỏ hy vọng cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam đề xuất, kiến nghị để Chính phủ quan tâm, có những cơ chế, chính sách cần thiết thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, tạo đột phá trong thời gian tới.

Thành lập một thị trường vốn cho startup

Chuyển sang phần đối thoại với Thủ tướng và lãnh đạo các bộ ngành, ngay từ những phút đầu tiên đã diễn ra sôi nổi, cởi mở với nhiều ý kiến, kiến nghị xoáy sâu vào thực trạng hoạt động khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam; từ cơ chế chính sách đến thực tiễn... Các đại biểu liên tục giơ tay xin phát biểu, chia sẻ ý kiến.

Nhiều đại biểu cho rằng, trên thực tế hầu hết startup Việt khó khăn trong khâu tiếp cận vốn và kêu gọi vốn. Việc thiếu vắng các nhà đầu tư thiên thần, nhất là nhà đầu tư quốc tế khiến nhiều startup Việt không có khả năng đi tiếp và thất bại. Từ thực tế doanh nghiệp của mình, anh Trần Nguyễn Lê Văn (CEO Vexere.com) chia sẻ về khó khăn và mất thời gian trong việc gọi vốn. “Một vòng gọi vốn mất từ 6 tháng đến 1 năm với nhiều thủ tục để giải ngân nguồn vốn.

Trong thời gian chờ đợi, chúng tôi phải vay mượn rất nhiều để tồn tại cho đến lúc nhận được tiền của nhà đầu tư. Tôi mong muốn các cơ chế, chính sách về giải ngân vốn cần rút ngắn khoảng cách từ lúc kí kết đến lúc vốn đổ về”, anh Văn cho biết.

Ông Nguyễn Mạnh Dũng, Trưởng đại diện - Giám đốc Quỹ đầu tư CyberAgent Ventures (Nhật Bản) tại Việt Nam và Thái Lan, cho rằng dưới góc độ nhà đầu tư, các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam có cơ hội rất tốt, các nhà đầu tư lớn quan tâm tới Việt Nam. “Chính phủ cần có những hỗ trợ để thu hút những nhà đầu tư lớn. Vì vấn đề cơ chế, nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam đang mất đi cơ hội để có những bứt phá, thu hút những nhà đầu tư lớn hơn”, ông Dũng nói.

Ông Don Lam, Tổng giám đốc Vina Capital nhận định: “Các nhà đầu tư trước khi vào đầu tư đã nghĩ đến việc rút ra như thế nào. Việt Nam cần có những cơ chế để các nhà đầu tư an tâm bỏ vốn. Việt Nam có thể nghĩ đến thành lập một thị trường vốn cho startup vì đầu tư cho startup thường là lỗ, nhiều nguy cơ”. 

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT, Trưởng ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân, cho rằng: “Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo nhưng cái gì cũng phải xin giấy phép mà xin bình thường thì lâu, còn đợi làm ra cơ chế càng lâu hơn nữa. Tôi kỳ vọng Chính phủ có những giải pháp đột phá”. Ông Bình cũng đồng tình quan điểm xây dựng một thị trường vốn startup.

Giải đáp những thắc mắc trên, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Vũ Đại Thắng cho rằng hiện đầu tư ở Việt Nam rất thông thoáng so với thế giới, nhất là đầu tư nước ngoài. Chính phủ đang hoàn thiện những cơ chế, chính sách để giảm thiểu các thủ tục hành chính, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo. Ngay cả thủ tục lập các quỹ đầu tư cũng được rút ngắn tối đa, thuận lợi cho các nhà đầu tư khởi nghiệp.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Huỳnh Quang Hải cho biết, Bộ đã phối hợp với các bộ ban ngành liên quan để tổ chức các hoạt động hỗ trợ thông tin khởi nghiệp, xây dựng mạng lưới, kết nối kinh nghiệm, truyền thông...

“Vốn ngân sách bố trí thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo nói chung, trong đó một loạt các quỹ đầu tư mạo hiểm, đầu tư thiên thần đã phối hợp với bộ để dành một gói vốn cho các startup, tạo ra một cú hích cho khởi nghiệp sáng tạo từ nay đến 2025. Bộ cũng đang tạo điều kiện để các startup có thể tiếp cận, huy động nguồn vốn từ cộng đồng, có những chính sách ưu đãi về thuế, về thủ tục hành chính đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp”, Thứ trưởng Hải cho biết.

Cần có cơ chế đặc thù tháo gỡ

Tại buổi đối thoại, các vấn đề về chính sách, thương mại, cơ hội thị trường, nhân lực… cũng được đem ra mổ xẻ. Bà Thạch Lê Anh, Chủ nhiệm Vietnam Silicon Valley cho rằng không chỉ startup trong nước gặp khó, startup nước ngoài khi tới Việt Nam cũng vấp nhiều cản trở từ nhập cảnh tới các quy định pháp luật.

“Các nước khác thường có một bộ dành cho startup, còn nước ta nếu chưa có thì nên thành lập một tổ chức. Trong đó gồm nhiều thành viên đại diện các bộ, ngành liên quan để hỗ trợ về chính sách, thủ tục cho các startup trong và ngoài nước”, bà Lê Anh đề xuất.

Trong khi đó, đại diện một doanh nghiệp về công nghệ nêu thực tế khi muốn triển khai các công nghệ vi sinh, nano, không người lái…thì bị vướng rất nhiều quy định. Dẫn đến nhiều công nghệ mới, hữu ích bị từ chối vì không thể đăng ký và ứng dụng. Vị này đề xuất nên có cơ chế đặc thù cho các startup, nhất là trong lĩnh vực công nghệ. Đồng quan điểm, đại diện Ngân hàng Vietinbank chia sẻ, ngân hàng rất muốn sử dụng các sản phẩm công nghệ nhưng vướng quy trình mua sắm, đấu thầu...

“Vấn đề lúc này không phải là vốn, mà là thị trường. Nếu cứ vướng mắc như vậy thì các startup bán sản phẩm cho ai? Tôi nghĩ cần cơ chế đặc thù tháo gỡ cho cả bên mua lẫn bên bán”, đại diện Ngân hàng Vietinbank nói.

Ông Vũ Duy Thức, chuyên gia đến từ Silicon Valey nhìn nhận yếu tố quan trọng để đột phá trong khởi nghiệp sáng tạo là nhân lực. Do đó cần phải có chương trình dạy về khởi nghiệp, sáng tạo, giúp thế hệ trẻ tiếp cận sớm.

Riêng về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho hay, bên cạnh Đề án 844 còn có Đề án hỗ trợ học sinh sinh viên khởi nghiệp. Trong đó chú trọng đến các mục tiêu cụ thể như đẩy mạnh tinh thần khởi nghiệp, trang bị kiến thức và kỹ năng khởi nghiệp…

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ Nhạ cũng bày tỏ mong muốn có sự kết nối giữa doanh nghiệp với học sinh sinh viên để lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, thành lập các chuỗi nghiên cứu, chuyển giao về khởi nghiệp.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng muốn có sự đột phá phải có cách tiếp cận mới. Chúng ta có hàng ngàn doanh nghiệp startup, vậy làm sao có đủ quỹ đầu tư thiên thần để đáp ứng được? “Lời giải là để doanh nghiệp đầu tư vào doanh nghiệp. Các công ty vừa, lớn, hợp tác, đầu tư với các công ty sáng tạo, tất nhiên phải ưu tiên cho họ một số chính sách. Như vậy các startup mới có cơ hội phát triển”, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nói và đề xuất nên tập trung vào các sản phẩm công nghệ, đặc biệt công nghệ startup.

“Khởi nghiệp muốn đột phá thì phải tính tới vấn đề toàn cầu. Tôi mong Thủ tướng sớm tuyên bố tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai của Việt Nam”, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nói.

 

(Nguồn TPO)- ĐH