Đánh thức khát vọng sinh viên

14:37 07/01/2015     2586

Hoạt động Hội, Đội   Sinh viên hôm nay cần làm gì để viết tiếp trang sử vẻ vang của chặng đường 65 năm qua? Phải chăng chỉ là niềm tự hào về một truyền thống hào hùng?

a
Sinh viên tình nguyện cùng người dân làm đường giao thông nông thôn trong chiến dịch Mùa hè xanh góp phần xây dựng nông thôn mới

Thủ lĩnh sinh viên Việt Nam - Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Lê Quốc Phong chia sẻ một cách cởi mở và chân tình nhân kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống học sinh - sinh viên VN (9-1-1950 - 9-1-2015). Anh Phong nói:

- Tiến trình 65 năm qua chứng minh rằng dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, giai đoạn lịch sử
a
Anh Lê Quốc Phong
nào sinh viên vẫn luôn là lực lượng xung kích, trách nhiệm với đất nước.

Khi Tổ quốc cần sẵn sàng xếp bút nghiên lên đường vì sự tồn vong của dân tộc. Nếu sinh viên miền Bắc tích cực với phong trào “Ba sẵn sàng” thì sinh viên, học sinh miền Nam được lịch sử ghi nhận với phong trào đấu tranh đô thị công khai, quyết liệt và trực diện.

Trong những năm tháng khó khăn của đất nước, nhiều thế hệ sinh viên vẫn nỗ lực học tập, chuẩn bị xây dựng đất nước tương lai.

Những thành tựu đó đều xuất phát từ tình yêu nước cháy bỏng trong mỗi học sinh, sinh viên và cần được nuôi dưỡng để ngày càng lớn lên trong giai đoạn hiện nay.

Đại đa số sinh viên VN đều yêu quê hương đất nước và thể hiện tình yêu đó bằng hành động cụ thể. Các bạn sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội, ứng xử phù hợp, có lập trường vững vàng, ủng hộ các chủ trương của Đảng và Nhà nước trong xây dựng và phát triển đất nước, cố gắng học tập, nghiên cứu để khẳng định trí tuệ VN với thế giới...

Dấn thân và đối đầu khó khăn
Văn hóa, lịch sử dân tộc làm phông nền, kiến thức chuyên môn làm mũi nhọn, bản lĩnh cá nhân làm thước đo sự tự tin là những điểm tựa để sinh viên bước vào quá trình hội nhập với khu vực, rộng hơn là thế giới.

Anh
Lê Quốc Phong - Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam

* Anh thấy sinh viên thế hệ hôm nay đã và đang tiếp nối tinh thần sinh viên ngày trước như thế nào?

- Có thể khẳng định truyền thống đáng tự hào đã qua chính là điểm tựa giúp sinh viên hôm nay đi lên. Tinh thần có khác nhau, giai đoạn lịch sử có khác nhau song sinh viên hôm nay luôn chấp nhận dấn thân, đối đầu với khó khăn để tiến về phía trước. Điều này được minh chứng rõ bằng nỗ lực trong học tập, kết quả nghiên cứu khoa học, tự trang bị kỹ năng tốt như một công cụ hỗ trợ quá trình học tập tốt hơn.

Khi cần thể hiện trách nhiệm, sự cống hiến, sinh viên đã thể hiện rất rõ điều đó. Phong trào tình nguyện là một ví dụ điển hình khi qua nhiều năm nhưng sức hút vẫn còn rất lớn, hàng vạn sinh viên vẫn chọn những nơi khó khăn, gian khổ để tham gia các hoạt động xây dựng quê hương.

Hay khi tình hình biển Đông nóng lên, sinh viên đồng lòng thể hiện trách nhiệm, lòng yêu nước một cách mạnh mẽ bằng hành động thiết thực và chống lại các luận điệu sai trái. Đó không gì khác chính là sự tiếp nối quá khứ một cách xứng đáng.

* Trong dòng chảy đó, hội sinh viên đứng ở vị trí nào, bởi không phải lúc nào hình ảnh và vai trò của hội cũng xuất hiện kịp thời và hợp lý, thưa anh?

- Vai trò lớn nhất của hội sinh viên dù ở cấp nào cũng là tập hợp sinh viên. Thông qua từng chương trình hành động, phong trào, hội tạo môi trường để sinh viên rèn luyện, cống hiến và ngày càng trưởng thành. Vì sinh viên được đánh giá là lớp thanh niên ưu tú, trí thức nên qua môi trường ấy, sứ mệnh của hội là làm sao cùng với nhà trường, gia đình, xã hội tạo ra và cung cấp cho xã hội những “sản phẩm ưu tú”.

Phong trào “Sinh viên 5 tốt” chính là giải pháp để tạo môi trường cho sinh viên rèn luyện, định hình nhân cách, hình thành lớp sinh viên có chất lượng trước khi giới thiệu nguồn nhân lực ấy cho xã hội. Vấn đề là hội cần phải làm tốt hơn nữa để giúp sinh viên hiểu giá trị của phong trào, xem đó như một điểm đến để nỗ lực, hoàn chỉnh mình và chia sẻ các giá trị ấy với cộng đồng.

d
Sinh viên tham gia ký tên “Triệu trái tim, triệu tấm lòng” hướng về biển đảo quê hương

Nắm thông tin và chủ động hội nhập

* Tại một diễn đàn mới đây có những sinh viên tỏ ra hoang mang, thậm chí không có thông
Phải có khát vọng

* Nhìn ra điểm mạnh, yếu của sinh viên, thấy cả trách nhiệm của hội, anh muốn chia sẻ gì với sinh viên trong vai trò thủ lĩnh Hội Sinh viên toàn quốc?

- Là lớp người ưu tú, theo tôi, sinh viên phải có khát vọng chứ không chỉ dừng lại ở ước mơ. Có khát vọng và cần đeo đuổi, quyết tâm thực hiện đến cùng khát vọng đó vì sự thành công của từng sinh viên sẽ đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Mỗi sinh viên VN cần xác định lộ trình mạnh mẽ để thực hiện khát vọng của mình, không chỉ hoàn thành nhiệm vụ học tập là đủ như cách mà số đông sinh viên vẫn nghĩ.

Hội Sinh viên sẽ tạo môi trường để từ vị trí của mình, mỗi sinh viên sẽ lựa chọn và chủ động xây dựng khát vọng cho bản thân. Trước mắt là khơi gợi khát vọng trong sinh viên, từ khát vọng ấy sẽ phát triển thành lý tưởng sống. Tôi nhắc lại rằng sự chủ động của mỗi bạn trong mọi việc vẫn là yếu tố quyết định.
tin gì về cộng đồng ASEAN cuối năm nay đã hình thành. Điều này thật đáng lo khi chúng ta vẫn nói nhiều đến hội nhập, công dân toàn cầu...

- Sinh viên vốn năng động, điều kiện tiếp cận, chia sẻ thông tin của các bạn cũng đa dạng. Chưa kể vốn ngoại ngữ và công nghệ thông tin chính là nền tảng tốt để các bạn bước vào hội nhập một cách hiệu quả.

Thật ra không hẳn các bạn không có thông tin gì về sự hình thành của cộng đồng ASEAN vào cuối năm 2015 hay đến năm 2020 VN sẽ cơ bản là nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Những điều các bạn đang làm, đang học chính là đang chuẩn bị cho quá trình hội nhập.

Tuy nhiên nhận thức phải rõ, đầy đủ, nắm được thông tin thì việc hội nhập sẽ ở thế chủ động. Nếu không nhận thức được thế mạnh, yếu của đất nước, không biết điểm mạnh của bản thân thì chắc chắn chúng ta sẽ ở trong thế yếu.

Và tôi cho rằng Hội Sinh viên phải làm tốt hơn việc tuyên truyền, chuyển thông tin giúp sinh viên hiểu hội nhập là gì. Phải giúp các bạn sẵn sàng, cần gì khi hội nhập, phát huy được sở trường của mỗi cá nhân mới mong cạnh tranh được với nguồn nhân lực của các nước khác khi vào cộng đồng chung.

* Đâu sẽ là điểm tựa cho sinh viên trong quá trình hội nhập này?

- Dĩ nhiên phải lấy văn hóa, lịch sử dân tộc làm phông nền, kiến thức chuyên môn làm mũi nhọn, bản lĩnh cá nhân làm thước đo sự tự tin để bước vào quá trình hội nhập với khu vực, rộng hơn là thế giới. Bởi ngay năm 2015 này, lứa sinh viên đầu tiên sẽ chính thức bước vào môi trường cộng đồng ASEAN.

Vậy thì những sinh viên hiện đang ngồi trên ghế nhà trường phải chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết mới mong hội nhập thành công. Trong đó, yêu cầu đặt ra là cần chủ động tiếp cận thông tin trong nước, các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới. Hội Sinh viên mong muốn kết nối để sinh viên trong và ngoài nước có cơ hội chia sẻ thông tin, bổ trợ cho nhau.

* Là chủ tịch Hội Sinh viên VN, anh nhận định thế nào về thế hệ sinh viên hiện nay?

- Điểm mạnh dễ thấy ở sinh viên hiện nay chính là lớp người năng động, có tri thức, được đào tạo đầy đủ. Các bạn có nhiệt huyết tuổi trẻ, có môi trường thuận lợi với nhiều công cụ bổ trợ để phát triển. Nhưng vẫn còn một bộ phận sinh viên hơi bàng quan với thông tin. Các bạn quan tâm đến thời sự đất nước nhưng khi cần tư duy để phân tích, tổng hợp lại thiếu kỹ năng đó.

Kỹ năng thực hành xã hội của sinh viên nhìn chung còn yếu. Các bạn được trang bị kiến thức nhiều nhưng vận dụng để trở thành kỹ năng áp dụng trong học tập, cuộc sống lại không nhiều, ý thức cũng chưa cao.

Đó là chưa kể trình độ ngoại ngữ của sinh viên VN chưa tốt. Tất cả những điều ấy không thể đổ hết cho nhà trường hay bất cứ điều gì mà trước hết phụ thuộc vào sự tự giác, khả năng tự trang bị của bản thân mỗi bạn. Vì khắc phục những điểm yếu ấy không phải chỉ chuẩn bị cho việc hội nhập mà còn phục vụ trực tiếp cho học tập, cuộc sống và làm việc sau này.