Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam: Sự quan tâm, kỳ vọng vào sinh viên rất lớn
15:38 19/02/2014 3982
Hoạt động Hội, Đội Web.ĐTN: Anh Lê Quốc Phong, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam chia sẻ với giới trẻ nhân dịp đầu Xuân Giáp Ngọ 2014.
Chủ nhân bình đẳng của đất nước
Anh Lê Quốc Phong: Tôi hoàn toàn tán thành với ý kiến của bác Vũ Khoan trong bài phỏng vấn đăng trên báo Sinh Viên Việt Nam Tết Giáp Ngọ 2014, theo đó hãy nhìn nhận sinh viên, tuổi trẻ là chủ nhân bình đẳng của đất nước, ngay từ bây giờ chứ không phải chờ đến tương lai. Tôi thấy rằng việc sinh viên hiện nay đang ngày càng chủ động, tích cực trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng để sau này đóng góp cho xã hội tốt hơn, hay quá trình các bạn tham gia vào các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, thể hiện tính trách nhiệm trong việc thực hiện các nghĩa vụ công dân,… cũng đã phần nào thể hiện vai trò làm chủ. Với cách nhìn nhận như vậy, chúng ta sẽ thấy ý thức của các bạn sinh viên sẽ cao hơn, tốt hơn và các bạn cũng đã nhận thức rõ hơn về vai trò, vị trí của mình (sinh viên) và sự quan tâm, kỳ vọng của toàn xã hội đối với mình.
Anh Lê Quốc Phong: Tôi hoàn toàn tán thành với ý kiến của bác Vũ Khoan trong bài phỏng vấn đăng trên báo Sinh Viên Việt Nam Tết Giáp Ngọ 2014, theo đó hãy nhìn nhận sinh viên, tuổi trẻ là chủ nhân bình đẳng của đất nước, ngay từ bây giờ chứ không phải chờ đến tương lai. Tôi thấy rằng việc sinh viên hiện nay đang ngày càng chủ động, tích cực trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng để sau này đóng góp cho xã hội tốt hơn, hay quá trình các bạn tham gia vào các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, thể hiện tính trách nhiệm trong việc thực hiện các nghĩa vụ công dân,… cũng đã phần nào thể hiện vai trò làm chủ. Với cách nhìn nhận như vậy, chúng ta sẽ thấy ý thức của các bạn sinh viên sẽ cao hơn, tốt hơn và các bạn cũng đã nhận thức rõ hơn về vai trò, vị trí của mình (sinh viên) và sự quan tâm, kỳ vọng của toàn xã hội đối với mình.
Anh Lê Quốc Phong |
Thưa anh, một số ý kiến băn khoăn là liệu sinh viên có đáp ứng được sự tin tưởng và kỳ vọng của các thế hệ đi trước không khi mà vẫn còn không ít sinh viên đang sống “thụ động”?
Anh Lê Quốc Phong: Nếu theo dõi sự chuyển động của sinh viên Việt Nam thì chúng ta thấy là càng ngày các bạn sinh viên càng thể hiện được tính chủ động cao. Các bạn sinh viên hiện nay năng động hơn trong việc tiếp cận những kiến thức mới, chủ động hơn trong việc học và tìm kiếm những kiến thức, kỹ năng xã hội … Các bạn sinh viên cũng năng động hơn trong việc kết nối giữa việc học với việc làm, tìm kiếm việc làm ngay trong quá trình học tập. Các bạn cũng chủ động hơn trong các hoạt động xã hội, đóng góp một phần khả năng của mình cho cộng đồng… Đây chính là quá trình các bạn đang phát huy vai trò làm chủ của mình. Và tôi cho rằngâ môi trường hoạt động Đoàn, Hội cũng đang định hướng đúng cho các bạn.
Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn nhìn nhận là còn một bộ phận sinh viên vẫn thụ động chưa bắt nhịp kịp thời và chủ động trong môi trường đại học. Những sinh viên này vẫn an phận là người học thụ động, chưa chủ động điều chỉnh mình trong môi trường mới cần tính tự học cao, đặc biệt đối với các trường đang áp dụng mô hình đào tạo theo tín chỉ. Với kinh nghiệm nhiều năm gắn bó với công tác Hội và phong trào sinh viên, tôi thấy tỉ lệ này càng ngày càng giảm. Hội Sinh viên các trường đã làm rất tốt công tác hỗ trợ tân sinh viên hòa nhập với môi trường mới, giúp các bạn biết mình cần làm gì và ở môi trường này thì phương pháp học ra sao, hỗ trợ sinh viên phương pháp để xây dựng thời gian biểu khoa học để có thể vừa học, vừa tham gia hoạt động đoàn thể, vừa có thời gian trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc của mình trong tương lai. Tôi tin là đang có sự chuyển động mạnh mẽ, nhất là khi ngành giáo dục cũng có những đổi mới về phương thức giảng dạy, tăng tính tương tác, phát huy tính chủ động, tích cực ở mỗi sinh viên.
Năm Thanh niên tình nguyện 2014
Anh Lê Quốc Phong: Trong các phong trào thanh niên tình nguyện thì sinh viên tình nguyện đóng góp vai trò rất quan trọng. Sinh viên là nơi khởi nguồn của nhiều hoạt động tình nguyện và lực lượng sinh viên tham gia tình nguyện cũng là đông đảo nhất. Nhu cầu tình nguyện trong sinh viên hiện nay rất lớn, để đáp ứng nhu cầu của các bạn thì tổ chức Đoàn, Hội cũng đang phải nỗ lực hết mình tạo ra môi trường định hướng quản lý các hoạt động tình nguyện của các bạn sinh viên. Theo tôi, có hai vấn đề cần lưu ý. Thứ nhất, Hội Sinh viên các cấp phải tạo ra được một môi trường rộng lớn (diện rộng của phong trào) để sinh viên có thể đến được với các hoạt động tình nguyện bằng nhiều loại hình. Thứ hai là phải có hoạt động mang tính đỉnh cao để tạo động lực, dấu ấn, thể hiện được hình ảnh của sinh viên với xã hội thông qua các chiến dịch lớn như: “Chiến dịch tình nguyện Hè”, “Xuân tình nguyện”, “Mùa Hè Xanh”… Ngoài các hoạt động do tổ chức Đoàn, Hội tổ chức còn có các hoạt động tự phát do sinh viên tự thiết kế. Với loại hình này tổ chức Đoàn, Hội nên quan tâm, nắm bắt và hỗ trợ trong việc định hướng về nội dung, cơ chế và phương thức hoạt động, đáp ứng được nhu cầu trên diện rộng. Nên nhìn nhận nó là thành quả của một phong trào rộng lớn, cách làm có thể khác nhau nhưng phải phù hợp với mục tiêu chung.
Là người nhiều năm gắn bó với phong trào sinh viên tình nguyện, anh có điều gì muốn chia sẻ với bạn đọc báo Sinh Viên Việt Nam nhân Năm Thanh niên tình nguyện 2014, thưa anh?
Anh Lê Quốc Phong: Theo tôi, trong hoạt động tình nguyện, các trường nên chọn lọc nội dung cho thiết thực, hiệu quả, thật sự phù hợp với sinh viên, để thông qua đó sinh viên thấy được giá trị, sự đóng góp của mình cho cộng đồng, tránh tình trạng sinh viên tham gia không cảm nhận được đóng góp của mình và dấu ấn của mình để tiếp tục nuôi dưỡng tinh thần tình nguyện. Phát huy chuyên môn của sinh viên cũng chính là phương pháp khiến sinh viên ngày càng ham thích các hoạt động tình nguyện. Đây cũng là cách thu hút sinh viên đưa chất xám, trí tuệ của sinh viên vào hoạt động tình nguyện thông qua những công trình cụ thể ở những địa bàn cụ thể.
Thưa anh, khi sinh viên có ý tưởng tình nguyện thì anh khuyên họ nên làm gì?
Anh Lê Quốc Phong: Nếu một sinh viên hoặc một nhóm sinh viên có ý tưởng tình nguyện thì tôi khuyên các bạn nên trao đổi, nhờ sự tư vấn từ phía Hội Sinh viên và Đoàn thanh niên ở các trường. Chính sự tư vấn này sẽ giúp các bạn làm tốt nhất những điều mà có thể các bạn chưa có kinh nghiệm. Ví dụ các bạn có nguồn lực nhưng chưa biết làm ở điểm nào cho hợp lý, hoặc nếu các bạn đã có nguồn lực, đã có điểm đến mà chưa biết cách làm thế nào cho tốt nhất, hiệu quả nhất thì Đoàn, Hội sẽ giúp đỡ các bạn. Văn phòng kết nối tình nguyện tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và các câu lạc bộ, tổ, đội, nhóm công tác xã hội, tình nguyện tại các tỉnh, thành phố đều là các địa chỉ tin cậy để các bạn tìm đến chia sẻ. Những chia sẻ của các bạn cũng sẽ giúp cho Đoàn, Hội các trường có thêm ý tưởng về tình nguyện. Hội Sinh viên các trường cũng phải chủ động để tiếp cận những bạn sinh viên có nhu cầu tình nguyện.
Trân trọng cảm ơn anh!
Hoạt động Đoàn-Hội là môi trường tốt để sinh viên hoàn thiện mình “Chuyện ảo tưởng về vị trí so với năng lực của mình, với điều kiện, thực tế xã hội… khi vào thị trường lao động của một bộ phận sinh viên mới ra trường là có. Nguyên nhân chính, theo tôi là do các bạn chưa có đủ kinh nghiệm thực tiễn, chưa hiểu nhà tuyển dụng và chưa nhìn nhận, đánh giá đúng năng lực của bản thân. Tất nhiên ai cũng phải có ước mơ, hoài bão, phải đặt cho mình những mục tiêu lớn trong cuộc đời. Nhưng để có thể đạt được những mục tiêu, ước mơ hoài bão đó cần phải có những bước đi phù hợp, khoa học. Có một điều chắc chắn là không ai vừa mới ra trường mà đã có được ngay một vị trí cực kỳ tốt trong công ty/cơ quan. Tất cả đều đòi hỏi sự nỗ lực, cố gắng, phấn đấu của từng người. Quá trình lao động ở nhiều vị trí công việc khác nhau sẽ giúp chúng ta tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Theo cá nhân tôi thì đừng nên quá nóng vội, tốc độ thăng tiến của mỗi người sẽ được trả lời bằng chính việc thể hiện năng lực và hiệu quả công việc của mình. Kinh nghiệm bạn có được từ thực tiễn sẽ giúp ích cho quá trình lãnh đạo, điều hành ở cấp cao hơn. Hoạt động Đoàn – Hội chính là môi trường tốt để giúp sinh viên rèn luyện, trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng xã hội, phần nào giúp sinh viên nhận diện rõ những điểm mạnh, yếu của bản thân để tự tin, chủ động lựa chọn công việc, vị trí, môi trường lao động phù hợp. |