Biến đồi hoang thành nông trại trù phú
11:44 05/10/2017 1288
3 Chương trình Sau nhiều năm cần mẫn, Tạ Quang Hạnh (28 tuổi, ở xã Chiềng Sơn, H.Mộc Châu, Sơn La) đã cải tạo thành công khu đồi hoang trở thành nông trại chăn nuôi và trồng cây ăn quả, doanh thu mỗi năm khoảng 300 triệu đồng.
Nông trại của Tạ Quang Hạnh rộng 15 ha, tọa lạc ở tiểu khu 2.9, xã Chiềng Sơn, là thành quả của hành trình lập nghiệp từ năm 20 tuổi của chàng trai nghèo vượt khó. Hạnh là ông chủ trẻ nhất nhưng sở hữu nông trại lớn nhất ở xã Chiềng Sơn.
Cây đầu tiên Hạnh đưa vào nông trại là mận hậu và chè. Khí hậu cao nguyên Mộc Châu phù hợp những loại cây này nên sau một thời gian ngắn đã cho thu hoạch. Có những đồng vốn đầu tiên, Hạnh mở rộng diện tích trồng mận, trồng chè. Qua vài năm, đất đồi của gia đình trở nên chật chội, Hạnh tìm cách thuyết phục hàng xóm để mua lại đồi hoang, mở rộng diện tích nông trại.
Cây đầu tiên Hạnh đưa vào nông trại là mận hậu và chè. Khí hậu cao nguyên Mộc Châu phù hợp những loại cây này nên sau một thời gian ngắn đã cho thu hoạch. Có những đồng vốn đầu tiên, Hạnh mở rộng diện tích trồng mận, trồng chè. Qua vài năm, đất đồi của gia đình trở nên chật chội, Hạnh tìm cách thuyết phục hàng xóm để mua lại đồi hoang, mở rộng diện tích nông trại.
Nông trại của Tạ Văn Hạnh đang cho doanh thu mỗi năm hàng trăm triệu đồng |
Khởi đầu với hai bàn tay trắng, nhưng chàng trai trẻ này có những tính toán bài bản, khôn ngoan để liên tục có nguồn thu tái đầu tư. Trong số 15 ha đất đang có, Hạnh dành 3 ha làm đồng cỏ chăn nuôi trâu bò theo chiến thuật “mua gầy bán béo”.
Nhận thấy nhiều người có nhu cầu tiêu dùng thực phẩm sạch, Hạnh đầu tư nuôi gà thả tự nhiên, không sử dụng thức ăn công nghiệp. Ngoài đàn gà thịt, nông trại đang duy trì đàn gà đẻ trứng với 300 con, trứng bán 5.000 đồng/quả, cao gấp đôi trứng ngoài thị trường nhưng vẫn không đủ cung cấp, khách phải xếp hàng đặt mua.
Nhưng nguồn thu lớn nhất của Hạnh là gần 2.000 gốc mận hậu và 2 ha chè. Với giống mận hậu đặc sản Mộc Châu, ngoài bán quả mỗi vụ, Hạnh thử nghiệm thành công và hoàn thiện quy trình chiết cành bán giống cho người dân địa phương. Hai cây trồng này cũng mang lại cho Hạnh doanh thu trên trăm triệu đồng mỗi năm. Khoảng 3 năm nay, Hạnh tiếp tục đưa vào trang trại các giống bưởi Diễn, bưởi da xanh và mùa này đang ra quả vụ đầu tiên.
“Trong tương lai, mình mong muốn nông trại là mô hình vừa chăn nuôi tự nhiên vừa trồng cây ăn quả, đồng thời trồng thêm nhiều loại hoa tự nhiên để làm điểm du lịch sinh thái, thu hút khách du lịch khi đến Mộc Châu”, Hạnh nói về dự định đang ấp ủ.