Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khơi dậy lòng nhân văn trong lễ khai giảng
15:09 15/09/2015 1445
Hoạt động Hội, Đội “Khoa học xã hội và nhân văn không chỉ liên quan đến lịch sử, tương lai, không chỉ là triết lý mà liên quan đến tất cả những gì bình dị xung quanh chúng ta hàng ngày...” - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ.
Ngày 15/9, tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) đã diễn ra lễ khai giảng năm học 2015-2016. Đến dự buổi lễ có ông Vũ Đức Đam - Ủy viên Ban chấp hành TW Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ.
Tại buổi lễ, ông Nguyễn Văn Khánh - Hiệu trưởng Trường Đại học KHXH&NV phát biểu khái quát về những thành tựu trường đạt được trong những năm qua.
Bước lên khán đài khi tới gần cuối buổi lễ khai giảng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã gửi tới các thầy, cô giáo và các tân sinh viên của nhà trường những lời chia sẻ đầy ý nghĩa.
Phó Thủ tướng nói: “Hôm nay tôi xin phép chia sẻ một số suy nghĩ, chắc hẳn các bạn đều biết, mấy chục năm nay, đất nước ta phát triển khá nhanh, toàn diện, các tổ chức quốc tế đều đánh giá cao. Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng đất nước ta còn khó khăn, nhiều nơi thực sự khó khăn. Bởi vậy, phải đổi mới mạnh mẽ hơn, đồng bộ hơn để đưa đất nước phát triển nhanh hơn, toàn diện hơn.
Tại buổi lễ, ông Nguyễn Văn Khánh - Hiệu trưởng Trường Đại học KHXH&NV phát biểu khái quát về những thành tựu trường đạt được trong những năm qua.
Bước lên khán đài khi tới gần cuối buổi lễ khai giảng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã gửi tới các thầy, cô giáo và các tân sinh viên của nhà trường những lời chia sẻ đầy ý nghĩa.
Phó Thủ tướng nói: “Hôm nay tôi xin phép chia sẻ một số suy nghĩ, chắc hẳn các bạn đều biết, mấy chục năm nay, đất nước ta phát triển khá nhanh, toàn diện, các tổ chức quốc tế đều đánh giá cao. Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng đất nước ta còn khó khăn, nhiều nơi thực sự khó khăn. Bởi vậy, phải đổi mới mạnh mẽ hơn, đồng bộ hơn để đưa đất nước phát triển nhanh hơn, toàn diện hơn.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam gửi tới các tân sinh viên của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nhiều chia sẻ ý nghĩa trong lễ khai giảng. |
Đất nước phát triển không chỉ nhìn vào thu nhập bình quân tính trên đầu người mà trên nữa là những chỉ tiêu không thể đo đếm được liên quan đến con người, văn hoá. Ngay trong việc giải phóng mọi nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội thì khoa học nhân văn có một vị trí đặc biệt quan trọng. Khoa học nhân văn giúp gìn giữ, làm giàu thêm giá trị văn hóa cha ông nghìn đời để lại.
Tôi được đào tạo chuyên môn về kỹ thuật, cũng không am hiểu chuyên sâu về khoa học nhân văn nhưng tôi nghĩ rằng, khoa học xã hội và nhân văn không chỉ liên quan đến lịch sử, tương lai, không chỉ là triết lý mà liên quan đến tất cả những gì bình dị xung quanh chúng ta hàng ngày.
Chúng ta bước ra ngoài đường, từ ánh mắt, nụ cười đều có thể thấy những điều nhân văn, điều tốt đẹp và điều chưa tốt đẹp. Và cả những nguy cơ nếu ta không ngăn chặn sẽ trở thành suy đồi văn hoá.
Nguy cơ ấy cũng giống như nguy cơ tụt hậu của nền kinh tế và hiện hữu, là thật, rất thật.
Tôi được giao chủ trì báo cáo Việt Nam 2035. Sau khi làm việc với hàng chục chuyên gia, lần cuối cùng, có một chuyên gia hỏi tôi mong muốn gì về Việt Nam vào năm 2035. Theo phản xạ, tôi nói rằng nhất định Việt Nam phải giàu hơn, mạnh hơn nhưng đất nước phải độc lập, hòa bình, người Việt Nam phải được sống trong xã hội an lành, đầy tình người và văn hoá.
Khi tôi nói xong, có một chuyên gia cảm động nói rằng, mặc dù đất nước anh ta đang sống giàu có hơn Việt Nam nhiều nhưng nếu được, anh ấy và gia đình muốn sống ở Việt Nam vì đáng sống hơn.”
Sau khi kể câu chuyện, Phó Thủ tướng gửi tới mọi người thông điệp: “Mỗi chúng ta, mỗi người đều có giá trị tốt đẹp, điều khó nhất là tôi và các bạn phải cố vượt lên chính mình để điều tốt đẹp trong bản thân mỗi người và trong xã hội được nhân lên để tiêu cực trong xã hội bị kiềm chế, ngăn chặn.
Tôi rất mong các bạn cùng tôi cố gắng, cùng chúc nhau hàng ngày, hàng giờ, hàng phút, hàng giây làm được điều đó”.