Khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ VII, nhiệm kỳ 2014- 2019

22:21 27/12/2014     3312

Hoạt động Hội, Đội   Web.ĐTN: Chiều 27.7, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ VII, nhiệm kỳ 2014- 2019 chính thức khai mạc tại Cung văn hóa Hữu nghị Việt Xô- Hà Nội.
Tham dự có các đồng chí: Nguyễn Đắc Vinh- UVDK BCH Trung  ương Đảng, Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam; Nguyễn Mạnh Dũng- Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn; Nguyễn Phước Lộc, Vụ trưởng Vụ Đoàn thể nhân dân, Ban Dân vận Trung ương Đảng; Nguyễn Văn Hùng- Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương; đoàn đại biểu nhân dân cách mạng Lào; Lê Quốc Phong- Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội SVVN; Nguyễn Long Hải- Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương; Nguyễn Phi Long - Bí thư T.Ư Đoàn - Phó chủ tịch thường trực Hội LHTN Việt Nam.

Đại hội còn có sự tham dự của 800 đại biểu chính thức là cán bộ, hội viên xuất sắc và thanh niên tiêu biểu trong các lĩnh vực ở mọi miền Tổ quốc của 54 dân tộc anh em; đại biểu đại diện cho các chức sắc tôn giáo trẻ, thanh niên lực lượng vũ trang, doanh nhân trẻ, trí thức trẻ, công nhân, nông dân, thanh niên Việt Nam đang học tập, công tác và sinh sống ở nước ngoài.
r
Đoàn Chủ tịch Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ VII.

Tại phiên khại mạc, Đại hội tiến hành hiệp thương chọn cử Đoàn Chủ tịch Đại hội gồm 22 anh chị và Đoàn Thư ký Đại hội gồm 03 anh, chị.

Phát biểu khai mạc Đại hội, anh Nguyễn Đắc Vinh-  UVDK BCH Trung  ương Đảng, Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam cho biết: Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ VII diễn ra trong thời điểm có ý nghĩa quan trọng. Đại hội là sự kiện lớn của tuổi trẻ, ngày hội đoàn kết các tầng lớp thanh niên Việt Nam, đánh dấu bước phát triển mới của tổ chức Hội và phong trào thanh niên.
d
Đồng chí Nguyễn Đắc Vinh, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội LHTN Việt Nam khóa VI phát biểu khai mạc Đại hội.
Với tinh thần “Trung thực, Trách nhiệm, Nghị lực, Cống hiến”,  trong 2,5 ngày, từ ngày 27 đến ngày 29/12/2014, Đại hội có nhiệm vụ kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ VI (nhiệm kỳ 2010 - 2014); xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội và phong trào thanh niên nhiệm kỳ 2014 - 2019, xây dựng Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam vững mạnh, tập hợp rộng rãi các tầng lớp thanh niên yêu nước, cùng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; đồng thời hiệp thương cử Ủy ban Trung ương Hội khoá VII thực sự là một tập thể đoàn kết, nhất trí, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trí tuệ, đạo đức, uy tín, tiêu biểu cho ý chí, nguyện vọng và trí tuệ của thanh niên, lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, chương trình công tác Hội và phong trào thanh niên nhiệm kỳ tới.

Theo chương trình, Đại hội đã thông qua báo cáo của Ủy ban Trung ương Hội LHTN Việt Nam khóa VI tại Đại hội VII, báo cáo kiểm điểm của Ủy ban Trung ương Hội LHTN Việt Nam khóa VI và báo cáo về việc không sửa đổi Điều lệ Hội khóa VI. Theo đó, Trong nhiệm kỳ qua, các cấp bộ Hội đã thực hiện có hiệu quả mục tiêu, phương hướng công tác Hội và phong trào thanh niên do Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam khóa VI, nhiệm kỳ 2009 - 2014 đề ra.
t
Các đại biểu thông qua Chương trình Đại hội.

Phương thức tổ chức hoạt động có nhiều đổi mới, nội dung từng bước sát thực với nhu cầu của thanh niên, từng thành phần thanh niên và tình hình thực tiễn tại cơ sở. Các chủ trương lớn của Hội đã được triển khai thống nhất từ Trung ương đến cơ sở. Ba cuộc vận động “Thanh niên sống đẹp, sống có ích”, “Thanh niên tình nguyện vì an sinh xã hội và bảo vệ môi trường”, “Thanh niên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng” và hai chương trình “Khi Tổ quốc cần”, “Xây dựng, phát triển tổ chức Hội, mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên” có tác động tích cực đến nhận thức, ý thức phấn đấu của đông đảo thanh niên, được dư luận xã hội đồng tình. Các chương trình, cuộc vận động của Hội và phong trào thanh niên Việt Nam tiếp tục phát triển, tạo môi trường thuận lợi để hội viên, thanh niên tiếp tục rèn luyện, phấn đấu đồng thời đem lại lợi ích cụ thể cho cộng đồng và xã hội. Công tác thông tin, báo cáo có chuyển biến tích cực, công tác thi đua khen thưởng kịp thời. Vai trò của các tổ chức thành viên tập thể của Hội tiếp tục được khẳng định, đặc biệt là sự lớn mạnh của Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam.

Đại biểu tranh thủ tham quan triển lãm về thanh niên
Đại biểu tranh thủ tham quan triển lãm về thanh niên
Tình hình đại biểu dự Đại hội:

800 đại biểu tham dự, trong đó gồm: Đại biểu là Uỷ viên Uỷ ban Trung ương Hội LHTN Việt Nam khoá VI là 152 đại biểu, chiếm tỷ lệ 19%; Đại biểu do Hội LHTN Việt Nam các tỉnh, thành hiệp thương chọn cử là 509 đại biểu, chiếm tỷ lệ 63,6%; Đại biểu do các tổ chức thành viên hiệp thương là 46 đại biểu chiếm tỷ lệ 5,8%; Đại biểu đại diện thanh niên ở các ngành, lĩnh vực trọng điểm và đơn vị trực thuộc là 33 đại biểu, chiếm tỷ lệ 4,1 %;  Đại biểu các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các cá nhân tiêu biểu là 31đại biểu, chiếm tỷ lệ 3,9 %;  Đại biểu chỉ định là 29 đại biểu, chiếm tỷ lệ 3,6 %.

Về độ tuổi:  Bình quân độ tuổi là 31,3 tuổi, trong đó, đại biểu trẻ tuổi nhất Đại hội là chị Đặng Thị Linh, đại biểu tỉnh Tuyên Quang: 16 tuổi.

Về giới tính: Có 249 đại biểu nữ, chiếm tỷ lệ 31,1 % , có 551 đại biểu nam, chiếm tỷ lệ 68,9 %.

Về trình độ học vấn, học hàm, học vị: Có 07 đại biểu là Phó giáo sư, chiếm tỷ lệ 0,7 %; 26 đại biểu là Tiến sĩ, chiếm tỷ lệ 3,3 %; 157 đại biểu là Thạc sĩ, chiếm tỷ lệ 19,6 %; 516 đại biểu có trình độ đại học, chiếm tỷ lệ 64,5 %;  63 đại biểu có trình độ cao đẳng, trung cấp, chiếm tỷ lệ 7,9%.

Về trình độ lý luận chính trị: Có 247 đại biểu có trình độ Cử nhân và Cao cấp, chiếm tỷ lệ 30,9%; 186 đại biểu có trình độ Trung cấp, chiếm tỷ lệ 23,3%; 166 đại biểu có trình độ Sơ cấp, chiếm tỷ lệ  20,7 %.

Về dân tộc và tôn giáo: Dự Đại hội có đầy đủ 54 dân tộc anh em, trong đó có 166 đại biểu là người dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 20,8 %; có 54 đại biểu thuộc các tôn giáo, chiếm tỷ lệ 6,7 %.